Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2015 2025 (Trang 36 - 38)

1.2. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.2.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Theo Trần Xuân Cầu (2012), đào tạo là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kiến thức và những kỹ năng cần thiết để người học thực hiện các công việc, nghề nghiệp chuyên mơn trong tương lai. Đào tạo có thể thơng qua giảng dạy và học tập hoặc thơng qua việc tự học tập, tìm hiểu từ sách báo và các phương tiện hỗ trợ khác. Đào tạo gắn liền với giáo dục và nằm trong giáo dục. Theo Luật Giáo dục hiện hành, hệ thống giáo dục của Việt Nam bao gồm: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo

dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Theo nghĩa hẹp, đào tạo là quá trình tiếp nối sau giáo dục (giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thơng, sau đó là đào tạo nghề và đào tạo trình độ đại học, sau đại học).

Đào tạo nguồn nhân lực giúp hình thành và phát triển vốn con người, là tập hợp các kiến thức, kỹ năng mà con người tích lũy trong q trình đào tạo hoặc thơng qua quá trình làm việc. Đây là nguồn lực quan trọng, hơn cả nguồn lực vốn và tài nguyên quyết định cho công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia. Người lao động càng có trình độ chun mơn kỹ thuật cao, càng có khả năng cao trong việc sản xuất ra của cải vật chất. Từ đó, đem lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, tổ chức và là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – xã hội cho quốc gia. Cơ cấu đào tạo nhân lực trình độ đại học, trung cấp và đào tạo nghề ở các nước phát triển là 1:4:14 hoặc 1:5:10.

Giữa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Cùng với sự phát triển của kinh tế, kỹ thuật công nghệ hiện đại, yêu cầu nguồn nhân lực cần có chất lượng ngày càng cao. Đào tạo nguồn nhân lực là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nguồn nhân lực, nhất là trong bối cảnh cách mạng khoa học – kỹ thuật bùng nổ như hiện nay. Đến lượt mình, nguồn nhân lực ngày càng phát triển lại đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với đào tạo. Quá trình này diễn ra liên tục sẽ thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển không ngừng.

Tóm lại, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện thuận để sử dụng những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, là những tiền đề cần thiết để hình thành và phát triển kinh tế tri thức. Đặc biệt, trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam, địi hỏi phải có nguồn nhân lực có năng lực sử dụng các phương tiện cơng nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Muốn như vậy phải coi trọng việc đầu tư cho giáo dục, đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu nhằm “tạo ra một cơ cấu nhân lực đồng bộ bao gồm các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, nghiệp

vụ kinh tế, cán bộ trong các ngành kinh doanh, công nhân kỹ thuật.” (Hội đồng Trung ương, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2015 2025 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)