2.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
2.3.1. Kết quả đạt được
2.3.1.1 Mức độ đạt được ở các tiêu chí đánh giá so với yêu cầu của kinh tế tri thức
Để đánh giá mức độ phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức tại TPHCM, tác giả thực hiện so sánh một cách tương đối mức độ đạt được ở các tiêu chí đánh giá so với một số nền kinh tế phát triển thuộc nhóm (i) Nhóm các nền kinh tế phát triển nhất và (ii) Nhóm các nền kinh tế Châu Á có hiệu quả cao theo phân loại của APEC (2000) trong Bảng 2.2 và đánh giá kết quả đạt được so với yêu
7,9% 12,1% 11,2% 13,0% 16,4% 16,7% 1,0% 1,0% 0,9% 1,2% 1,0% 1,0% 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 18% 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tỷ lệ % chi sự nghiệp giáo dục đào tạo trong tổng chi ngân sách Tỷ lệ % chi sự nghiệp giáo dục đào tạo trên GDP
cầu của kinh tế tri thức ở Bảng 2.3. Tuy nhiên, do hạn chế về dữ liệu thu thập, vẫn cịn những khía cạnh chưa thể kiểm tra chính xác.
Bảng 2.2: So sánh các tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kinh tế tri thức của TPHCM với các nước phát triển
Tỷ lệ % Canada Úc Mỹ Nhật Bản Hàn Quốc Singapore Hồng Kông TPHCM ( 2014) Trình độ học vấn (2008) Dưới trung học phổ thông 13,5 27,3 9,2 0,1 22,1 24,2 29,4 42,4 Trung học phổ thông 28,7 35,3 28,9 58,5 41,2 23,5 39,2 35,8 Đại học, cao đẳng trở lên 57,8 37,4 61,9 41,4 36,7 52,3 31,4 21,8 Trung học phổ thông trở lên 86,5 72,7 90,8 99,9 77,9 75,8 70,6 57,6 Cung nhân lực (2010) Các ngành nghề thuộc khối khoa học _ 33,4 31,2 33,1 45,5 _ 39,3 18,4 Các ngành nghề khác _ 66,6 68,8 66,9 54,5 _ 60,7 81,6 Người dùng Internet (2011) 81,6 89,8 78,3 80,0 82,7 77,2 68,7 52,0 (2011) Công nhân tri thức (2008) 42,4 42,9 36,3 37,8 22,4 51,0 36,0 22,0
Chi tiêu công cho giáo dục (2008) Tỷ lệ % trong tổng chi ngân sách 12,3 12,9 13,8 9,4 15,8 15,3 23,0 16,7 Tỷ lệ % trên GDP 4,8 4,4 5,5 3,4 4,8 2,6 3,3 1,0
Nguồn: W. M. Cheong (2012) và tính tốn của tác giả.
Ở tiêu chí đánh giá về trình độ học vấn, chun mơn kỹ thuật, tỷ lệ nhân lực tại TPHCM có trình độ từ đại học, cao đẳng trở lên vào năm 2014 là 21,8%, trình độ
trung học phổ thơng theo điều tra của Tổng liên đồn Lao động Việt Nam là khoảng 35,8%. Như vậy, tỷ lệ nhân lực có trình độ từ trung học phổ thông trở lên tại TPHCM hiện đạt khoảng 57,6%. Tỷ lệ này ở Nhật Bản là 99,9%, ở Mỹ là 90,8%, ở Canada là 86,5% và ở Úc là 72,7% vào năm 2008. Tỷ lệ này ở nhóm (ii) trung bình là trên 70%. Như vậy, TPHCM đạt tỷ lệ thấp nhất trong các nền kinh tế, bằng khoảng 80% nhóm (ii) và khoảng 70% nhóm (i). Với trình độ học vấn, chun mơn kỹ thuật của nguồn nhân lực đang ngày càng được cải thiện, kết hợp với việc nâng cao dân trí ở TPHCM sẽ là điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận tri thức.Tuy nhiên, lượng lao động nhập cư với học vấn thấp, khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật sẽ là một trở ngại lớn đối với tăng trưởng kinh tế cũng như việc hướng đến nền kinh tế tri thức tại TPHCM. Ở tiêu chí đánh giá về cung nhân lực ngành khoa học, tỷ lệ này ở TPHCM chỉ đạt 18,4%, thấp nhất so với các nền kinh tế, bằng khoảng 56% nhóm (i), bằng khoảng 43% nhóm (ii). Nếu xét trên giai đoạn phát triển kinh tế tri thức, nhóm (ii) đang trong giai đoạn phát triển nhanh, tuy vậy, tỷ lệ ở tiêu chí này của TPHCM còn khoảng cách rất lớn so với nhóm này. Tỷ lệ cung nhân lực ở các ngành khoa học của TPHCM được cải thiện dần thể hiện sức hút từ cầu nhân lực ngành khoa học, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu và mức độ cải thiện còn thấp. Trong dài hạn, nếu đảm bảo cân bằng cung và cầu nhân lực theo đúng định hướng chiến lược phát triển, việc gia tăng nhân lực trong các ngành khoa học sẽ là tiền đề cho khả năng tạo ra tri thức cho nền kinh tế của TPHCM. Về vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đào tạo ra chưa đáp ứng yêu cầu xã hội, nếu khơng có cách giải quyết triệt để, trước mắt sẽ gây lãng phí, giảm năng suất lao động, về lâu dài làm giảm khả năng tạo ra tri thức mới của nguồn nhân lực TPHCM.
Ở tiêu chí đánh giá về sử dụng Internet, tỷ lệ người sử dụng Internet tại TPHCM có sự tăng trưởng nhanh chóng, điều này đạt được là do việc tăng trưởng trên mặt bằng chung của Việt Nam luôn ở mức cao (hơn hầu hết các nước trong khu vực). Tỷ lệ này bằng khoảng 63% của nhóm (i) và khoảng 68% của nhóm (ii). Đối tượng sử dụng Internet đa phần trẻ tuổi với hoạt động chủ yếu là thu thập thông tin.
Điều này là một thuận lợi đối với TPHCM trong việc phổ biến thông tin, tri thức đến người dân nói chung và nguồn nhân lực nói riêng.
Ở tiêu chí đánh giá về công nhân tri thức, tỷ lệ công nhân tri thức chiếm 22% lực lượng lao động tại TPHCM. Tỷ lệ này trong một nền kinh tế tri thức phát triển đầy đủ phải đạt trên 50%. Đối với các nền kinh tế gần đạt đến kinh tế tri thức, tỷ lệ này đã đạt trên 40%, riêng Singapore là 51% (do đặc thù nền kinh tế Singapore hướng đến trở thành trung tâm dịch vụ tài chính và kinh doanh trong khu vực). Trong chiến lược phát triển của TPHCM, nhu cầu về công nhân tri thức cũng như nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ ngày càng gia tăng. Điều này một mặt thu hút dòng chảy nguồn nhân lực vào các ngành kinh tế tri thức và thông tin, mặt khác tạo áp lực trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đủ tiêu chuẩn, chất lượng, đáp ứng yêu cầu công việc và cạnh tranh nguồn nhân lực từ các khu vực khác. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam tích cực hội nhập quốc tế trong thời gian sắp tới (tham gia Cộng đồng kinh tế Asean, ký kết Hiệp định Đối tác Xun Thái Bình Dương,…), địi hỏi phải gia tăng đội ngũ công nhân tri thức với chất lượng, tiêu chuẩn ở mặt bằng chung thế giới.
Ở tiêu chí đánh giá về chi tiêu cơng cho giáo dục, tỷ lệ này của TPHCM chỉ đạt 1% trên GDP, rất thấp so với các nền kinh tế so sánh, tuy nhiên tỷ lệ trong tổng chi ngân sách thành phố khá ấn tượng, đạt 16,7%, cao hơn Hàn Quốc (15,8%) và Singapore (15,3%) và thấp hơn Hồng Kơng (23%). Điều này có thể lý giải bởi việc TPHCM là trung tâm kinh tế – xã hội, văn hóa – giáo dục của cả nước. So với mặt bằng chung tại Việt Nam, TPHCM luôn dẫn đầu trong đầu tư cho giáo dục với các hình thức như đầu tư mở rộng cơ sở vật chất, nâng cao kỹ thuật và thiết bị dạy học, thực hiện phổ cập giáo dục các cấp, nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng và nhân rộng các mơ hình nhà trường tiên tiến hội nhập quốc tế. Tuy có sự quan tâm đáng kể cho giáo dục, chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa tương xứng với mức độ đầu tư, “chất lượng giáo dục đào tạo và nguồn nhân lực chưa tương xứng với yêu cầu phát triển và hội nhập” (Đảng bộ TPHCM, 2015).
Bảng 2.3: Kết quả đạt được về phát triển nguồn nhân lực TPHCM so với yêu cầu của kinh tế tri thức
Tiêu chí Chỉ số đánh giá Yêu cầu đối
với kinh tế tri thức
TPHCM
(2014)
Tiếp nhận tri thức Tỷ lệ % lực lượng lao động tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên
>90 57,6
Tạo ra tri thức Tỷ lệ % cung nhân lực các ngành nghề thuộc khối khoa học
>30 18,4
Phổ biến tri thức Tỷ lệ % người dùng Internet >80 52 (2011) Sử dụng tri thức Tỷ lệ % công nhân tri thức >50 22 Đầu tư tri thức Tỷ lệ % chi ngân sách cho giáo dục
đào tạo
>10 16,7
Nguồn: APEC (2000) và tính tốn của tác giả.
2.3.1.2 Tác động đến kinh tế
Tính tốn đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế là một cách gián tiếp để xác định mức độ tiến bộ công nghệ. TFP phản ánh tác động và hiệu quả của các yếu tố sản xuất tham gia vào q trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ. TFP bao gồm tất cả các yếu tố tác động đến việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất hiện có để sản xuất ra thêm một đơn vị hàng hóa. Các yếu tố của TFP có thể bao gồm việc giới thiệu, nâng cấp, đổi mới công nghệ, kỹ thuật quản lý tốt hơn, kết quả đạt được từ chuyên môn, cũng như sự cải tiến trong giáo dục đào tạo, kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động, những yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ đến các khía cạnh chính trong việc phát triển nền kinh tế tri thức.
Đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP tại TPHCM ngày càng tăng, được nêu trong Bảng 2.4 dưới đây:
Bảng 2.4: Đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP tại TPHCM
2011 2012 2013 2014
Tốc độ tăng trưởng GDP 10,3% 9,2% 9,3% 9,6%
Tỷ lệ đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP 29,1% 30,1% 33,4% 36,4% Nguồn: Đảng bộ TPHCM (2015).
Đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế TPHCM trong giai đoạn 2011 – 2014 trung bình đạt 32,5%. Như vậy, nhìn chung trong thời gian vừa qua, tác động của TFP ngày càng tích cực đối với phát triển kinh tế thành phố. Kinh tế tăng trưởng khá cao, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, phát huy có hiệu quả các nguồn lực xã hội. Những dấu hiệu này cho thấy chủ trương phát triển kinh tế tri thức của TPHCM bước đầu đã được thực hiện một cách có hiệu quả. Đây sẽ là nền tảng bước đầu cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức tại TPHCM trong thời gian sắp tới.