Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2015 2025 (Trang 71 - 76)

2.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.3.2.1 Hạn chế

Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kinh tế tri thức còn chậm, tốc độ dòng chảy tri thức vào nền kinh tế ở các giai đoạn đều chậm được cải thiện.

Chất lượng của nguồn nhân lực TPHCM cịn thấp, nhân lực khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật chiếm đến 67,6% lực lượng lao động. Cơ cấu nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng, trình độ trung cấp và đã qua đào tạo nghề là 21:1:2, trong khi tỷ lệ hợp lý ở các nước phát triển là 1:4:14 hoặc 1:5:10. Mặc dù đặc trưng của TPHCM là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa, có nhu cầu lớn đối với nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng, nhưng cơ cấu nhân lực theo trình độ như vậy là rất khơng hợp lý. Tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” ln diễn ra, nhân lực trình độ đại học, cao đẳng

thừa dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường có tỷ lệ thất nghiệp cao hoặc làm việc trái chuyên môn đào tạo, thậm chí là lao động phổ thơng. Bên cạnh đó, năng suất lao động của TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung cịn thấp, thuộc nhóm thấp nhất ở Châu Á – Thái Bình Dương.

Cung nhân lực chưa đáp ứng đủ cầu, nhất là ở các ngành khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin. Lực lượng lao động có chun mơn kỹ thuật đào tạo tại các trường chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thành phố, nhất là các ngành kinh tế mũi nhọn. Cụ thể, nhiều ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như hàn, kỹ thuật cơ điện tử, kỹ thuật điện – điện tử, mỹ thuật công nghiệp, kiến trúc – xây dựng, cơng nghệ thực phẩm... thì cơng tác đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng. Đa số sinh viên viên sau khi tốt nghiệp chưa giỏi kiến thức, kỹ năng để thích ứng với sự phát triển, khơng có kinh nghiệm thực hành, thiếu kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng làm việc nhóm. Chất lượng đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Vì vậy, doanh nghiệp tuyển dụng thường phải đào tạo lại nhân lực mới có thể sử dụng được.

TPHCM có lượng người dùng Internet cao, trẻ và quan tâm đến tìm kiếm thông tin, lẽ ra phải là lợi thế trong việc phổ biến, truyền bá tri thức. Tuy nhiên, người dân nói chung cũng như nguồn nhân lực nói riêng của thành phố còn thiếu những kỹ năng cần thiết để khai thác và sử dụng Internet một cách hiệu quả (tìm kiếm thơng tin, phân biệt thơng tin thật, giả, nhận biết dữ liệu độc hại, bảo mật thông tin cá nhân,…). Do đó, việc khai thác, sử dụng Internet chưa thật sự hiệu quả, chưa chuyển giao được tri thức, thơng tin một cách chính xác. Việc thiếu kỹ năng tự bảo vệ thông tin khi sử dụng Internet cũng gây ra thiệt hại về kinh tế cho người sử dụng.

Tỷ lệ công nhân tri thức ở mức thấp và ít được cải thiện mặc dù khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế TPHCM. Nguồn nhân lực chất lượng cao thiếu trầm trọng, đặc biệt trong các ngành cơng nghệ thơng tin, tài chính – ngân hàng, du lịch.

Cơ sở vật chất – kỹ thuật của giáo dục – đào tạo vừa thiếu, vừa yếu (không đủ trường lớp cho học sinh học tập, trang thiết bị dạy học lạc hậu...), mặc dù đầu tư cho giáo dục – đào tạo là rất lớn.

Đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế tuy có sự cải thiện nhưng còn ở mức thấp, hàm lượng khoa học – cơng nghệ trong giá trị sản phẩm cịn thấp. Khoa học – công nghệ chưa thật sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Việc ứng dụng nghiên cứu khoa học vào sản xuất, kinh doanh cịn hạn chế. Trình độ cơng nghệ ở nhiều ngành, lĩnh vực cịn lạc hậu. Điều này biểu hiện cho việc tiếp nhận, tạo ra, phổ biến, sử dụng và đầu tư tri thức tại TPHCM vẫn còn nhiều bất cập, gây cản trở cho việc phát triển nền kinh tế thành phố trở thành một nền kinh tế tri thức hoàn chỉnh.

2.3.2.2 Nguyên nhân

Chương trình đào tạo chưa hợp lý, chưa gắn kết với thị trường lao động, đào tạo không gắn với nhu cầu xã hội, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực còn thấp, khả năng dự báo nhu cầu về nhân lực ở các ngành nghề còn hạn chế là những nguyên nhân dẫn đến giảm chất lượng nguồn nhân lực, giảm năng suất lao động và tình trạng mất cân bằng cung – cầu nhân lực.

TPHCM là trung tâm chính trị – kinh tế – xã hội, vì vậy thu hút số lượng lớn người lao động nhập cư, năm 2014 chiếm 78% lực lượng lao động (Tổng cục Thống kê, 2015), rất nhiều trong đó khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật. Cơng tác định hướng nghề nghiệp chưa được thực hiện có hiệu quả, tâm lý chung của học sinh và người dân không thích học trung cấp hoặc dạy nghề vì vậy đa phần đều tiếp tục học trung học phổ thông để thi đại học chứ không lựa chọn học nghề và trung cấp chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” rất phổ biến hiện nay, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp cao thường rơi vào nhóm nhân lực trình độ đại học trở lên.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cịn chậm, tỷ trọng các ngành cơng nghiệp và dịch vụ có giá trị cao cịn thấp, cơng nghiệp chủ yếu là gia cơng, lắp ráp, kéo theo

tỷ lệ nhân lực trong các lĩnh vực tri thức và thông tin thấp so với các lĩnh vực khác. Ngồi ra, chính sách tiền lương, chính sách thu hút và sử dụng nhân tài, chuyên gia cũng chưa có được sự quan tâm đúng mức.

Người lao động không được trang bị những kiến thức cần thiết về máy tính cũng như Internet từ những cấp học thấp; việc đưa vào chương trình giảng dạy, học tập các kiến thức về máy tính, Internet mới chỉ thực hiện trong thời gian gần đây; ngoài ra, học sinh, sinh viên, thậm chí cả người lao động đa phần chỉ quan tâm đến khía cạnh giải trí chứ chưa thực sự quan tâm đến việc khai thác, sử dụng máy tính và Internet phục vụ cho học tập và công việc cũng như cập nhật thường xuyên những kiến thức mới.

Việc đầu tư cho giáo dục đào tạo chưa thực sự hiệu quả; tệ quan liêu, tham nhũng vẫn còn tồn tại ở một số nơi; việc kêu gọi xã hội hóa giáo dục chỉ mới dừng ở mức đóng góp về vật chất chứ chưa thực sự tạo mơi trường khuyến khích cho các tổ chức công cũng như tư nhân và cá nhân tham gia vào cơng tác giáo dục đào tạo; ngồi ra, việc đặt nặng lợi ích của nhà đầu tư ở các trường tư thục cũng góp phần hạn chế khả năng đầu tư hiệu quả cho giáo dục đào tạo, trong khi đầu tư cho giáo dục đào tạo chỉ đem lại lợi ích cơng về lâu dài cho xã hội.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

TPHCM là trung tâm chính trị – kinh tế – xã hội lớn của cả nước, là nơi tập trung nguồn nhân lực có chất lượng, trình độ của khu vực và có những thành tựu đáng kể về phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng ICT, cơ sở hạ tầng giáo dục và đào tạo, cùng với cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng gia tăng các ngành kinh tế tri thức. TPHCM có điều kiện thuận lợi so với các địa phương khác trong cả nước để hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức. Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kinh tế tri thức, TPHCM vẫn còn tồn tại những hạn chế mà nếu khơng có biện pháp giải quyết triệt để sẽ trở thành rào cản cho việc phát triển kinh tế tri thức, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Ở tất cả các tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực đáp ứng

yêu cầu kinh tế tri thức, TPHCM đều được cải thiện dần qua các năm, đáng kể nhất là cơ sở hạ tầng ICT phục vụ cho việc phổ biến tri thức và đầu tư ngân sách địa phương cho sự nghiệp giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, những cải thiện này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hạn chế lớn nhất của phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kinh tế tri thức tại TPHCM là trình độ, chất lượng nguồn nhân lực vẫn cịn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển kinh tế nói chung và kinh tế tri thức nói riêng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA KINH TẾ TRI THỨC TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM

GIAI ĐOẠN 2015-2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2015 2025 (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)