7. Cấu trúc của luận án
3.1. Các mối quan hệ tạo mạch lạc cho văn bản
3.1.3 Quan hệ thời gian
Thời gian là một khái niệm gắn với nhận thức con ngƣời về sự tồn tại, vận động và thay đổi của sự vật và sự việc trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Vì vậy, thế giới khách quan luôn đƣợc con ngƣời phản ánh theo một trật tự thời gian nào đó thơng qua hình thức văn bản.
Trong văn bản, thời gian đƣợc nhận diện nhƣ là yếu tố then chốt để nhận biết quá trình diễn biến của sự việc trong thế giới khách quan. Trật tự thời gian không chỉ giúp ta hiểu đƣợc nội dung văn bản mà còn hiểu đƣợc
trình tự các sự kiện xuất hiện trong văn bản cũng nhƣ sự rõ ràng, mạch lạc của văn bản. Chính vì vậy, sắp xếp nội dung văn bản theo trình tự thời gian là một cách soạn thảo văn bản khá đơn đơn giản đƣợc nhiều ngƣời lựa chọn, trong đó văn bản hợp đồng kinh tế khơng phải là ngoại lệ.
Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng quan hệ thời gian ở đây là quan hệ thời gian vật lý khách quan, gồm quan hệ đồng thời, quan hệ trƣớc sau và quan hệ lồng ghép. Mạch lạc theo thời gian đƣợc chia thành mạch lạc theo thời gian đơn tuyến (các sự kiện đƣợc sắp xếp theo quan hệ đồng thời hoặc thứ tự trƣớc sau) và mạch lạc theo thời gian đa tuyến (các sự kiện đƣợc sắp xếp ngƣợc hoặc lồng vào nhau).
Mạch lạc theo thời gian đơn tuyến đƣợc thể hiện qua việc các câu diễn đạt các sự kiện xảy ra trong văn bản đƣợc sắp xếp theo quan hệ đồng thời về mặt thời gian hoặc quan hệ thời gian trƣớc-sau. Ví dụ:
Mã Lương liền vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, cơng chúa, hồng tử và các quan đại thần đều kéo nhau xuống thuyền. Mã Lương đưa thêm vài nét bút đậm, gió thổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn, thuyền từ từ ra khơi.
(Cây bút thần, Truyện cổ tích Trung Quốc) Nếu biến đổi trật tự của các câu có quan hệ thời gian trƣớc-sau thƣờng sẽ tạo ra những chuỗi câu vơ nghĩa vì những câu này có quan hệ thời gian rất lơ gic: phải có sự kiện ở câu trƣớc mới xuất hiện sự kiện tiếp theo ở câu sau. Có thể nói trật tự của những câu này là khó thay đổi, nếu khơng có những biện pháp ngơn ngữ đặc biệt (chẳng hạn nhƣ trong các tiểu thuyết viễn tƣởng hoặc tiểu thuyết phi lý). Trật tự theo thời gian đơn tuyến của những câu trong ví dụ trên đã tạo ra sự tƣờng minh, mạch lạc cho văn bản.
Bên cạnh mạch lạc theo thời gian đơn tuyến cịn có mạch lạc theo thời gian đa tuyến. Nếu nhƣ các sự kiện theo thời gian đơn tuyến đƣợc sắp xếp theo trật tự thời gian trƣớc-sau thì các sự kiện theo thời gian đa tuyến lại đƣợc sắp xếp khơng theo một trật tự cụ thể nào. Thƣờng thì một sự kiện thời gian đƣợc lựa chọn đƣa lên đầu tiên rồi từ đó đề cập đến các sự kiện khác theo mục đích diễn ngơn nào đó. Thí dụ:
Am-xtơ-rơng lại đoạt giải vơ địch Vịng đua nước Pháp. Đây là lần thứ
năm anh đoạt chiếc áo vàng tại giải đua xe đạp này. Như đã biết, tháng 10- 1996, anh mắc bệnh ung thư. Ba tháng sau, ung thư lên đến não. Bệnh tình
nguy kịch nhưng anh khơng nản chí. Sau khi mổ, anh lại lao vào luyện tập.
Lần đầu tiên anh trở thành vơ địch vịng đua nước Pháp là tháng 7-1999.
(Tin thể thao, Tiếng Việt 3 tập 2, tr.26) Các sự kiện trong đoạn văn bản trên đƣợc sắp xếp theo trật tự từ hiện tại: “Đây là lần thứ năm” -> quá khứ: “tháng 10-1996” ->trung đoạn quá khứ: “Ba tháng sau, ung thư lên đến não. Bệnh tình nguy kịch nhưng anh
khơng nản chí. Sau khi mổ, anh lại lao vào luyện tập”. Mặc dù các câu trong
đoạn văn bản này không sắp xếp theo một trật tự thời gian trƣớc-sau hay sau- trƣớc nhƣng vẫn rõ ràng, mạch lạc.