7. Cấu trúc của luận án
3.1. Các mối quan hệ tạo mạch lạc cho văn bản
3.1.4 Quan hệ lập luận
Theo Diệp Quang Ban, quan hệ lập luận là “quan hệ giữa luận cứ với kết luận. Một kết luận đúng phải dựa trên những luận cứ đúng và đƣợc rút ra bằng những quan hệ lập luận đúng. Ngoài quan hệ lập luận, trong một lập luận có nhiều luận cứ, giữa các luận cứ cũng có các kiểu quan hệ cần xem xét” [4, tr.322]. Quan hệ lập luận giữa các câu trong văn bản đƣợc thể hiện qua cách sắp xếp các luận cứ theo hình thức giải thích hoặc chứng minh cho một nhận định nào đó mà văn bản hƣớng tới. Trong trƣờng hợp này, kết luận
chỉ có thể đứng trƣớc hoặc đứng sau các luận cứ, và quan hệ giữa các luận cứ có thể là quan hệ đẳng lập hoặc quan hệ bổ sung. Ví dụ:
“Thuốc lá là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người. Khói thuốc có
thể gây ra nhiều bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch... Khói thuốc khơng chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh. Do đó, trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người”.
(Trần Thị Thìn, 2013) Ở ví dụ vừa nêu, câu kết luận đƣợc đặt ở trƣớc các luận cứ (câu đầu tiên). Tiếp đó là các câu đƣợc lập luận đƣợc trình bày theo hình thức nêu các chứng minh cho câu kết luận đầu tiên.
Có hai kiểu lập luận thƣờng gặp là lập luận giản đơn và lập luận phức tạp. Lập luận giản đơn là lập luận chỉ có một hoặc một số luận cứ đồng dạng với nhau và một kết luận. Lập luận phức tạp là lập luận trong đó có hai luận cứ khơng ngang bằng nhau về tính khái quát và một mệnh đề làm kết luận. Giữa các luận cứ trong lập đơn và lập luận phức tạp với kết luận của chúng có những mối quan hệ xác định.