7. Cấu trúc của luận án
4.2. Tạo mạch lạc qua các mối quan hệ
4.2.1. Tạo mạch lạc qua mối quan hệ giữa các từ ngữ trong câu
Nhƣ chúng tơi trình bày ở mục 3.1.1, văn bản chỉ mạch lạc khi các từ ngữ sử dụng trong các câu tƣơng hợp với nhau cả về ý nghĩa và ngữ pháp. Vì vậy, bên cạnh việc lựa chọn từ ngữ diễn đạt sao cho chuẩn xác về mặt nghĩa, ngƣời soạn thảo hay dịch thuật còn phải chú ý đến quan hệ ngữ pháp giữa các từ ngữ trong câu/ mệnh đề để văn bản đƣợc mạch lạc.
Qua khảo sát các hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tơi thấy danh hóa đƣợc sử dụng thƣờng xuyên ở các văn bản này với mục đích tạo danh tính cho các điều khoản trong hợp đồng rất rõ rệt. Thiết nghĩ, danh hóa (nominalization) là một hiện tƣợng ngữ pháp tạo mạch lạc cho văn bản
cần phải lƣu ý trong quá trình giảng dạy, soạn thảo và biên dịch hợp đồng. Chomsky (1968:2) cho rằng "Danh hóa là một q trình mà một cụm động từ đƣợc chuyển thành một danh ngữ". Một quan điểm tƣơng tự về danh hóa đƣợc Quirk (1985:187) mơ tả nhƣ một q trình chuyển động từ hoặc tính từ thành một danh từ. Halliday (1985: 68) hiểu rộng hơn, xem danh hóa nói chung nhƣ bất kỳ từ hoặc nhóm từ có thể hoạt động nhƣ một danh từ hoặc một nhóm danh từ. Tựu chung, danh hóa đƣợc coi là q trình biến các động
Ở Việt Nam, danh hóa cũng đƣợc các nhà nghiên cứu nhƣ Nguyễn Tài Cẩn, Đỗ Hữu Châu, Đinh Văn Đức, Nguyễn Thiện Giáp quan tâm khai thác. Khi nghiên cứu về từ loại danh từ tiếng Việt, Đinh Văn Đức (1986) cho rằng danh từ không chỉ sự việc mà là sản phẩm của một cách thức phản ánh của ngƣời bản ngữ và là q trình “sự vật hóa” một hành động trong q trình tri giác của ngƣời bản ngữ. Nhƣ vậy, ý nghĩa của danh từ/ngữ là sản phẩm của quá trình danh hóa là ý nghĩa ngữ pháp chứ khơng phải là ý nghĩa từ vựng. Theo Đinh Văn Đức (1986), danh hóa trong tiếng Việt có thể đƣợc thực hiện bằng hai cách:
Cách thứ nhât là kết hợp động từ hoặc tính từ với phụ tố cấu tạo từ nhƣ “sự” hoặc thực từ trống nghĩa nhƣ “cái”, “việc”, “niềm”, thí dụ:
Hy sinh -> Sự hy sinh Đẹp -> Cái đẹp
Cách thứ hai là vẫn giữ nguyên vỏ ngữ âm của từ nhƣng “danh hóa” các động từ và tính từ thành danh từ. Ví dụ:
(1) Chúng ta đã hy sinh nhiều vì độc lập tự do. (2) Hy sinh này là nét đẹp truyền thống.
Ở ví dụ (1) “hy sinh” là động từ, sang ví dụ (2), “hy sinh” đã đƣợc danh hóa thành danh từ.
Khảo sát các hợp đồng kinh tế tiếng Việt, chúng tơi thấy danh hóa đƣợc sử dụng phổ biến tạo danh tính cho các nghị định, các quyết định hay các điều luật trong hợp đồng, thí dụ:
Thời hạn hợp tác: Thoả thuận này được xem như một cam kết cho việc tiến hành hợp tác giữa hai bên trong thời gian triển khai kế hoạch số 70/KH- UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 17/05/2010. Trong thời hạn đó có
thể thoả thuận sẽ được chấm dứt nếu xẩy ra một trong các điều kiện dẫn đến việc chấm dứt thoả thuận được qui định trong Điều 4 dưới đây.
(Hợp đồng Cung cấp dịch vụ Số: 0605 HAIVAN/CTYB) Trong các ví dụ trên, các động từ “cam kết”, “tiến hành”, “chấm dứt” đã đƣợc danh hóa bằng hai cách:
Cách 1: Danh hóa bằng cách kết hợp động từ với thực từ trống nghĩa “việc” vào trƣớc: việc tiến hành hợp tác giữa hai bên, việc chấm dứt thoả thuận được qui định trong Điều 4.
Cách 2: Danh hóa bằng cách vẫn giữ nguyên vỏ ngữ âm của động từ “cam kết” nhƣng “danh hóa” thành danh từ: Thoả thuận này được xem như một cam kết.
Việc danh hóa những động từ nhƣ trên đã làm cho các điều khoản trong hợp đồng này rõ ràng, mạch lạc và chính xác. Q trình danh hóa này đƣợc Halliday và Martin (1993) gọi là “ẩn dụ ngữ pháp” (grammatical metaphor). Ở những ví dụ trên, các danh từ khơng chỉ một hành động cụ thể nào mà nó bao trùm tất cả các sự việc liên quan đến hành động “cam kết”, “tiến hành”, “chấm dứt”. Nhƣ vậy, việc danh hóa các động từ khơng chỉ mang lại hiệu quả mạch lạc mà còn tạo ra tính chính xác và bao trùm cho thể loại văn bản hợp đồng này.
Bên cạnh danh hóa động từ, văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Việt còn xuất hiện nhiều các danh từ và danh ngữ mở rộng với mục đích làm tăng tính mạch lạc và chính xác cho văn bản, ví dụ:
Điều 4: Thời gian và tiến độ thực hiện
4.1 Thời gian thực hiện hợp đồng là 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng.
4.2 Kế hoạch thực hiện của từng nội dung công việc sẽ được lập và thống nhất bởi hai bên trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
4.3 Việc điều chỉnh cụ thể kế hoạch thực hiện của nội dung công việc phải được thống nhất của cả hai bên.
(Hợp đồng Nguyên tắc về hợp tác đào tạo số: SQ-Sub/12-10) Các danh ngữ trong ví dụ trên đều gồm danh từ trung tâm “Việc điều chỉnh”, “kế hoạch thực hiện” và các định tố ở phần cuối danh từ trung tâm “của từng nội dung cơng việc” đã khiến cho đoạn diễn ngơn này có độ chính xác và mạch lạc cao, giúp ngƣời đọc tiếp thu văn bản một cách dễ dàng, cụ thể.
Tƣơng tự, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các hợp đồng kinh tế tiếng Anh. Chúng tôi thấy rằng văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh sử dụng nhiều danh ngữ hơn và phần lớn các danh ngữ này là kết quả của q trình danh hóa. Tuy nhiên, cách thức danh hóa trong tiếng Anh có nhiều nét khác biệt so với danh hóa tiếng Việt do tiếng Anh có nhiều quan hệ ngữ pháp đƣợc hình thức hóa ở cấp độ từ. Xét ví dụ:
Presentation of the following documents to the bank of Foreign Trade of Vietnam, payable within 3-5 banking days after receipt of the telex from the Vietcombank certifying that documents have been checked in conformity with the L/C terms. (Việc xuất trình các chứng từ sau đây cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thanh tốn trong vịng 3-5 ngày làm việc của Ngân hàng sau khi nhận được bức Telex đã được kiểm tra từ Vietcombank chứng tỏ rằng những chứng từ này đã được kiểm tra phù hợp với các điều khoản của L/C).
(Contract for the Purchase and Sale of Rice No. 007/VHF/2009) Danh hóa động từ bằng cách biến đổi hình thái nhƣ: present -> presentation; receive -> receipt ở ví dụ trên là cách danh hóa thƣờng gặp
có sự khác nhau cơ bản giữa tiếng Anh và tiếng Việt: Tiếng Anh sử dụng các phạm trù ngữ pháp đặc trƣng của ngôn ngữ Ấn Âu nhƣ số và cách của danh từ hay thời và thể của động từ, trong khi đó tiếng Việt khơng tồn tại các phạm trù ngữ pháp nhƣ vậy mà dùng các phụ từ để diễn đạt các phạm trù ngữ pháp tƣơng đƣơng.
Kết quả khảo sát của chúng tơi cho thấy danh hóa đƣợc sử dụng khá nhiều trong các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt với vai trị tạo tính mạch lạc, tính chính xác và tính bao trùm cho thể loại văn bản này. Tuy nhiên, mức độ danh hóa ở văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Việt vẫn thấp hơn mức độ danh hóa trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh. Các cách thức danh hóa trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh cũng đa dạng hơn: Trong khi phần lớn các danh từ xuất hiện trong hợp đồng kinh tế tiếng Anh là sản phẩm của quá trình biến đổi hình thái từ, dùng hậu tố: -ion (presentation), - ment (agreement), -ity (possibility), - ness (politeness), - al (arrival), -ing (running), v.v... thì các hình thức danh hóa này khơng xuất hiện trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Việt. Cách thức danh hóa phổ biến xuất hiện trong các hợp đồng kinh tế tiếng Việt là thêm phụ tố cấu tạo từ “sự” hoặc thực từ trống nghĩa nhƣ “việc” vào trƣớc các động từ.
Từ những phân tích, so sánh đối chiếu những tƣơng đồng và dị biệt về danh hóa - phƣơng tiện ngữ pháp tạo mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi thấy công việc soạn thảo và biên dịch các hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt cần lƣu ý những điểm sau:
Thứ nhất, ngoài việc nắm đƣợc bố cục hợp đồng, các điều khoản có trong hợp đồng hay các thuật ngữ dùng trong hợp đồng, ngƣời biên dịch và soạn thảo hợp đồng cần hiểu rõ về các vấn đề diễn ngôn trong hợp đồng, nhƣ: tính mạch lạc, tính liên kết thơng qua các hiện tƣợng từ vựng – ngữ pháp nhƣ danh ngữ và danh hóa xuất hiện trong hợp đồng.
Thứ hai, đối với việc dịch văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Việt sang văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh, chúng tôi thấy rất nhiều động từ trong văn bản hợp đồng tiếng Việt nhƣ: thanh toán, thực hiện, giao hàng, xử phạt,...
đƣợc chuyển thành danh từ: việc thanh toán, việc thực hiện, việc/ quá trình
giao hàng, (việc) xử phạt,... thì khi dịch sang tiếng Anh những từ đƣợc danh hóa này vẫn đƣợc danh hóa tƣơng ứng và ngƣợc lại, ví dụ:
(a) Văn bản tiếng Việt:
Ðối với việc gửi hàng chậm trễ/ việc thanh toán chậm trễ: trong trường hợp việc gửi hàng hoặc việc thanh toán chậm trễ xảy ra, tiền phạt do sự chậm trễ phải chịu lãi sẽ dựa trên lãi suất hàng năm 15%.
Bản dịch sang tiếng Anh:
To delay shipment/ delay payment: In case the delay shipment or delay payment happens, the penalty for delay interest will be based on annual rate 15%.
(b) Văn bản tiếng Anh:
In the event that the performance of this contract is prevented or delayed, in whole or in part by war, revolution, riot, strike or other causes beyond the control of the parties hereto, then the parties shall not be liable for any default in the performance of all or part of this contract.
Bản dịch tiếng Việt:
Trong trường hợp việc thực hiện hợp đồng bị đình lại, trì hỗn do ảnh hưởng hoặc một phần bị ảnh hưởng của chiến tranh, bạo loạn, đình cơng, hoặc bất cứ ngun nhân nào gây lên bên ngồi ý muốn của hai bên thì hai bên sẽ không bị ràng buộc trách nhiệm thực hiện hợp đồng hoặc bất cứ phần nào của hợp đồng này.
Tuy nhiên, đối với vấn đề danh hóa trong hợp đồng kinh tế, chúng tơi lƣu ý các dịch giả về các giới ngữ phức (complex prepositional phrases) –
một phƣơng tiện ngữ pháp đặc biệt trong tiếng Anh. Các giới ngữ này có cấu trúc Preposition-Noun-Preposition (Giới từ-Danh từ-Giới từ), ví dụ nhƣ: “for the purpose of”, “after completion of”, “in terms of”,... Chẳng hạn nhƣ trong trích đoạn hợp đồng dƣới đây:
For the purpose of obtaining Shipping documents such as:
- Commercial invoices - Certificate of quality, weight and packing - Certificate of origin
The responsible party shall inform by Cable/Fax/Telex advising shipment within 24 hours after completion of loading.
(Để có được những chứng từ giao hàng như: - Các hóa đơn thương mại
- Giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng và bao bì - Giấy chứng nhận xuất xứ.
Bên có trách nhiệm phải thơng báo các chi tiết về giao hàng bằng điện tín/telex/fax trong vịng 24 giờ sau khi hoàn thành việc bốc hàng).
(Export Contract Number: 6879/ EN) Các danh ngữ chứa giới ngữ phức và danh từ là sản phẩm của quá trình danh hóa nhƣ trên khi đƣợc dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt dƣờng nhƣ khơng gây khó khăn cho ngƣời dịch nhƣng ở chiều ngƣợc lại, thƣờng mang đến bế tắc khi dịch những cụm từ này từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Nếu các dịch giả không nắm vững hiện tƣợng từ vựng – ngữ pháp này trong tiếng Anh thì rất dễ dịch khơng chính xác, thậm chí dịch sai.
Để tạo thuận lợi cho quá trình dịch các hợp đồng kinh tế từ tiếng Việt sang tiếng Anh cũng nhƣ quá trình giảng dạy và soạn thảo các văn bản hợp
ngữ phức tiếng Anh trong cuốn “Preposition Placement in English: A Usage-
based Approach” (Vị trí giới từ trong tiếng Anh: Cách thức sử dụng) của Thomas Hofmann (2014) nhƣ trong hình 4.1:
prepositional phrase (giới ngữ) complex preposition (giới ngữ phức) noun phrase (danh ngữ) preposition (giới từ) noun (danh từ) preposition (giới từ) determiner (từ xác định) noun (danh từ)
on account of the injustice
prepositional phrase head
(giới ngữ chính)
prepositional complement
(bổ ngữ giới từ)
Hình 4.1. Complex Prepositional Phrase in English (Giới ngữ phức trong tiếng Anh)
Các dịch giả và ngƣời soạn thảo hợp đồng có thể dựa trên mơ hình cấu trúc giới ngữ phức tiếng Anh trên để dịch các danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh hoặc dùng những danh ngữ tiếng Anh cho chuẩn xác, tạo mạch lạc cho các văn bản hợp đồng kinh tế.