7. Cấu trúc của luận án
4.3. Một số yêu cầu khác về mạch lạc đối với việc soạn thảo và biên dịch
4.3.1. Sử dụng từ ngữ chính xác, đơn nghĩa, và cụ thể
đồng phải có vốn từ vựng về nghiệp vụ phong phú, sâu sắc mới có thể xây dựng đƣợc bản hợp đồng chặt chẽ về từ ngữ, không gây ra những nhầm lẫn đáng tiếc, gây phí tổn tiền bạc và công sức, đặc biệt là đối với những điều khoản thoả thuận về phẩm chất, quy cách hàng hoá phải hết sức thận trọng khi lựa chọn thuật ngữ. Xét trích đoạn về điều khoản trả phí luật sƣ sau:
Attorney‟s Fees: The non-prevailing party in any dispute under this agreement shall pay all costs and expenses, including expert witness fees and attorneys‟ fees, incurred by the prevailing party in resolving such dispute. (Phí luật sư: Bên thua kiện trong bất cứ tranh chấp nào phát sinh theo hợp đồng này sẽ phải trả tất cả các chi phí và phí tổn, bao gồm phí làm chứng chuyên gia và phí luật sư, mà bên thắng kiện phải chịu trong q trình giải quyết tranh chấp đó).
Có thể thấy, trong trích đoạn ngắn này có rất nhiều cụm thuật ngữ chuyên ngành (những cụm từ đƣợc gạch chân) mà khi soạn thảo hay biên dịch thể lọai hợp đồng này chúng ta phải nắm rõ các khái niệm chuyên ngành cũng nhƣ các kiến thức về chuyên ngành liên quan mới có thể sử dụng hay dịch thuật chuẩn xác nghĩa của các thuật ngữ chuyên ngành này đƣợc. Vì nếu khơng biết nghĩa biểu niệm của các thuật ngữ chuyên ngành này trong hợp đồng kinh tế thì ngƣời đọc (hoặc ngƣời dịch) có thể hiểu chúng theo nghĩa khác, chẳng hạn có thể hiểu từ “non-prevailing party” là “bên không thịnh
hành” hay từ “agreement” là “thỏa thuận”, v.v…
Từ ngữ trong hợp đồng phải đơn nghĩa, tức là từ ngữ của hợp đồng phải có sự chọn lọc chặt chẽ, thể hiện đúng mục đích của chủ thể đề nghị ký kết hợp đồng, tránh dùng những từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: nó vừa mâu thuẫn với u cầu chính xác, cụ thể vừa có thể tạo ra “lỗ hổng” pháp lý cho bên tham gia hợp đồng lợi dụng gây thiệt hại cho đối tác hoặc trốn
tránh trách nhiệm khi có hành vi vi phạm hợp đồng bởi vì họ có quyền thực hiện theo ý nghĩa của từ ngữ mà họ thấy có lợi nhất cho họ cho dù đối tác có bị thiệt hại nghiêm trọng rồi sau đó họ sẽ có cơ sở để biện luận, để thối thác trách nhiệm. Một ví dụ điển hình nhƣ: “Bên B sẽ thanh tốn cho Bên A bằng ngoại tệ là đôla” ý đồ của bên A là muốn đƣợc thanh tốn bằng đơ la Mỹ (USD) nhƣ mọi giao dịch kinh doanh thông thƣờng nhƣng bên B lại thanh tốn bằng đồng đơ la Úc (AUD) hay đô la Singapore, … cũng là ngoại tệ nhƣng khả năng giao dịch rất yếu và giá trị không ổn định, kém hiệu lực rất nhiều so với đồng đô la Mỹ (USD).
Yêu cầu này đồng nghĩa với việc không đƣợc tuỳ tiện ghép chữ, ghép nghĩa, hay tuỳ tiện thay đổi các thuật ngữ thuộc chuyên ngành kinh tế và pháp lí trong hợp đồng. Việc ghép chữ, ghép tiếng dễ dẫn đến sự hiểu nhầm ý của các bên chủ thể, việc thay đổi ngơn từ pháp lý trong hợp đồng có thể dẫn đến tình trạng vận dụng bị sai lạc gây ra thất bại trong việc thực hiện hợp đồng. Chẳng hạn, pháp luật quy định khi xây dựng hợp đồng phải thoả thuận về “thời hạn có hiệu lực của hợp đồng” thì khơng đƣợc tuỳ tiện ghép chữ và thay đổi ngôn từ pháp lý thành điều khoản “thời hiệu của hợp đồng” bởi vì cách ghép từ này có thể làm sai lạc ý nghĩa của từ ngữ ban đầu.
4.3.2. Sử dụng hợp lí câu dài bất thƣờng
Câu dài là đặc điểm đặc trƣng dễ nhận thấy ở cả các hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt. Độ dài trung bình của các câu tiếng Anh và tiếng Việt là 20 từ, nhƣng trong các văn bản hợp đồng kinh tế thì có nhiều câu có độ dài gấp hai hoặc gấp ba độ dài câu bình thƣờng nên chúng tơi gọi là “câu dài bất thƣờng” (cịn có tên là “trƣờng cú”). Ví dụ:
Trước khi Ban Quản Trị được thành lập, Bên Bán có quyền ngừng hoặc yêu cầu nhà cung cấp ngừng cung cấp điện, nước và các dịch vụ khác
nếu Bên Mua hoặc bên mua lại Căn hộ hoặc bên nhận chuyển nhượng Hợp đồng này từ Bên mua hoặc người sử dụng Căn hộ vi phạm Điều 23 Quy chế quản lý nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 08/2008/QĐ-BXD ngày 28 tháng 5 năm 2008 và Điều 17 Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư đính kèm theo Hợp đồng này (Phụ lục số 03) sau khi Bên Bán đã thông báo bằng văn bản cho Bên Mua ít nhất ba (03) ngày làm việc. (126 từ)
(Hợp đồng số: 0148 /2015/TCTA/HĐMB/CC) Để tránh sa vào cuộc tranh luận chƣa có hồi kết trong tiếng Việt về sự phân biệt giữa tổ hợp tự do và từ ghép, chúng tôi sẽ hiểu từ theo quan điểm đơn giản của Nguyễn Thiện Giáp, theo đó mỗi tiếng là một từ (Nguyễn Thiện Giáp: “Từ vựng học tiếng Việt”, Hà Nội: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1985). Câu trong ví dụ trên có đến 126 từ tiếng Việt. Tất cả các thông tin đƣợc “nén” vào một câu duy nhất tạo ra sự phức tạp về ngữ pháp, nhƣng lại tạo tính chính xác và bao trùm cho văn bản. Vì vậy, khi dịch sang tiếng Anh, ngƣời dịch phải thận trọng để đảm bảo độ chính xác và mạch lạc cho văn bản dịch.
Các câu dài bất thƣờng trong các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt thƣờng sử dụng biện pháp liệt kê, do đó khi soạn thảo và dịch thuật cần phải lƣu ý cả đặc điểm diễn ngôn của các văn bản này. Ví dụ:
Each party agrees to maintain insurance in commercially reasonable amounts calculated to protect itself and the other party to this agreement from any and all claims of any kind or nature for damage to property or personal injury, including death, made by anyone, that may arise from activities performed or facilitated by this contract, whether these activities
are performed by that company, its employees, agents, or anyone directly or indirectly engaged or employed by that party or its agents. (79 từ)
Mỗi bên đồng ý duy trì bảo hiểm với một số tiền bảo hiểm thích hợp về mặt thương mại để bảo vệ bản thân và bên kia trong bản hợp đồng này từ bất cứ và tất cả các khiếu nại đối với bất cứ loại hình hay trạng thái nào cho các thiệt hại tài sản hay thương tích cá nhân, bao gồm tử vong, gây ra bởi bất cứ ai, mà có thể phát sinh từ các hành động được thực hiện hay liên quan tới hợp đồng này, cho dù những hành động này được thực hiện bởi chính doanh nghiệp đó, các nhân viên, đại lý hay bất cứ ai trực tiếp hay gián tiếp tham gia hay được tuyển dụng bởi bên đó hay các đại lý của bên đó.
(A320 Family Aircraft Purchase Agreement) Ví dụ trên có 79 từ tiếng Anh trong một câu. Có 4 từ “by” (bởi) xuất hiện trong câu này và sau mỗi từ “by” là sự liệt kê.
4.3.3. Sử dụng dấu câu hợp lí
Việc sử dụng từ ngữ chính xác và đơn nghĩa sẽ dẫn tới những hành
văn rõ ràng, mạch lạc. Tuy nhiên, việc sử dụng các dấu câu nhƣ dấu chấm (.), dấu phẩy (,) không hợp lý sẽ làm sai lạc nội dung thoả thuận của hai bên hoặc làm loãng đi vấn đề cốt yếu cần quan tâm của các điều khoản trong hợp đồng.
Chẳng hạn, việc dùng loại chữ “v.v.” hoặc dấu “…” là nhằm liệt kê các yếu tố tƣơng tự, tạo điều kiện cho ngƣời đọc hiểu một cách trừu tƣợng rằng “còn rất nhiều nội dung nhƣ vậy không cần thiết phải viết ra hoặc khơng có khả năng liệt kê tồn bộ” xuất hiện khá phổ biến ở nhiều loại văn bản, nhƣng các văn bản hợp đồng kinh tế lại không chấp nhận cách làm này vì cách trình bày văn bản nhƣ vậy là trái với nguyên tắc chính xác, cụ thể của văn bản hợp đồng và có thể sẽ bị lợi dụng làm sai đi nội dung thoả thuận của hợp đồng.
Ví dụ, trong điều khoản “Bảo hành” sau:
In the event of inappropriate or improper use, incorrect storage, erroneous assembly or start-up by the Buyer or third parties, natural wear and tear, erroneous or negligent handling, improper maintenance, use of inappropriate operating resources, or chemical, or electrical influences, the Buyer is not entitled to claim against Manufacturer under warranty.
(Trong trường hợp người Mua hoặc bên thứ ba sử dụng không đúng
cách hoặc không hợp lý, bảo quản không đúng, lắp ráp hoặc khởi động sai, lỗi hao mịn thơng thường, vận hành có sai sót hoặc bất cẩn, bảo trì khơng đúng cách, sử dụng nguyên vật liệu vận hành không hợp lý, hoặc do ảnh hưởng của hóa chất hoặc của dịng điện, người Mua khơng được quyền khiếu nại Nhà sản xuất theo điều kiện bảo hành)
(Sales/Buy-Back Agreement) Điều khoản trên là một câu điều kiện gồm hai vế “In the event of …, the Buyer ….” (“Trong trƣờng hợp …, ngƣời Mua …”). Vế thứ nhất (vế điều kiện) của câu liệt kê tám trƣờng hợp khác nhau và mỗi trƣờng hợp đƣợc phân biệt bằng dấu phẩy (,).
Thơng thƣờng, nếu có nhiều hơn ba sự liệt kê thì sau sự liệt kê thứ 3 chúng ta có thể dùng kí hiệu “v.v.” hoặc dùng dấu “…”, nhƣng trong các văn bản hợp đồng kinh tế thì phải liệt kê tất cả các vấn đề liên quan để tránh những rủi ro có thể phát sinh từ bất cứ cách viết khơng rõ ràng, chi tiết và cụ thể nào.
Hay trong phần đầu của các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt cũng xuất hiện cách dùng dấu câu, cách xuống dòng theo yêu cầu riêng về hình thức trình bày các văn bản hợp đồng này. Ví dụ:
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA
Số: 82-2008/HĐMBTP
- Căn cứ vào Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989 của Hội đồng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành của các cấp, các ngành.
- Căn cứ vào đơn nhu cầu và năng lực của hai bên.
Hôm nay, ngày 10 tháng 5 năm 2008, tại Hà Nội, chúng tơi gồm có:
Bên A. CƠNG TY TNHH THƢƠNG MẠI & TIN HỌC THANH PHƢƠNG
- Địa chỉ: P15, nhà C8, Hàm Tử Quan, Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại: 04 8922663 Fax: 04 8191680
- Tài khoản số: 11120823373 Tại ngân hàng Cổ phần kỹ thương Việt Nam
- Đại diện là Ông Nguyễn Thanh Hải Chức vụ: Giám đốc
Bên B. CỬA HÀNG NỘI THẤT MILAN
- Địa chỉ: 2467 Đại lộ Hùng Vương, Nơng Trang, Việt Trì, Phú Thọ - Điện thoại: 0210. 271962
- Đại diện là Ông Nguyễn Kim Thành Chức vụ: chủ cửa hàng CMND số 131137734, công an Phú Thọ cấp ngày 10/9/2002
Sau các từ liệt kê thông tin nhƣ Số (hợp đồng), Địa chỉ, Điện thoại, Tài
khoản, Chức vụ và cụm từ gồm có, như sau là dấu hai chấm (:). Đây là yêu
cầu chung về cách trình bày các văn bản hành chính cơng vụ.
4.4. Tiểu kết
Mạch lạc là yếu tố không thể thiếu trong văn bản để phân biệt văn bản với phi văn bản. Mạch lạc thể hiện ở nhiều chiều kích ngơn ngữ khác nhau trong các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt. Tuy nhiên, sự thể hiện của mạch lạc trong hai loại văn bản này không giống nhau. Khi soạn thảo hay biên dịch các hợp đồng kinh tế, ngồi những kiến thức chun mơn về hình thức và nội dung trình bày trong hợp đồng, ngƣời làm cơng việc này cần phải có cả kiến thức về ngôn ngữ học để có thể đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Xuất phát từ nhận thức này, trên cơ sở phân tích và so sánh đối chiếu các hình thể hiện mạch lạc trong các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi đã đƣa ra những lƣu ý cụ thể cho từng hiện tƣợng ngôn ngữ này khi áp dụng vào công tác soạn thảo và biên dịch hợp đồng kinh tế Anh – Việt.
Các phép liên kết vốn đƣợc xem là biện pháp tạo mạch lạc dễ sử dụng và phổ biến đối với hầu hết các thể loại văn bản. Do đó, việc dùng các phép liên kết nhƣ phép quy chiếu, phép nối, phép liên tƣởng, phép thế, phép tỉnh lƣợc, và phép lặp để tạo mạch lạc cho các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt là những lựa chọn sáng suốt. Tuy nhiên, nếu không nắm đƣợc những điểm tƣơng đồng và dị biệt cũng nhƣ các nguyên tắc sử dụng các phép liên kết nhƣ chúng tơi đã trình bày có thể sẽ tạo ra những sản phẩm hợp đồng kinh tế tiếng Anh hoặc tiếng Việt sai phạm về phong cách diễn ngơn ở cả hình thức và nội dung.
Đối với sự thể hiện của mạch lạc trong các mối quan hệ, chúng tôi thấy phần lớn văn bản hợp đồng trong tiếng Anh và tiếng Việt là giống nhau. Điểm khác nhau lớn nhất là trong hợp đồng kinh tế tiếng Việt có trƣờng hợp mạch lạc thể hiện trong quan hệ ngoại chiếu – nằm ở phần tiêu đề xác định giá trị pháp lý của hợp đồng – phần này khơng có trong hợp đồng kinh tế tiếng Anh. Để có một văn bản hợp đồng kinh tế chuẩn xác và mạch lạc, các câu trong văn bản phải đƣợc sắp xếp theo một nguyên tắc nhất định, tùy thuộc vào các quan hệ thời gian, quan hệ không gian hay quan hệ điều kiện giữa chúng.
Bên cạnh các phép liên kết và các quan hệ tạo mạch lạc cho văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt nêu trên, danh hóa cũng là phƣơng tiện ngữ pháp tạo mạch lạc phổ biến trong các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt. Vai trò của danh hóa trong các hợp đồng khơng chỉ thể hiện ở bình diện mạch lạc mà cả ở bình diện từ vựng – ngữ pháp. Xa hơn nữa, việc danh hóa các động từ và tính từ thành danh từ/ngữ ở những chỗ cần thiết trong một diễn ngôn không chỉ là yêu cầu về mặt từ vựng – ngữ pháp mà còn là yêu cầu về mặt ngữ nghĩa. Vì vậy, việc nắm vững những vấn đề về danh hóa trong hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt nhƣ chúng tơi đã trình bày là rất cần thiết đối với những ngƣời soạn thảo và biên dịch thể loại văn bản hợp đồng này ở cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
Ngoài ra, việc sử dụng từ ngữ chính xác, cụ thể, đơn nghĩa và dùng dấu câu hợp lý còn là những u cầu khơng thể thiếu để có đƣợc các văn bản hợp đồng kinh tế có giá trị. Việc tiếp thu và áp dụng những phân tích và gợi ý trong q trình soạn thảo và biên dịch mà chúng tơi trình bày ở chƣơng này sẽ giúp cho những ngƣời làm công tác soạn thảo và biên dịch các hợp đồng kinh tế Anh – Việt tránh đƣợc những rủi ro hay sai phạm trong quá trình tác nghiệp.
Tóm lại, các hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt là các văn bản hành chính cơng vụ có tính pháp lý cao, địi hỏi ngƣời soạn thảo và biên dịch loại văn bản này phải hiểu rõ tầm quan trọng của mạch lạc cũng nhƣ các hình thức thể hiện của nó trong hai loại văn bản này, từ đó, lựa chọn ngơn từ chuẩn xác và cách diễn ngôn rõ ràng, mạch lạc để công việc đạt kết quả cao. Hy vọng những nghiên cứu về mạch lạc trong hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt cùng với những đề xuất về ứng dụng trong soạn thảo và biên dịch hợp đồng kinh tế Anh – Việt của chúng tôi sẽ là nguồn tài liệu khoa học hữu ích cho những ngƣời quan tâm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Luận án “Mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế: So sánh đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt” của chúng tôi là một nghiên cứu khoa học
có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sau:
1. Về lí luận
1.1. Thơng qua việc tổng hợp và phân tích các quan niệm về mạch lạc trong văn bản theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới và ở