7. Cấu trúc của luận án
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.2. Cơ sở lí luận về hợp đồng kinh tế
Hợp đồng đƣợc hình thành thơng qua các hoạt động hợp tác kinh doanh, mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các bên theo những thỏa thuận cụ thể bằng văn bản. Theo định nghĩa của Carvan et al (1995): “Hợp đồng là một thỏa thuận về nghĩa vụ và quyền hạn pháp lý đƣợc thiết lập giữa hai hoặc nhiều bên (parties)”. Jerry M. Rosenberg (1992) cho rằng: “Hợp đồng là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều ngƣời (persons) đƣợc pháp luật cơng nhận, trong đó một hoặc nhiều ngƣời phải thực hiện các yêu cầu của ngƣời kia theo nhƣ thỏa thuận” [88, tr.82]. Tóm lại, hợp đồng là một sự thỏa thuận về việc sẽ thực hiện hay không thực hiện một điều gì đó. Một hợp đồng có tính logic có nghĩa là nó có sự ràng buộc về mặt pháp lý và có hiệu lực. Mỗi điểm thỏa thuận trong hợp đồng đều phải rõ ràng, có chủ thể đi kèm để tránh những tranh chấp và kiện tụng có thể xảy ra.
Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh có hai loại hợp đồng: hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự. Vì nghiên cứu này này tập trung vào khảo sát sự thể hiện của mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế nên chúng tơi sẽ giải thích khái niệm này một cách chi tiết hơn.
1.2.2.1 Khái niệm về hợp đồng kinh tế
Đã từ lâu, Viện Thống nhất Tƣ pháp Quốc tế, viết tắt theo Tiếng Pháp là UNIDROIT (insitut International pour l`Unification des Droits Privé), một tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập năm 1929, đặt trụ sở tại Roma, Italia, đã tập trung nghiên cứu tìm kiếm các quy định chung để điều chỉnh hợp đồng sao cho có thể thích hợp trong nhiều hệ thống pháp luật của những nƣớc khác nhau. Năm 1994, UNIDROIT đã cho ra đời cuốn “Nguyên tắc Hợp đồng Thƣơng mại Quốc tế”, viết tắt theo tiếng Anh là PICC (Principles of International Commercial Contracts). Cùng với Công Ƣớc Viên 1980 về
Buôn bán Hàng hoá Quốc tế (CISG), PICC là tài liệu tham khảo đƣợc nhắc đến nhiều nhất trong luật thƣơng mại quốc tế. Nguyên tắc Hợp đồng thƣơng mại Quốc tế PICC trình bày những qui tắc chung, chủ yếu áp dụng cho "các hợp đồng thƣơng mại quốc tế" với mục đích xác định tính quốc tế của hợp đồng. Theo PICC, tính quốc tế của hợp đồng phải đƣợc công nhận cả trên phạm vi luật pháp quốc tế và phạm vi luật pháp quốc gia, từ việc căn cứ vào nơi kinh doanh hoặc nơi thƣờng trú của các đối tác cho đến việc áp dụng tới những tiêu chuẩn tổng quát hơn nhƣ việc đánh giá hợp đồng "có quan hệ quan trọng tới nhiều quốc gia", "liên quan đến sự lựa chọn giữa luật của các nƣớc khác nhau", hoặc "có ảnh hƣởng đến các quyền lợi trong buôn bán quốc tế". Các tiêu chuẩn áp dụng ở cả hai cấp độ quốc gia và quốc tế có thể đƣợc thay đổi tuỳ theo sự khác biệt giữa các hợp đồng giao kết. PICC không hề đƣa ra một định nghĩa rõ ràng nào, nhƣng cho rằng hợp đồng thƣơng mại nên đƣợc hiểu theo một nghĩa rộng nhất có thể đƣợc, khơng chỉ bao gồm các giao dịch thƣơng mại nhằm cung cấp hàng hố hay dịch vụ, mà cịn bao gồm các loại hình kinh tế khác nữa, chẳng hạn nhƣ các hợp đồng về đầu tƣ hoặc uỷ thác, các hợp đồng về cung cấp các dịch vụ chun mơn... và có thể gọi chung là Hợp đồng Kinh tế Quốc tế (International Business Contracts).
Sự ra đời của hợp đồng kinh tế ở Việt Nam gắn liền với quá trình đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc. Theo Điều 1 – Pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Hội đồng Nhà nƣớc ngày 25/9/1989: “Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản hoặc tài liệu giao dịch giữa các bên kí kết về thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự qui định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình”.
Nhƣ vậy, hợp đồng kinh tế là những thỏa thuận bằng văn bản viết đƣợc kí kết giữa các bên tham gia hợp đồng nhằm thực hiện các công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên; và có giá trị pháp lí theo quy định của pháp luật.
1.2.2.2 Các đặc trƣng của hợp đồng kinh tế
Về hình thức, hợp đồng phải đƣợc ký kết bằng văn bản hoặc bằng tài
liệu giao dịch. Những văn bản, tài liệu giao dịch này có chữ ký xác nhận của các bên về nội dung thoả thuận, thể hiện dƣới dạng công văn điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng. Pháp luật chỉ công nhận và bảo vệ cho những hợp đồng kinh tế đƣợc ký kết dƣới hình thức văn bản viết, tài liệu giao dịch, nhằm để ghi nhận một cách đầy đủ rõ ràng các cam kết của các bên bằng “giấy trắng mực đen”. Đây là cơ sở pháp lý để các bên tiến hành thực hiện các cam kết trong hợp đồng. Cũng đồng thời để các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng, giải quyết các tranh chấp, xử lý các vi phạm nếu có. Cùng với văn bản chính là hợp đồng, các bên cịn có thể kí kết các văn bản phụ lục hợp đồng để cụ thể hố các điều khoản của hợp đồng hoặc có thể là kí kết biên bản bổ sung những điều khoản mới thoả thuận vào bản hợp đồng chính. Phụ lục hợp đồng và văn bản bổ sung có giá trị nhƣ hợp đồng kinh tế chính. (Theo Điều 11 pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Hội đồng Nhà nƣớc số 24 ngày 25/9/1989).
Một trong các vấn đề mà các chuyên gia về pháp luật kinh doanh quan tâm là hình thức hợp đồng có ảnh hƣởng đến hiệu lực của hợp đồng nhƣ thế nào. Về vấn đề này, pháp luật của các nƣớc có những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau. Ở nhiều nƣớc trên thế giới, pháp luật có những điều khoản cụ thể đối với một số hợp đồng, bắt buộc từng loại phải đƣợc thể hiện bằng hình
thức nhất định, nếu vi phạm quy định này, hợp đồng đã kí kết sẽ khơng có giá trị pháp lý. Ví dụ, pháp luật của Đức đã đƣa ra các đòi hỏi đầu tiên là phải tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện về hình thức để nhằm bảo vệ những ngƣời khơng có kinh nghiệm đối mặt với những tình huống bất ngờ, cũng nhƣ để hạn chế phƣơng pháp chứng cứ. Hay ở một số nƣớc theo hệ thống thông luật Anh – Mỹ (common law), ngƣời ta quan niệm hình thức văn bản là bắt buộc đối với các hợp đồng có giá trị. Đơn cử nhƣ ở Anh và Úc, hợp đồng bắt buộc phải đƣợc lập thành văn bản khi giá trị của nó lớn hơn 10 bảng Anh. Quy định này xuất phát từ thông lệ giao dịch quốc tế coi các văn bản hợp đồng có giá trị bắt buộc và có tính chất nhƣ luật đối với các bên và đó chính là căn cứ cơ bản để cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết tranh chấp. Cũng do cùng trong hệ thống thơng luật (common law) mà hình thức trình bày các văn bản hợp đồng kinh tế ở các nƣớc nói tiếng Anh là giống nhau và mang tính khn mẫu rõ rệt, cụ thể:
Các hợp đồng kinh tế tiếng Anh đều bắt đầu bằng dòng tiêu đề hợp đồng. Dƣới tiêu đề hợp đồng là số hiệu hợp đồng, địa điểm và ngày kí hợp đồng, rồi đến phần thơng tin về tên gọi và địa chỉ liên hệ của các bên tham gia hợp đồng. Tiếp đến là phần cam kết thỏa thuận kí hợp đồng, nội dung các điều khoản của hợp đồng. Cuối cùng là phần chữ kí của các bên tham gia kí kết hợp đồng. Ngồi các nội dung chính nêu trong hợp đồng, các hợp đồng kinh tế tiếng Anh có thể có thêm phần phụ lục. Hình thức trình bày này cịn mang tính quốc tế khi các đối tác kinh doanh từ các quốc gia khác nhau lựa chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ để soạn thảo và kí kết các hợp đồng kinh tế về trao đổi hàng hóa và dịch vụ cũng tn thủ theo khn mẫu trình bày các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh nhƣ trên.
Ở Việt Nam, hình thức giao kết (xác lập) hợp đồng bằng văn bản đƣợc thực hiện chủ yếu ở những giao dịch phức tạp, đối tƣợng của hợp đồng có giá
trị lớn hoặc do pháp luật quy định phải thực hiện bằng văn bản. Đối với hình thức hợp đồng này tùy từng hợp đồng cụ thể pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng hoặc thị thực mới hợp lệ (nhƣ mua bán nhà ở, chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất...). Tuy nhiên nếu các bên không công chứng hoặc chứng thực thì theo qui định tại Điều 401 Bộ luật dân sự 2005 hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý và không bị coi là vô hiệu trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác. Ngoài ra, những trƣờng hợp pháp luật không quy định bắt buộc phải cơng chứng thì các bên vẫn có thể thỏa thuận cơng chứng hoặc có sự chứng kiến của ngƣời làm chứng nhằm làm cho hợp đồng có giá trị pháp lý. Một quy định chung cho tất cả các hợp đồng tiếng Việt là phải bắt đầu bằng hai dòng ghi quốc hiệu “CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” đƣợc trình bày bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng và tiêu ngữ là “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” đƣợc trình bày bằng chữ in thƣờng, kiểu chữ đứng, đậm và ở liền phía dƣới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ đƣợc viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ. Hình thức trình bày này là cách phân biệt các hợp đồng tiếng Việt với các hợp đồng kinh doanh quốc tế khác ngay từ cách nhận biết đầu tiên.
Có thể nói, hình thức hợp đồng đƣợc hiểu là sự thể hiện nội dung của hợp đồng và những thủ tục mà pháp luật quy định bắt buộc các bên giao kết hợp đồng phải tuân thủ khi ký kết một số loại hợp đồng nhất định.
Về nội dung, hợp đồng kinh tế đƣợc ký kết nhằm thực hiện các thỏa
thuận giữa các bên trong hoạt động kinh doanh nên các điều khoản trong hợp đồng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
(1) Nội dung hợp đồng phải nhất quán và chính xác. Nội dung điều trƣớc phải làm tiền đề cho điều sau và ngƣợc lại, nội dung điều sau phải căn cứ vào nội dung điều trƣớc.
(2) Nội dung của hợp đồng phải đảm bảo độ tin cậy và tính pháp lý thông qua các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
Ở Việt Nam, có những loại hợp đồng nội dung chủ yếu do văn bản pháp luật quy định cụ thể (có hoặc khơng kèm theo mẫu hợp đồng), nhƣng cũng có những loại hợp đồng pháp luật không quy định cụ thể về nội dung của loại hợp đồng đó thì các bên thỏa thuận về nội dung chủ yếu của hợp đồng nhƣng cần phải có các nội dung sau đây:
+ Đối tƣợng của hợp đồng (tài sản gì? Cơng việc gì?); + Số lƣợng, chất lƣợng;
+ Giá cả, phƣơng thức thanh toán;
+ Thời hạn, địa điểm, phƣơng thức thực hiện hợp đồng; + Quyền và nghĩa vụ của các bên;
+ Phạt vi phạm hợp đồng.
Đối với các hợp đồng kinh tế tiếng Anh, do đặc thù của các hợp đồng thƣơng mại này là hàng hóa dịch vụ có số lƣợng và khối lƣợng lớn nên tính chất của hợp đồng phức tạp hơn, địi hỏi ngồi các nội dung cơ bản thì cịn có việc cụ thể hóa, chi tiết hóa các thỏa thuận thƣờng sẽ do hai bên thƣơng lƣợng và đƣa vào nội dung của hợp đồng nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, chính xác của hợp đồng. Do đó, hợp đồng kinh tế tiếng Anh có thể đƣợc có thêm các nội dung sau:
+ Chất lƣợng, chủng loại, yêu cầu kỹ thuật về hàng hóa hoặc dịch vụ; + Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng;
+ Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng; + Điều kiện nghiệm thu, giao nhận.
Tóm lại, hợp đồng kinh tế đóng vai trị là “hịn đá tảng” cho các hoạt động đầu tƣ và phần lớn các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp. Mỗi điều khoản trong hợp đồng sẽ là cơ sở tạo thành các yếu tố liên quan, từ đó thiết lập các quan hệ kinh doanh giữa các đối tác nhƣ nhân lực, khách hàng, nhà thầu, chi phí, quyền lợi và trách nhiệm…Xây dựng đƣợc các hợp đồng chuẩn về cả hình thức và nội dung là yêu cầu cốt yếu trong quá trình soạn thảo hợp đồng bởi bản thân hình thức trình bày hợp đồng cũng đã phần nào thể hiện tính mạch lạc về bố cục của hợp đồng.
Từ khái niệm về hợp đồng kinh tế quốc tế tiếng Anh và hợp đồng kinh tế tiếng Việt, chúng ta có thể thấy rằng hai văn bản sẽ có những điểm tƣơng đồng và dị biệt. Hình thức và nội dung của hai loại hợp đồng này có thể tham khảo ở phần Phụ lục. Những điểm tƣơng đồng để đáp ứng các tiêu chuẩn ở cấp độ quốc tế và điểm dị biệt thể hiện ở những đặc thù thuộc phạm vi quốc gia. Một số ngƣời cho rằng hợp đồng kinh tế tiếng Việt chẳng qua là sự sao chép từ nguồn hợp đồng kinh tế tiếng Anh. Cách suy diễn này hoàn tồn chủ quan và khơng có căn cứ, bởi xét về lịch sử ra đời của các hợp đồng này thì: hợp đồng kinh tế tiếng Việt chính thống theo quy định của Hội đồng Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có từ năm 1989, cịn hợp đồng kinh tế quốc tế tiếng Anh đƣợc áp dụng từ năm 1994 theo PICC (Principles of International Commercial Contracts) - Nguyên tắc Hợp đồng Thƣơng mại Quốc tế. Điểm giống nhau hoàn toàn ở hợp đồng kinh tế tiếng Anh và hợp đồng kinh tế tiếng Việt là các hợp đồng này đều là văn bản viết, và điểm khác nhau lớn nhất giữa chúng là ngôn ngữ đƣợc sử dụng để diễn đạt (tiếng Anh – tiếng Việt). Đây chính là điều thú vị khi chúng tôi tiến hành khảo sát sự thể hiện của mạch lạc trong hợp đồng kinh tế tiếng Anh – so sánh đối chiếu với tiếng Việt từ các nguồn tài liệu về hợp đồng kinh tế sƣu tập trong vòng hai mƣơi năm trở lại đây.