Mạch lạc biểu hiện qua các mối quan hệ trong văn bản hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế so sánh đối chiếu tiếng anh với tiếng việt (Trang 98 - 116)

7. Cấu trúc của luận án

3.2. Mạch lạc biểu hiện qua các mối quan hệ trong văn bản hợp đồng kinh

3.2.1 Mạch lạc biểu hiện qua các mối quan hệ trong văn bản hợp đồng

kinh tế tiếng Anh

Nội dung chính xác là điều kiện tiên quyết của văn bản hợp đồng bởi chỉ có sự chính xác mới đảm bảo đƣợc tính pháp lý. Nội dung chính xác phải đƣợc thể hiện tất cả các yếu tố cấu thành văn bản, từ mối quan hệ giữa các từ ngữ dùng trong văn bản đến mối quan hệ giữa các câu và các đoạn trong văn bản. Do đó, trong các văn bản hợp đồng kinh tế bằng tiếng Anh, những thuật ngữ chuyên ngành kinh doanh quốc tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cả về ngữ nghĩa và ngữ dụng xuất hiện nhiều ở những điều khoản về thanh toán (payment) và giao hàng (shipment) vì đây là những điều khoản đòi hỏi độ chính xác cao về nội dung. Ví dụ:

“A copy of fax message advising the applicant and issuing bank of

shipment particulars within 01 day after shipment, including vessel ETD, ETA, net and gross weight, B/L number and date, commodity, total amount,

name, nationality and age of vessel, shipping agent in HaiPhong, invoice value and L/C number” (Một bản sao giao dịch bằng fax thông báo cho bên

yêu cầu và ngân hàng phát hành những thông số giao hàng chi tiết trong

vòng 01 ngày sau khi giao hàng, bao gồm: ngày tàu khởi hành, ngày tàu dự

tổng giá trị tiền, tên, tuổi và quốc tịch tàu, đại lý tàu biển tại Hải Phòng, giá trị hố đơn và số thƣ tín dụng).

(Sales Contract. APRO-02MV-117) Trong ví dụ này, khi dùng từ “issuing bank” (ngân hàng phát hành) thì phải dùng từ “the applicant” (bên yêu cầu) tƣơng ứng chứ không thể dùng “the buyer” (bên mua) hay “the seller” (bên bán), hay khi dùng từ “shipment

particulars” (những thông số giao hàng chi tiết) thì sẽ phải đề cập đến các

thông tin bắt buộc kèm theo là: vessel ETD, ETA, net and gross weight, B/L

number and date, commodity, total amount, name, nationality and age of vessel, shipping agent in HaiPhong, invoice value and L/C number (ngày tàu khởi hành, ngày tàu dự kiến đến, trọng lượng thực và tịnh, số vận đơn và ngày kí vận đơn, hàng hố, tổng giá trị tiền, tên, tuổi và quốc tịch tàu, đại lý tàu biển tại Hải Phịng, giá trị hố đơn và số thư tín dụng). Có thể thấy rằng:

các từ ngữ đƣợc dùng trong từng điều khoản của hợp đồng kinh tế tiếng Anh (mỗi điều khoản thƣờng đƣợc diễn đạt bằng một câu) có mối quan hệ ngữ nghĩa và ngữ dụng rất chặt chẽ, nhằm tránh hiểu sai hay hiểu nhầm.

Không chỉ sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành chuẩn xác, các hợp đồng kinh tế tiếng Anh còn dùng nhiều từ viết tắt theo quy định của thông lệ quốc về giao dịch thƣơng mại (INCOTERMS). Chẳng hạn nhƣ L/C – viết tắt của cụm từ Letter of Credit card – Thƣ tín dụng, B/L – viết tắt của cụm từ Bill

of Lading – Vận đơn, hay CIF - viết tắt ba từ Cost – Insurance – Freight, có

nội dung nghĩa là „Giá bao gồm phí bảo hiểm và phí vận chuyển‟, ... Cách viết này không chỉ mang lại sự tiện lợi trong giao dịch mà còn tạo ra sự thống nhất mang tính quy ƣớc chung về các khái niệm sử dụng trong các giao dịch mang tính quốc tế nhƣ thể loại văn bản hợp đồng kinh doanh quốc tế bằng tiếng Anh.

Ngoài ra, từ ngữ dùng trong các hợp đồng kinh tế tiếng Anh đều đƣợc lựa chọn kĩ càng, các từ ngữ đƣợc sử dụng đều có ý nghĩa cụ thể, tƣờng minh, thí dụ:

Rice to be packed in single unused and clean jute bags of 50 kgs net each, about 50,6 kgs gross each, hand-sewn at mouth with jute twine thread suitable for rough handling and sea transportation. (Gạo phải được đóng trong bao bì đay đơn chưa được sử dụng và sạch với trọng lượng tịnh 50kg mỗi bao, khoảng 50,6 kg trọng lượng cả bì mỗi bao. Khâu tay ở miệng bao bằng chỉ đay xe đơi thích hợp cho việc bốc vác và vận tải đường biển).

(Contract for the Purchase and Sale of Rice No. 007/VHF/2009) Trong trích đoạn hợp đồng xuất khẩu gạo này chúng tôi thấy ngƣời soạn đã dùng những từ ngữ rất cụ thể, chính xác, nhƣ: dùng từ “rice” (gạo) chứ không dùng từ “goods” (hàng hóa), hay từ “unused and clean” (chƣa đƣợc sử dụng và sạch) chứ khơng dùng từ “new” (mới) vì theo quan điểm của ngƣời bản ngữ thì từ “new” trong trƣờng hợp này khơng phản ánh đúng u cầu địi hỏi đối với việc đóng gói sản phẩm. Đặc biệt, trong ví dụ này, từ “mouth” (miệng) đƣợc dùng với nghĩa biểu thị “phần trên cùng, ngồi cùng, thơng với bên ngồi của vật có chiều sâu” nhƣ „miệng túi‟, „miệng hang‟, „miệng bát‟,… Ở trong ví dụ này là „miệng bao bì‟. Đúng nhƣ yêu cầu sự rõ ràng, dễ hiểu về nội dung của hợp đồng nói chung thì chỉ bằng cách dùng từ ngữ mang nghĩa cụ thể mới tránh đƣợc những hiểu sai, hiểu lầm hay vi phạm hợp đồng.

Bên cạnh đó, việc duy trì chủ đề giữa các câu trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh rất quan trọng bởi nếu các câu không đƣợc sắp xếp theo một quan hệ lôgic để diễn đạt một chủ đề cụ thể nào đó thì nội dung diễn đạt của các câu sẽ trở nên vơ nghĩa.

Ví dụ:

Contract shall be effective after the approval of the competent authority which is VAC. The Client shall send a written notification to the Contractor in 10 days after approval. The Contractor shall commence the work under the contract immediately upon receipt of such notification by the Client.

(Hợp đồng có hiệu lực sau khi được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền là VAC. Khách hàng phải gửi thông báo bằng văn bản cho nhà thầu trong 10 ngày sau khi phê duyệt. Nhà thầu sẽ bắt đầu công việc theo hợp đồng ngay khi nhận được thông báo của khách hàng).

(Cotract No. 004-TFS/AVN-MYAP/11-2009) Các câu trong trích đoạn hợp đồng này đƣợc sắp xếp theo quan hệ giữa các sự kiện để tạo mạch lạc. Nếu thay đổi trật tự câu của điều khoản hợp đồng này nhƣ sau: “The Contractor shall commence the work under the contract immediately upon receipt of such notification by the Client. Contract shall be effective after the approval of the competent authority which is VAC. The Client shall send a written notification to the Contractor in 10 days after approval”, thì văn bản này khơng lơ gíc nữa và ngƣời tiếp nhận đoạn văn bản này sẽ không hiểu các câu này hƣớng đến nội dung (chủ đề) gì. Chính vì vậy mà Đỗ Hữu Châu (1996) đã thừa nhận rằng mạch lạc dựa trên trật tự câu từ là biện pháp liên kết lơ gíc đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong các văn bản.

Chúng tơi trích dẫn thêm một ví dụ minh họa về mạch lạc biểu hiện qua quan hệ chủ đề giữa các câu theo nguyên tắc cộng trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh sau đây:

In the event of late delivery: The Manufacturer has to pay as liquidated damages 2.5% of the sum of performance bond if the Manufacturer delays 15 working days or more from the planned time of shipment. If such delay

exceeds 30 days, liquidated damages amounting up to 5% of the sum of performance bond shall be due. In any event, the total maximum claim during the execution of this contract is capped at 5% of the sum of the performance bond.

(Trường hợp giao hàng chậm: Nhà sản xuất phải trả một khoản tiền bồi thường được quy định trước bằng 2.5% giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng nếu Nhà sản xuất giao hang chậm từ 15 ngày làm việc trở lên kể từ ngày giao hàng dự kiến. Nếu giao chậm quá 30 ngày, Nhà sản xuất sẽ phải trả khoản tiền bồi thường được quy định trước bằng 5% giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Trong mọi trường hợp, tổng số tiền bồi thường trong thời hạn của hợp đồng này không được vượt quá 5% giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng).

(Export Contract Number: 6879/ EN) Tất cả các câu trong trích đoạn hợp đồng này đều hƣớng tới chủ đề “trường hợp giao hàng chậm” đƣợc đƣa ra ngay ở phần tiêu đề của điều khoản hợp đồng này. Mạch lạc trong trƣờng hợp này còn đƣợc Diệp Quang Ban (2009:300) gọi là mạch lạc trong quan hệ các đề tài – chủ đề của các câu. Diệp Quang Ban diễn giải rằng: “Tên gọi đề tài – chủ đề ở đây để chỉ cả

đề tài (cái đƣợc nói đến) lẫn chủ đề (vấn đề chủ yếu). Đề tài có thể là danh từ (cụm danh từ) trong các chức năng cú pháp chủ ngữ, bổ ngữ (trong ví dụ trên là cụm danh từ), có thể là động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ) trong chức năng cú pháp vị ngữ,… miễn là chúng có thể đối chiếu với nhau giữa những câu khác nhau, những phân khúc khác nhau trong một văn bản. Trên cơ sở đối chiếu đó có thể cho biết là chúng đƣợc lặp lại (duy trì đề tài, mang cái „cho sẵn‟) hay là hiện tƣợng mới đƣợc đƣa vào (triển khai đề tài, mang cái „mới‟).

Mạch lạc trong các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh không chỉ biểu hiện qua mối quan hệ về chủ đề giữa các câu mà còn đƣợc thể hiện nhiều qua quan hệ về thời gian và quan hệ điều kiện. Trong đó, biểu hiện của mạch lạc qua quan hệ thời gian rất đa dạng và phổ biến trong các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh. Ví dụ mạch lạc biểu hiện rất rõ qua trật tự thời gian đƣợc thể hiện bằng các nhóm từ chỉ thời gian cụ thể trong trích đoạn hợp đồng kinh tế số 007/VHF/2009 dƣới đây:

Discharging terms: When Notice of Readiness tendered before noon, laytime shall be commenced from 13:00 on the same date. When Notice of Readiness tendered by afternoon, laytime shall be commenced from 8:00 on next date.

(Điều kiện dỡ hàng: Nếu thông báo sãn sàng dỡ hàng được gửi tới trước giờ trưa, thời gian dỡ hàng bắt đầu từ 13:00 giờ cùng ngày. Khi thông báo sẵn sàng dỡ hàng được gửi tới vào buổi chiều, thời gian dỡ hàng sẽ bắt đầu từ 8:00 giờ sáng của ngày hôm sau).

Các sự kiện trong trích đoạn hợp đồng kinh tế tiếng Anh trên đƣợc đƣa ra lần lƣợt theo trình tự thời gian trƣớc sau rất rõ ràng, mạch lạc: trƣớc giờ trƣa -> từ 13:00 giờ cùng ngày -> vào buổi chiều -> từ 8:00 giờ sáng của ngày hôm sau (before noon -> from 13:00 on the same date -> by afternoon -> from 8:00 on next date). Các mốc thời gian cụ thể này giúp ngƣời đọc dễ dàng nhận thấy sự gắn kết giữa các sự kiện với nhau cũng nhƣ trình tự của chuỗi sự kiện ấy theo một móc xích thời gian tuần tự và lơ gic.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: tất cả các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh đều sử dụng nhóm từ chỉ thời gian cụ thể khi diễn đạt thời gian có hiệu lực của hợp đồng gồm ngày – tháng – năm; và trong các diều khoản thỏa thuận giữa các bên thƣờng xuất hiện ngày, giờ cụ thể.

Văn bản mạch lạc không chỉ đơn thuần dựa vào các mốc thời gian đƣợc nêu ra rõ ràng trong văn bản mà còn nhờ sự sắp xếp các sự kiện, các hành động hay q trình một cách hợp lý. Ví dụ dƣới đây cho thấy việc sắp xếp hợp lý các sự kiện trong hợp đồng kinh tế tiếng Anh đã tạo hiệu quả mạch lạc cho loại văn bản này nhƣ thế nào:

Payment shall be made by party A to party B as per each phase and period as follows:

Phase 1: The party A will make payment of 50% of total contract value which is equivalent to 6250 USD (in words: six thousand two hundred and fifty USD) within 10 working days since the contract‟s signing date.

Phase 2: The party A will make payment of 30% of total contract value which is equivalent to 3750 USD (in words: three thousand seven hundred and fifty USD) within 10 working days since the date that party B install software and offer training for party A.

Phase 3: The party A will make payment of 20% of total contract value which is equivalent to 2500 USD (in words: two thousand five hundred USD) within 10 working days since the date of signing inspection and report for contractual liquidation and receiving financial invoices from party B.

(Bên A thanh toán cho bên B theo các đợt và thời hạn sau đây:

Đợt 1: Bên A sẽ thanh toán 50% giá trị hợp đồng tương đương với 6250 USD (bằng chữ: sáu ngàn hai trăm năm mươi đơ la Mỹ) trong vịng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng.

Đợt 2: Bên A sẽ thanh toán 30% tổng giá trị hợp đồng tương đương với 3750 USD (bằng chữ: ba ngàn bảy trăm năm mươi đơ la Mỹ) trong vịng 10 ngày làm việc kể từ ngày bên B cài đặt phần mềm và đào tạo cho bên B.

Đợt 3: Bên A sẽ thanh toán 20% tổng giá trị hợp đồng tương đương với 2550 USD (bằng chữ: hai nghìn năm trăm đơ la Mỹ) trong vịng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký nghiệm thu và thanh lý hợp đồng cùng với nhận được hóa đơn tài chính từ bên B.

(Purchase Contract No. 11-022011/HDPM)

Sự kết hợp cách sắp xếp các hành động theo trình tự hợp lý: đợt 1 -> đợt 2 -> đợt 3 (phase 1 -> phase 2 -> phase 3) với các từ ngữ chỉ thời gian „theo các đợt và thời hạn‟ (as per each phase and period): trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày (within 10 working days since the date) trong trích

đoạn hợp đồng trên cho thấy sự rõ ràng, mạch lạc của đoạn văn bản này biểu hiện ở chính những trình tự thời gian đƣợc sử dụng trong đoạn văn bản đó chứ khơng phải do yếu tố nào khác bên trong đoạn văn bản.

Trong trích đoạn ngắn hợp đồng sau chúng ta cũng thấy mạch lạc biểu hiện qua trình tự hợp lý của các sự kiện theo trật tự sắp xếp các mốc thời gian:

sau khi -> tiếp theo -> kế tiếp (after -> thereof -> then). Trƣờng hợp này

đƣợc gọi là mạch lạc theo thời gian đơn tuyến:

After signing the contract, the Buyer or the Buyer's nominee (SHYELIAN (HK) MANUFACTURING CO,. LTD or other nominee) shall telex asking the Seller to open P.B of 1% of total L/C amount at Vietcombank Hanoi within two days thereof. The Seller shall open P.B and inform the Buyer; then, four days after receiving Vietcombank's confirmation, the Buyer

shall open a confirmed L/C. (Sau khi ký kết hợp đồng này, người mua hoặc

người được người mua chỉ định (SHYE LIAN (HK) MANUFACTURING CO,. LTD hoặc người được chỉ định khác) sẽ telex đề nghị người bán mở P.B với 1% tổng giá trị L/C tại Vietcombank Hà Nội trong vòng 2 ngày tiếp theo. Người bán sẽ mở P.B và thông báo cho người mua, kế tiếp, 4 ngày sau khi

nhận được xác nhận của Vietcombank, người mua sẽ lập tức mở một L/C được xác nhận).

(Contract for the Purchase and Sale of Rice No. 007/VHF/2009) Cách tạo mạch lạc qua việc sắp xếp hợp lý các quá trình, sự kiện và hành động nhƣ thế khá phổ biến trong các hợp đồng kinh tế tiếng Anh.

Nhƣ chúng tơi đã trình bày, bên cạnh mạch lạc theo thời gian đơn tuyến cịn có mạch lạc theo thời gian đa tuyến, nhƣng kết quả khảo sát của chúng tơi cho thấy khơng có sự xuất hiện của cách sắp xếp trật tự câu theo thời gian đa tuyến trong các hợp đồng kinh tế tiếng Anh. Chúng tôi cho rằng, để đảm bảo yêu cầu diễn ngôn chặt chẽ và lô gic rất đặc trƣng của thể loại văn bản này nên cách sắp xếp trật tự câu theo thời gian đa tuyến để tạo mạch lạc đã không đƣợc sử dụng.

Tƣơng tự nhƣ những biểu hiện của mạch lạc qua quan hệ thời gian, trong các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh, biểu hiện của mạch lạc qua quan hệ điều kiện cũng xuất hiện rất nhiều và đa dạng. Ví dụ:

In case cargo is ready for shipment as schedule in this contract, but the Buyer fails to nominate the vessel to load, then all risk, damages and associated expenses for cargo are to be born by the Buyer based on the Seller's actual claim. In the event that no cargo is available to be loaded on nominated vessel at loading port, then dead freight is to be paid by the Seller bases on Buyer's actual claim. (Trong trường hợp hàng hóa đã sẵn sàng để xếp lên tàu như đã thống nhất trong hợp đồng này, nhưng người Mua không chỉ định tàu để bốc hàng, thì tất cả rủi ro, thiệt hại, những chi phí có liên quan đến hàng hóa đó đều do người Mua chịu trên cơ sở bồi thường thực tế của người Bán. Nếu như khơng có hàng để bốc lên tàu đã được chỉ định ở

cảng bốc hàng, thì cước khống sẽ do người Bán trả trên cơ sở bản đòi bồi thường thực tế của người Mua.)

(Contract No. 01292) Trong ví dụ trên, các cặp câu đƣợc kết nối với nhau theo quan hệ điều kiện chặt chẽ: “In case ..., then …”, hay “In the event that …, then …” (Nếu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế so sánh đối chiếu tiếng anh với tiếng việt (Trang 98 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)