7. Cấu trúc của luận án
3.1. Các mối quan hệ tạo mạch lạc cho văn bản
3.1.5. Quan hệ nhân quả
Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ nhân quả thƣờng đƣợc diễn ngôn nguyên nhân trƣớc, hệ quả sau (một nguyên nhân tƣơng ứng với một hệ quả hoặc một ngun nhân có nhiều hệ quả kéo theo). Ví dụ:
Cổng ra vào đã khóa. Tơi tìm đến nơi có một cái cây mọc sát tường,
leo lên cây rồi đu qua tường, nhảy ra ngoài.
Nếu hốn đổi vị trí của hai câu trong ví dụ trên thì nội dung diễn ngơn của hai cặp câu này là vơ nghĩa.
Tuy nhiên, có trƣờng hợp đƣa hệ quả lên trƣớc rồi chỉ ra nguyên nhân tƣơng ứng (một hệ quả do một nguyên nhân hoặc nhiều nguyên nhân gây ra). Ví dụ:
(1) Anh ta khơng đến vì trời mưa to, đường ngập khơng đi lại được.
(2) Một vài năm trở lại đây, dân số tăng nhanh đột biến. Điều này gây ra nhiều bất cập về giáo dục, y tế, việc làm, giao thơng,...
Trong ví dụ (1), hệ quả “Anh ta khơng đến” đƣợc đƣa lên trƣớc bởi các nguyên nhân: “trời mưa to”, “đường ngập không đi lại được”. Cặp câu theo trật tự quan hệ nhân quả này thể hiện mạch lạc qua cách dùng từ chỉ quan hệ nhân quả “vì”. Trong ví dụ (2), ngun nhân “dân số tăng nhanh đột biến” đƣợc đặt trƣớc hệ quả “gây ra nhiều bất cập về giáo dục, y tế, việc làm, giao
thông,...”. Mặc dù giữa hai câu này khơng có từ ngữ chỉ quan hệ nhân quả
nhƣ vì, do, bởi, tại, nên,... gắn kết nhƣng vẫn diễn ngôn rất mạch lạc do sử dụng khn hình tu từ diễn đạt quan hệ nhân quả (“Điều này”). Nếu hốn đổi vị trí của hai câu trong ví dụ (1): Vì trời mưa to, đường ngập không đi lại được,(nên) anh ta khơng đến thì nội dung và ý nghĩa của câu không hề thay đổi, nhƣng nếu hốn đổi vị trí của hai câu trong ví dụ (2) thì nội dung diễn ngơn của hai cặp câu này là vơ nghĩa. Nhƣ vậy, các câu có quan hệ nhân quả phải đƣợc sắp xếp theo một trật tự hợp lý nhất định để đảm bảo nội dung thông tin đƣợc diễn đạt rõ ràng, mạch lạc và hiệu quả.