Các phép liên kết tạo mạch lạc trong hợp đồng kinh tế tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế so sánh đối chiếu tiếng anh với tiếng việt (Trang 63 - 88)

7. Cấu trúc của luận án

2.2. Các phép liên kết tạo mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng

2.2.1. Các phép liên kết tạo mạch lạc trong hợp đồng kinh tế tiếng Anh

đồng. Phần mở đầu thƣờng gồm các nội dung đƣợc liên kết với nhau qua cách trình bày nhƣ sau:

- Dòng đầu tiên là dòng tiêu đề: thƣờng đƣợc thể hiện bằng các thuật ngữ nhƣ “Contract” hoặc “Agreement”. Ví dụ: CONTRACT FOR THE PURCHASE OF RICE (HỢP ĐỒNG MUA BÁN GẠO)

- Số và ký hiệu của hợp đồng: thƣờng đƣợc ghi ở phía dƣới hoặc cùng dịng với tiêu đề hợp đồng nhằm giúp cho việc quản lý và lƣu trữ hợp đồng của các chủ thể kí kết đƣợc thuận tiện. Vì vậy, số và ký hiệu thƣờng đƣợc thể hiện sao cho các bên có thể nhận biết đƣợc hợp đồng một cách dễ dàng và nhanh nhất. Ví dụ: hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế đƣợc ký kết giữa các cơng ty có tên giao dịch là Uprosexim và Technoimport vào tháng 4 năm 2006 đƣợc ký hiệu là Contract No. UPRO-TEC/04/06.

- Dƣới dòng tiêu đề và số hiệu hợp đồng là địa điểm và thời gian kí kết hợp đồng. Ví dụ: Danang, March 8th 2007 (Đà Nẵng, ngày 8 tháng 3 năm 2007). Cũng có nhiều trƣờng hợp ngƣời ta lại ghi địa điểm và ngày tháng ký

kết ở phần cuối hợp đồng. Ví dụ: The present contract was made in Danang on March 8th 2007 in quadruplicate of equal force, two of which are kept by each party (Hợp đồng được lập tại Đà Nẵng vào ngày 8 tháng 3 thành 4 bản có hiệu lực pháp lý như nhau, mỗi bên giữ hai bản). Địa điểm ký kết hợp

đồng có ý nghĩa góp phần xác định nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nếu các bên không thoả thuận nguồn luật điều chỉnh trong hợp đồng, đó là luật nơi ký kết hợp đồng. Thơng thƣờng nếu các bên khơng có thoả thuận gì khác về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm này tính từ thời điểm các bên ký kết hợp đồng.

- Tiếp đó là thơng tin về các bên tham gia kí kết hợp đồng, gồm: tên gọi của các bên kí kết, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ email, website, v.v. Ví dụ: Between

ELLEN CO LTD

Flat/Rm. 1105, Lippo Ctr., Tower 1, 89 Queensway, Admiralty, Hong Kong Tel: 86-20-85572766 Fax: 86-20-85668834

(hereinafter called the Buyer)

And

HANOI FOOD IMPORT - EXPORT JOINT STOCK COMPANY (VIHAFOODCO)

84 Quan Thanh Street, Ba Dinh District, Hanoi City, Vietnam Tel: +84-4-37150321 Fax: +84-4-37150328

(hereinafter called the Seller)

Có thể thấy rằng: cụm từ “hereinafter called” (sau đây gọi là) đƣợc dùng ở sau phần liệt kê tên, địa chỉ, điện thoại và điện tín của các bên tham gia hợp đồng theo hình thức quy chiếu cho đối tƣợng trƣớc (backward reference) giúp cho các nội dung có liên quan đến phần thơng tin này sau đó sẽ đƣợc trình bày ngắn gọn hơn. Ở ví dụ trên, cụm từ “hereinafter called the

Buyer” quy chiếu đến cơng ty TNHH Ellen có trụ sở ở Flat/Rm. 1105, Lippo Ctr., Tower 1, 89 Queensway, Admiralty, Hong Kong và cụm từ “hereinafter

called the Seller” quy chiếu đến công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thực phẩm

Hà Nội (VIHAFOODCO) có hội sở ở 84 Quan Thanh Street, Ba Dinh District, Hanoi City, Vietnam. Để biết đƣợc yếu tố “hereinafter called” chiếu

đến “cái gì/ đối tượng nào”, ngƣời đọc buộc phải dựa vào các yếu tố trƣớc đó để xác định đối tƣợng cụm từ này chiếu đến. Có thể nói cách liên kết này là một đặc thù của văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh.

Điều thú vị về các phép liên kết dùng trong các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh là: cả phép quy chiếu và phép thế đều đƣợc kết hợp trong cụm từ “hereinafter called the Buyer/ Seller”. Trong đó, “hereinafter called” (sau đây gọi là) thuộc về phép quy chiếu; còn “the Buyer/ Seller” thuộc về phép thế đồng nghĩa: ở ví dụ trên thì “the Buyer” (bên Mua) thay cho “ELLEN CO LTD” và “the Seller” (bên Bán) thay cho “HANOI FOOD IMPORT - EXPORT JOINT STOCK COMPANY” kèm với các thông tin giao dịch cụ thể

của các bên. Cách sử dụng phép thế “the Buyer” (bên Mua) và “the Seller” (bên Bán) ngay ở phần này đã thể hiện hiệu quả liên kết và tạo mạch lạc cho

văn bản ở ngay các phần tiếp sau đó.

- Dịng cuối cùng của phần mở đầu là cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng: It has been mutually agreed that the Seller commits to sell and the Buyer commits to buy the undermentioned goods on the following terms and conditions: (Các bên đã cùng nhau thỏa thuận rằng bên Bán cam kết bán và bên Mua cam kết mua những hàng hoá dưới đây theo các điều khoản và điều kiện sau:). Dịng cơ sở pháp lý này có nội dung đƣợc trình bày theo khn

mẫu ở hầu hết các hợp đồng thƣơng mại tiếng Anh. Câu này dùng từ “the Seller” và “the Buyer” thay thế cho tên gọi của các bên tham gia kí kết hợp đồng ở các câu trƣớc đó.

Phép thế đồng nghĩa còn xuất hiện rải rác trong các điều khoản của hợp đồng kinh tế tiếng Anh. Ví dụ:

Each party agrees to maintain insurance in commercially reasonable

amounts calculated to protect itself and the other party to this agreement

from any and all claims of any kind or nature for damage to property or personal injury, including death, made by anyone, that may arise from activities performed or facilitated by this contract, whether these activities

are performed by that company, its employees, agents, or anyone directly or

indirectly engaged or employed by that party or its agents. (Mỗi bên đồng ý rằng sẽ duy trì bảo hiểm với một số tiền bảo hiểm thích hợp về mặt thương mại để bảo vệ bản thân và đối tác trong bản hợp đồng này từ bất cứ và tất cả các khiếu nại đối với bất cứ loại hình hay trạng thái nào đối với các thiệt hại về tài sản hay thương tích cá nhân, gồm cả tử vong, bị gây ra bởi bất cứ ai, mà có thể phát sinh từ các hành động được thực hiện hay liên quan tới hợp đồng này, kể cả những hành động này được thực hiện bởi chính doanh nghiệp đó, các nhân viên, đại lý hay bất cứ ai trực tiếp hay gián tiếp tham gia

hay được tuyển dụng bởi bên đó hay các đại lý của bên đó).

(A320 Family Aircraft Purchase Agreement) Trong ví dụ trên, các từ “party”/ (bên), “company” (công ty) đƣợc dùng để thay thế cho cụm từ “the Buyer”/ “the Seller” (bên Mua/ bên Bán); từ “contract” (hợp đồng) thế cho từ “agreement”. Phép liên kết các câu bằng cách sử dụng ở câu sau những từ ngữ có tác dụng thay thế cho những từ ngữ ở câu đứng trƣớc nhƣ vậy đã khiến cho ngôn từ diễn đạt trong hợp đồng có đƣợc tính ngắn gọn và chính xác, giúp ngƣời đọc dễ dàng nhận diện các đối tƣợng tham gia thực hiện các điều khoản của hợp đồng trong các phần tiếp theo của văn bản.

Theo tƣ liệu mà chúng tơi có đƣợc, nếu nhƣ phép thế xuất hiện rải rác ở các điều khoản trong hợp đồng thì phép quy chiếu chỉ xuất hiện ở phần đầu và phần cuối hợp đồng để diễn đạt thời gian đƣợc đề cập đến ban đầu. Ví dụ:

SALE CONTRACT. APRO-02MV-117

Date: November 8, 2002 ……….

IN WITNESS WHEREOF, the parties hereto have caused this Agreement to be executed the day and year first written in accordance with

their respective laws.(Trước sự chứng kiến, các bên đã ký kết thực hiện hợp đồng này vào ngày tháng năm đƣợc ghi đầu tiên ở trên phù hợp với luật

pháp tương ứng của mỗi bên).

(Hợp đồng mua bán số APPRO-02MV-117) Cụm từ “the day and year first written” (ngày tháng năm đƣợc ghi đầu tiên ở trên) chỉ đơn giản đề cập đến “Date: November 8, 2002” (Ngày: 8

tháng 11 năm 2002) đƣợc viết ở ngay phần đầu văn bản hợp đồng. Cách quy chiếu này giúp cho ngƣời nghe (ngƣời đọc) có thể nhận diện đƣợc cái đƣợc đề cập đến có chủ đích một cách rõ ràng, mạch lạc.

Ngồi hai trƣờng hợp sử dụng phép quy chiếu tạo mạch lạc nêu trên, kết quả khảo sát cho thấy các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh cịn xuất hiện hình thức quy chiếu chỉ định: các văn bản này thƣờng dùng tổ hợp các từ chỉ định this, that, other (này, đó, kia) kết hợp với danh từ article (điều khoản), contract/ agreement (hợp đồng), party/ company (bên/ công ty) để tạo

ra những tổ hợp từ có tính chất xác định nhƣng chƣa rõ nghĩa nhƣ: this Article/ Contract/ Agreement, that company, other party… rồi đặt chúng trong

mối quan hệ nghĩa với những yếu tố có nghĩa cụ thể khác trong văn bản, ví dụ :

This Contract may be terminated by either Party by written notice to the other Party in the event such other Party: (Hợp đồng này có thể được chấm dứt bởi một trong hai Bên bằng cách thông báo bằng văn bản cho Bên kia trong trường hợp Bên kia:). (Contract No. KKNY080828-GF)

Ở ví dụ trên, cụm từ “the other Party” (Bên kia) tuy đƣợc xác định (dùng mạo từ “the”) nhƣng chƣa rõ nghĩa, muốn rõ nghĩa cụm từ này phải đặt

nó trong mối quan hệ với cụm từ “either Party” (một trong hai Bên) và các yếu tố khác trong câu. Theo đó, “the other Party” quy chiếu đến bên nhận đƣợc thông báo chấm dứt hợp đồng từ bên quyết định chấm dứt hợp đồng.

Điểm đáng chú ý là: trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh hầu hết các câu diễn đạt các điều khoản của hợp đồng là các câu phức hoặc câu ghép rất dài. Do đó, phép liên kết đƣợc sử dụng nhiều nhất là phép nối, điển hình là sử dụng các kết từ và, hoặc (các từ này còn gọi là từ nối/ liên từ đẳng lập - coordinating conjunctions - trong tiếng Anh) để nối các từ hoặc cụm từ cùng loại nhƣ tính từ với tính từ, danh từ với danh từ,... hoặc những mệnh đề ngang hàng nhau.

Ví dụ: “A copy of fax message advising the applicant and issuing bank

of shipment particular within 01 days after shipment, including vessel ETD, ETA, net and gross weight, B/L number and date, commodity, total amount, name, nationality and age of vessel, shipping agent in HaiPhong, invoice value and L/C number” (Trong vòng 01 ngày sau khi xếp hàng, bên bán sẽ thông báo cho bên Mua và ngân hàng phát hành những thông số cơ bản bằng Fax: ngày tàu khởi hành, ngày tàu dự kiến đến, trọng lượng cả bao bì và trọng lượng tịnh, số vận đơn và ngày kí vận đơn, hàng hố, tổng giá trị tiền, tên, tuổi và quốc tịch tàu, đại lý tàu biển tại Hải Phịng, giá trị hố đơn và số L/C).

(Sales Contract. APRO-02MV-117) Trong khi liên từ “and” (và) đƣợc dùng để bổ trợ quan hệ ngữ nghĩa (additive) giữa các từ, ngữ và mệnh đề thì liên từ “or” (hoặc) đƣợc dùng để chỉ các lựa chọn và các hình thức khác.

Ví dụ: Any notice, request, consent, offer, or demand required or

sufficiently given that it should be delivered in person or sent registered airmail, telex or cable confirmed by registered airmail letter. (Bất cứ thông báo, yêu cầu, thoả thuận, chào hàng hoặc yêu cầu nào đưa vào hợp đồng này phải được làm thành văn bản và gửi đầy đủ, được giao tận tay hoặc gửi qua bưu điện, telex hoặc điện tín phải được bưu điện xác nhận).

(Sales Contract. APRO-02MV-117) Không chỉ dùng nhiều các kết từ “and” (và) và “or” (hoặc) để nối các cụm từ cùng loại hoặc các mệnh đề ngang hàng với nhau, các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh còn sử dụng kiểu nối bổ trợ để liên kết các câu trong văn bản. Ví dụ:

The Purchaser has been given the opportunity to inspect the Goods or have it inspected and the Purchaser has accepted the Goods in its existing condition. Further, the Seller disclaims any warranty as to the condition of the Goods. (Bên Mua đã tự kiểm tra hàng hoá hoặc cử người kiểm tra hàng hóa và bên Mua đã chấp nhận tình trạng hàng hóa hiện tại. Theo đó, bên Bán sẽ không chịu bất cứ đảm bảo nào về tình trạng của hàng hóa.

(Purchase Agreement EN-SD 21/1-2013) Cách dùng từ nối “Further” (Theo đó) khơng chỉ liên kết ý của câu sau tiếp nối ý của câu trƣớc; hay nói cách khác, nội dung đƣợc diễn đạt câu trƣớc làm cơ sở cho nội dung diến đạt ở câu sau; mà cịn giúp cho diễn ngơn của toàn đoạn văn bản này mạch lạc.

Các kiểu nối khác nhƣ kiểu nối đồng vị, kiểu nối nguyên nhân-điều kiện, vấn đề,… cũng đƣợc sử dụng phổ biến để liên kết câu trong các hợp

đồng kinh tế tiếng Anh. Thí dụ:

which could endanger or harm the confidential nature of the Client‟s business. Therefore, should a member of staff fail to respect this clause, the

Client has the right to demand the immediate replacement of this personnel acceptable by the Client. In that case, all the costs associated with such

replacement, shall be met by the Contractor. (Các nhân viên của Nhà thầu không được phép có bất cứ một hành động nào như: trộm cắp, kích động hành vi trộm cắp, không được phép tiết lộ thơng tin có thể gây nguy hiểm hoặc gây hại cho tính chất bí mật kinh doanh của khách hàng. Vì vậy, nếu

một nhân viên nào khơng tơn trọng điều khoản này, khách hàng có quyền yêu cầu thay thế ngay nhân viên đó. Trong trƣờng hợp đó, nhà thầu phải chịu tất cả các chi phí liên quan đến việc thay thế).

(Cotract No. 004-TFS/AVN-MYAP/11-2009) Trong đoạn văn bản hợp đồng trích dẫn trên có hai kiểu nối khác nhau đƣợc sử dụng để liên kết các câu với nhau. Đó là: kiểu nối nguyên nhân-điều kiện (dùng từ nối “Therefore” – “Vì vậy”) và kiểu nối vấn đề (dùng từ nối “In that case” – “Trong trƣờng hợp đó”).

Chúng tơi đã sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu định lƣợng SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) để phân tích thống kê các kiểu nối đƣợc sử dụng trong các hợp đồng kinh tế tiếng Anh và đƣợc kết quả nhƣ sau: kiểu nối bổ trợ chiếm 27.9%, nguyên nhân – điều kiện chiếm 20.3%, không gian – thời gian chiếm 11.6%, đồng vị (9.7%), nghịch đối (9.5%), biến đổi (9.5%), vấn đề (5.9%), cách thức (5.2%), minh chứng (0.4%). Tỷ lệ (%) này đƣợc tính trên tổng số (100%) các kiểu nối tạo liên kết và mạch lạc xuất hiện trong bộ tƣ liệu 50 hợp đồng kinh tế tiếng Anh đƣợc khảo sát.

Kiểu nối minh chứng đƣợc sử dụng ít nhất (0.4%) so với các kiểu nối khác. Kiểu nối này chỉ xuất hiện trong điều khoản Bất khả kháng (Force

Majeure) hoặc điều khoản Phạt đền/ Bồi thường tổn thất (Penalty/ Liquidated Damages). Ví dụ:

Payment of liquidated damages shall constitute full and complete satisfaction of any claim of the BUYER against the SELLER arising from or in connection with late Delivery of any Goods. In particular, the SELLER shall not be liable for any indirect or consequential loss or damages, as defined in Clause 2.7 above, arising from or in connection with late delivery of any Goods. (Việc thanh toán tiền bồi thường tổn thất phải giải quyết một cách đầy đủ và thỏa đáng cho bất cứ khiếu nại nào của bên Mua đối với bên Bán nảy sinh từ hoặc có liên quan đến việc giao hàng chậm đối với bất kỳ phần hàng nào. Đặc biệt là, bên Bán sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất gián tiếp hoặc mang tính hậu quả nào, như được định nghĩa trong điều 2.7 ở trên, xuất phát từ hoặc liên quan đến việc giao hàng chậm đối với bất kỳ phần hàng nào).

(Contract No. 14/NH-SS/02) Cụm từ “In particular” (Đặc biệt là) đƣợc dùng với mục đích cụ thể hóa yếu tố “as defined in Clause 2.7 above”(như được định nghĩa trong điều 2.7 ở

trên) mà khơng làm mất tính mạch lạc và liên kết giữa các câu trong điều

khoản này.

Tƣơng tự nhƣ phép nối, phép lặp cũng đƣợc sử dụng rất nhiều trong hợp đồng kinh tế tiếng Anh. Điều này có thể lý giải là do phép lặp là phép liên kết từ vựng trực tiếp và rõ ràng nhất khiến cho chủ đề của văn bản đƣợc duy trì. Cụ thể là các từ “contract” (hợp đồng này), “the Buyer” (bên Mua) và “the Seller” (bên Bán) đƣợc lặp lại hoàn toàn ở hầu hết các điều khoản trong hợp đồng.

Ngoài ra, trong các hợp đồng kinh tế tiếng Anh còn sử dụng các kiểu lặp ngữ pháp để liên kết văn bản. Ví dụ điều khoản 21 và 22 của hợp đồng mua bán giữa công ty Equinox Nutraceuticals và công ty Stacked Digital đƣợc lặp lại cùng một cấu trúc câu bị động và bắt đầu bằng cụm chủ ngữ This Agreement (Hợp đồng này):

21. This Agreement cannot be modified in any way except in writing signed by all the parties to this Agreement.

22. This Agreement will be governed by and construed in accordance with the laws of the State of Utah.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế so sánh đối chiếu tiếng anh với tiếng việt (Trang 63 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)