7. Cấu trúc của luận án
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1 Cơ sở lí luận về mạch lạc
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu về mạch lạc nêu trên, với đề tài luận án: “Mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế: So sánh đối chiếu tiếng Anh
với tiếng Việt”, chúng tôi sẽ triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu dựa trên cơ
sở lí luận ngơn ngữ học đối với các đơn vị trên câu, đó là: ngữ pháp văn bản (text grammar) và phân tích diễn ngơn (discourse analysis), bởi vì:
Thứ nhất, ngữ pháp học truyền thống chỉ quan tâm đến những đơn vị ngôn ngữ trong phạm vi câu, chƣa đi sâu nghiên cứu chức năng giao tiếp của ngơn ngữ cũng nhƣ q trình tiếp nhận và tạo lập các tín hiệu giao tiếp bằng ngơn ngữ nên đó khơng đủ khả năng giải thích nhiều hiện tƣợng biểu hiện trong phạm vi câu nhƣng lại có liên quan đến những cơ chế ngoài câu nhƣ điệp, đối, việc lựa chọn các quán từ, vai trò của đại từ, từ nối, các mối liên kết giữa các câu, v.v. Điều này khiến cho nó khơng đáp ứng đƣợc các nhu cầu thực tiễn trong phân tích và xây dựng các loại văn bản khác nhau. Vì vậy, ngữ pháp văn bản đã ra đời nhằm giải quyết những hạn chế của ngữ pháp trong phạm vi câu. Theo M.A.K Halliday và R.Hasan (1976): “Một văn bản khơng phải là một cái gì giống nhƣ câu, chỉ lớn hơn câu. Nó là cái gì đó khác với câu về chủng loại”. I.R.Galperin (1981) cho rằng: “Văn bản là kết quả của quá trình tạo lời mang tính mục đích, tính hồn chỉnh, thƣờng đƣợc khách quan hóa dƣới dạng tài liệu viết theo một loại hình nhất định, bao gồm các kết cấu trên câu đƣợc liên kết bằng các phƣơng tiện liên kết” [20, tr.6]. Đinh Trọng Lạc (1994) quan niệm: “Văn bản là một thể thống nhất toàn vẹn đƣợc xây dựng theo những quy tắc nhất định”. Trong số các quan niệm về văn bản của
các nhà ngôn ngữ học nhƣ: M.A.K. Halliday và Hasan (1976), H.G. Widdowson (1984), I.R.Galperin (1987), Đinh Trọng Lạc (1994), Trần Ngọc Thêm (2009),… thì định nghĩa sau đây của Trần Ngọc Thêm có lẽ sẽ đƣợc đa số các nhà nghiên cứu ở Việt Nam chấp nhận: “Văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu – phần tử, trong hệ thống văn bản cịn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với tồn văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lƣới của những quan hệ và liên hệ ấy” [53, tr.19]. Từ cơ sở lí thuyết này, chúng tơi thấy rằng liên kết (cohesion) là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một chuỗi câu thành văn bản và liên kết cũng là nhân tố trọng tâm của ngữ pháp văn bản hay ngôn ngữ học văn bản với những đặc tính chỉ có ở cấp độ trên câu.
Thứ hai, hiện nay đang tồn tại hai hệ thống liên kết trong nghiên cứu văn bản: một của Trần Ngọc Thêm với sự phân biệt liên kết nội dung và liên kết hình thức; và một của M.A.K Halliday và R.Hasan với các hệ thống yếu tố từ ngữ có tác dụng tạo liên kết giữa câu với câu. Trong cuốn “Liên kết trong tiếng Anh” [91, tr.28], M.A.K Halliday và R.Hasan quan niệm liên kết là thành tố phi cấu trúc tính (non-structural component) và hƣớng nghiên cứu của mình vào các phƣơng tiện hình thức tạo liên kết, trên cơ sở đó để xếp loại các phƣơng tiện liên kết thành liên kết ngữ pháp (gồm các hiện tƣợng quy chiếu, thay thế và tỉnh lƣợc), liên kết từ vựng và liên kết trung gian (hiện tƣợng liên hợp). Nếu nhƣ Halliday và Hasan quan niệm liên kết chỉ nhƣ một khái niệm chuyên môn không thuộc về cấu trúc mà thuộc về ý nghĩa và chỉ các phƣơng tiện hình thức của ngơn ngữ làm nhiệm vụ liên kết mới thuộc liên kết (gọi là liên kết phi cấu trúc tính), thì Trần Ngọc Thêm quan niệm liên kết là khái niệm thuộc về cấu trúc của văn bản, đƣợc khai thác trên cả hai phƣơng diện hình thức lẫn mặt ý nghĩa, và chính do có tính đến mặt ý nghĩa cho nên
liên kết đƣợc hiểu là “nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một chuỗi câu trở thành văn bản”. Liên kết hiểu theo quan niệm của Trần Ngọc Thêm gồm liên kết hình thức và liên kết nội dung. Trần Ngọc Thêm nhấn mạnh: “Do liên kết nội dung và liên kết hình thức là hai mặt gắn bó mật thiết với nhau, cho nên mỗi văn bản đều phải có có đủ hai mặt liên kết này. Đây chính là dấu
hiệu cho phép phân biệt văn bản với “phi văn bản”, tức là với những chuỗi phát ngôn hỗn độn” [53, tr.21]. Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Chuỗi phát ngôn
hỗn độn là những chuỗi thuộc một trong 3 trƣờng hợp sau:
1) Chỉ có liên kết hình thức và hồn tồn khơng có liên kết nội dung; 2) Chỉ có liên kết nội dung và hồn tồn khơng có liên kết hình thức; 3) Khơng có cả liên kết hình thức lẫn liên kết nội dung. Đây là chuỗi
phát ngôn hỗn độn thuần túy [53, tr.21].
Ông khẳng định: nhận diện trƣờng hợp 1 rất dễ vì liên kết hình thức bộc lộ ra ngoài; phân biệt trƣờng hợp 2 với trƣờng hợp 3 khó hơn vì liên kết nội dung vốn không đƣợc đánh dấu; và “một chuỗi hỗn độn khơng có liên kết hình thức sẽ đƣợc coi là chuỗi phát ngôn hỗn độn chỉ có liên kết nội dung” [53, tr.21]. Tuy nhiên, Trần Ngọc Thêm (2009) chỉ đƣa ra ví dụ minh chứng cho trƣờng hợp chuỗi phát ngôn hỗn độn là chuỗi chỉ có liên kết hình thức và
hồn tồn khơng có liên kết nội dung chứ khơng đƣa ra dẫn chứng cho trƣờng
hợp chuỗi phát ngôn hỗn độn là chuỗi chỉ có liên kết nội dung và hồn tồn khơng có liên kết hình thức.
Mặc dù những gợi ý về việc phân biệt văn bản với phi văn bản dựa
trên hai mặt liên kết hình thức và liên kết nội dung của Trần Ngọc Thêm là nguồn cơ sở lí luận bổ ích cho chúng tơi trong q trình tìm hiểu văn bản, chúng tôi vẫn lựa chọn hệ thống liên kết của M.A.K Halliday do tính thuận tiện và hợp lí của nó đối với nghiên cứu của chúng tơi. Khi chúng tôi lựa chọn
quan niệm liên kết của Halliday thì cái gọi là “liên kết nội dung” khơng đƣợc tính đến. Do đó, liên kết khơng giữ vai trị quyết định cho cái “là văn bản” của một sản phẩm ngơn ngữ. Nhiệm vụ đó thuộc về “mạch lạc (coherence), hoặc rộng hơn thuộc về tính văn bản (textuality) hay chất văn bản (texture)” [M.A.K.Halliday và R.Hasan, 1994: 2] – theo chúng tôi, ƣu điểm của quan điểm này là nó thuận tiện hơn cho việc phân tích diễn ngơn.
Phân tích diễn ngơn là đƣờng hƣớng tiếp cận tài liệu ngơn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn ngơn/văn bản) từ tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các mặt ngơn từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngữ vực với nội dung hết sức phong phú và đa dạng. Trên thế giới, đã xuất hiện các cơng trình nghiên cứu về phân tích diễn ngơn hoặc liên quan đến phân tích diễn ngơn quan trọng và đã đƣợc dịch sang tiếng Việt, nhƣ: “Dẫn nhập phân tích diễn ngơn” (Introducing Discourse Analysis) của David Nunan (Hồ Mỹ Huyền, Trúc Thanh dịch, 1998); “Phân tích diễn ngơn” (Discourse Analysis) của Gillian Brown, George Yule (Trần Thuần dịch, 2002), “Dẫn luận ngữ pháp chức năng” (An Introduction to Functional Grammar) của M.A.K Halliday (Hoàng Văn Vân dịch, 2004)… các công trình này tập trung vào giải thích diễn ngơn là gì, đặc điểm và chức năng của diễn ngơn, các vấn đề về ngữ cảnh và ý nghĩa diễn ngôn, cấu trúc thông tin của diễn ngôn, bản chất quy chiếu trong diễn ngơn, các đƣờng hƣớng phân tích diễn ngơn… Ở Việt Nam, phân tích diễn ngơn cũng đƣợc khá nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm. Cụ thể là các cơng trình nghiên cứu về: “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” của Trần Ngọc Thêm (1985); “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản” của Diệp Quang Ban (1998, 2009), “Đại cƣơng ngôn ngữ học, tập 2” của Đỗ Hữu Châu (2001), “Dụng học Việt ngữ” của Nguyễn Thiện Giáp (2000), “Phân tích diễn ngơn – một số vấn đề lí luận và phƣơng pháp” của Nguyễn Hoà (2003),.
Tuy nhiên, diễn ngôn là một khái niệm rất khó định nghĩa vì nó có nhiều cách hiểu về nội hàm khác nhau, vì thế việc đƣa ra một định nghĩa duy nhất có thể dẫn đến thiếu hụt một nội dung tiềm ẩn nào đó. Theo Diệp Quang Ban thì: “Trong cách hiểu ngắn gọn nhất, phân tích diễn ngơn là một cách tiếp cận phƣơng pháp luận đối với việc phân tích ngơn ngữ bên trên bậc câu, gồm các tiêu chuẩn nhƣ tính kết nối, hiện tƣợng hồi chiếu… Hiểu một cách cụ thể hơn thì phân tích diễn ngơn là đƣờng hƣớng tiếp cận tài liệu ngơn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn ngơn/văn bản) từ tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các mặt ngơn từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực mà nội dung hết sức phong phú và đa dạng” [4, tr.158].
Nhƣ vậy, phân tích diễn ngơn là một bậc cao hơn của phân tích văn bản bởi vì nếu nhƣ ngữ pháp văn bản chuyên nghiên cứu văn bản một cách biệt lập, hoàn toàn tách rời khỏi ngữ cảnh thì phân tích diễn ngơn nhằm làm nổi bật mối quan hệ chặt chẽ giữa kết cấu ngôn từ bên trong văn bản với những yếu tố ngồi văn bản. Cơ sở lí thuyết, phƣơng pháp, đối tƣợng,… của phân tích diễn ngơn đƣợc các tác giả G.Brown và G.Yule trình bày theo 7 nội dung chính trong cuốn “Phân tích diễn ngơn” - cuốn sách đƣợc giới chuyên môn quan tâm nhất ngay từ khi xuất bản lần thứ nhất năm 1983, sau đó đã đƣợc tái bản rất nhiều lần và đƣợc Trần Thuần dịch sang tiếng Việt năm 2002 là: hình thức và chức năng ngôn ngữ, vai trị của ngữ cảnh trong giải thuyết diễn ngơn, chủ đề và biểu hiện của nội dung diễn ngôn, phân đoạn và biểu hiện của cấu trúc diễn ngôn, cấu trúc thông tin, bản chất qui chiếu trong văn bản và diễn ngơn, tính mạch lạc trong việc giải thuyết diễn ngơn. Có thể thấy rằng: trong phân tích diễn ngơn, mạch lạc đóng một vai trị quan trọng và theo Nguyễn Hịa thì: “Mạch lạc là một vấn đề cốt yếu của lí luận phân tích diễn ngơn” [36, tr.50].
Thứ ba, chúng tơi áp dụng lí luận của phân tích diễn ngơn vào luận án này bởi lí luận này tập trung vào việc xem xét ngữ cảnh giao tiếp để tìm ra các mục đích giao tiếp của văn bản, từ đó tìm hiểu cơ chế hoạt động của từ vựng, ngữ pháp, các phƣơng tiện liên kết văn bản, các cấu trúc ngầm ẩn quy định sự sắp xếp các đơn vị từ vựng/câu để đảm bảo tính mạch lạc cho văn bản. Ngồi ra, phân tích diễn ngơn khơng chỉ làm rõ các đặc điểm hình thức của văn bản mà cịn giải thích cơ chế nào tạo ra hình thức đó. Vì vậy, những thơng tin mang tính giải thuyết theo chiều sâu về một thể loại diễn ngơn nhƣ vậy sẽ rất hữu ích cho việc ứng dụng vào soạn thảo văn bản, giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành và dịch thuật các văn bản chuyên ngành. Khuynh hƣớng xem xét văn bản ở cả góc độ chức năng và dụng học của phân tích diễn ngơn là cơ sở lí luận tối ƣu giúp chúng tơi rút ra một quan niệm về mạch lạc trong văn bản phù hợp với đƣờng hƣớng nghiên cứu của mình, từ đó xác định đƣợc các yếu tố làm nên mạch lạc trong văn bản, rồi tiến hành nghiên cứu các biểu hiện của mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt.
1.2.1.1 Phân biệt mạch lạc với liên kết
Nhƣ đã đề cập trên đây, mạch lạc (coherence) và liên kết (cohesion) đƣợc nhắc đến nhƣ là hai yếu tố khơng thể thiếu khi phân tích diễn ngơn hay phân tích văn bản. Do đó, đã có rất nhiều nghiên cứu trƣớc đây cố gắng phân biệt mạch lạc với liên kết. Để nhận biết mạch lạc khác với liên kết ra sao, chúng tơi trích lại quan niệm của David Nunan (“Dẫn nhập Phân tích diễn ngơn”, bản dịch năm 1997) nhƣ sau: “Mạch lạc là tầm rộng mà ở đó diễn ngơn đƣợc tiếp nhận nhƣ là có “mắc vào nhau” chứ khơng phải là một tập hợp câu và phát ngơn khơng có liên quan nhau”. Quan niệm này đã khu biệt mạch lạc với liên kết: Một chuỗi câu có liên kết có thể khơng tạo ra mạch lạc, tức là
khơng tạo thành văn bản; ngƣợc lại một chuỗi câu khơng có liên kết nhƣng có mạch lạc vẫn tạo ra văn bản.
Trần Ngọc Thêm đã đƣa ra ví dụ về chuỗi câu có liên kết nhƣng khơng làm thành văn bản nhƣ sau:
(a) Cắm bơi một mình trong đêm. (b) Đêm tối bưng khơng nhìn rõ mặt. (c) Trên con đường ấy, chiếc xe lăn bánh rất êm. (d) Khung cửa xe phía cơ gái ngồi lồng đầy bóng trăng. (e) Trăng bồng bềnh nổi lên qua dãy Pú Hồng. (f) Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định tới gió mùa đơng bắc nước ta. (g) Nước ta bây giờ là của ta rồi, cuộc đời đã bắt đầu hửng sáng [67, tr.20].
Nếu xét từng đơi câu một đứng liền kề nhau thì thấy rõ là mỗi cặp câu đó đều có sự liên kết với nhau bằng phƣơng thức lặp từ vựng và từng cặp câu đó cũng hình thành đƣợc một chủ đề chung nào đấy. Nhƣng xét tổng thể từ câu (a) đến câu (g) thì ta khơng biết đề tài - chủ đề của chuỗi câu này là gì. Do đó, chuỗi câu có liên kết nhƣng thiếu mạch lạc này không phải một văn bản bởi lẽ một diễn ngôn hoặc một văn bản phải gồm các câu có liên hệ về nghĩa với nhau, cùng hƣớng vào một chủ đề nhất định.
Ngƣợc lại, chúng ta có thể chỉ ra những thông điệp ngơn ngữ khơng đƣợc trình bày thành câu và vì thế khơng đƣợc bàn đến về mặt hồn chỉnh cú pháp (khơng có bất cứ sự liên kết nào), nhƣng lại đƣợc hiểu rất dễ dàng chẳng hạn nhƣ trong đoạn trích lấy từ một thơng báo của trƣờng Đại học Edinburgh (theo Gilian Brown & George Yule, 1983) sau đây:
Hội thảo về Tri thức luận: Thứ năm ngày 3 tháng 6, 2 giờ chiều. Steve Harlow (Khoa Ngôn ngữ, Đại học York)
Mặc dù không đƣợc thể hiện qua từ ngữ cụ thể, nhƣng trong đoạn diễn ngôn này, chúng ta vẫn biết rằng Steve Harlow sẽ nói chuyện (chứ khơng viết hay hát hay chiếu phim) về đề tài trong dấu ngoặc kép tại Đại học Edinburgh (không phải tại Đại học York, nơi ông ta làm việc) vào ngày 3 tháng 6. Vì vậy, thơng báo trên đƣợc coi là mạch lạc và là một văn bản hoàn chỉnh.
Bussmann (1998) cũng phân biệt mạch lạc và liên kết nhƣ sau: “Mạch lạc có thể đƣợc hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, mạch lạc là cấu trúc ngữ nghĩa giúp kết nối một vài câu vào một văn bản toàn diện. Theo nghĩa hẹp, mạch lạc là sự kết nối có đƣợc từ kiến thức của ngƣời đọc / ngƣời nghe mà nó giúp họ hiểu bất kỳ diễn ngơn nào (ví dụ nhƣ thơng qua sự hiểu biết về bối cảnh mà diễn ngôn đang diễn ra). Mạch lạc gắn với quá trình tƣ duy và kiến thức văn hóa chứ khơng phải là bất kỳ dấu hiệu ngơn rõ ràng nào nhƣ các từ trực chỉ hay các liên từ. Liên kết đƣợc tạo ra bằng cách (a) lặp lại các yếu tố của văn bản nhƣ hồi quy, diễn giải, song song; (b) rút gọn văn bản thông qua việc sử dụng các nhân tố nhƣ tỉnh lƣợc (c) sử dụng các nhân tố hình thái và cú pháp thể hiện các dạng quan hệ khác nhau nhƣ kết nối, thời, thể, trực chỉ, hoặc các mối quan hệ đề-thuyết" [82, tr.199].
Gần đây nhất, trong cuốn "Q trình diễn ngơn" (Discourse Processing) nhà xuất bản Morgan & Claypool xuất bản năm 2012, tác giả Manfred Stede đã phân biệt: “Trong khi thuật ngữ mạch lạc đề cập đến liên kết các ngữ liệu liền kề ở góc độ giải thích ngữ nghĩa / ngữ dụng và do đó "bên dƣới bề mặt", thì khái niệm liên kết mơ tả chức năng của các phƣơng tiện ngôn ngữ dùng để đánh dấu các kết nối này một cách rõ ràng. Điều này một mặt bao gồm những phƣơng tiện từ vựng nhƣ đại từ hay từ nối: những từ mà việc giải thích địi hỏi sự hiểu biết về một đơn vị văn bản khác. Nhƣng sự liên kết cũng đƣợc tạo ra ở mức độ cú pháp, ví dụ bằng cách sử dụng các câu so sánh, hoặc bằng
theo những cách tƣơng ứng. Thông thƣờng, mạch lạc và liên kết trùng nhau, nhƣng liên kết không phải là tuyệt đối cần thiết tạo ra mạch lạc, xem ví dụ;