Yếu tố bản chất công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại công ty cổ phần du lịch thanh bình đến năm 2020 (Trang 58 - 61)

2.3. Đánh giá thực trạng về sự gắn kết của nhân viên với Công ty

2.3.3. Yếu tố bản chất công việc

Thực trạng về bản chất công việc tại Công ty Bảng 2.14: Thống kê mô tả yếu tố “Bản chất công việc”

Thành phần bản chất

công việc Mẫu

Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Cơng việc cho phép Anh/Chị sử dụng tốt các năng lực cá nhân

Công việc rất thú vị,

thách thức 142 2 5 3.57 .719

Anh/Chị cảm thấy khối lượng công việc được phân chia hợp lý

142 1 5 3.30 .742

Anh/Chị hiểu rõ những

công việc cần phải làm 142 2 5 3.58 .727

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 20

Dựa theo kết quả khảo sát Bảng 2.14 yếu tố “Anh/Chị hiểu rõ những công việc

cần phải làm” được đánh giá tương đối cao với điểm trung bình 3.58. Thực tế tại

Công ty, các công việc cần phải làm của một vị trí nào đó đều được mơ tả rõ ràng trong Bảng mô tả công việc đối với khối văn phòng theo Phụ lục 8.5 và bộ SOP (viết tắt của Standard Operating Procedures/Quy trình hoạt động chuẩn) đối với khối vận hành nên đa phần nhân viên đều hiểu rõ những cơng việc mình cần phải làm, cụ thể như quy trình nhận đặt phịng của Bộ phận Lễ Tân theo Phụ lục 8.6.

Yếu tố “Công việc thách thức, thú vị” cũng được đa số nhân viên đồng thuận với điểm số 3.57. Do đặc thù ngành dịch vụ khách sạn, nhân viên được làm việc tiếp xúc với con người nhiều, đặc biệt là con người ở nhiều nơi khác nhau, nhiều nền văn hóa khác nhau, nhiều quốc gia khác nhau, việc này tạo cơ hội cho nhân viên có nhiều trải nghiệm thú vị so với những ngành nghề sản xuất làm việc với máy móc là chủ yếu. Nhân viên có cơ hội tiếp xúc, va chạm với nhiều tình huống trong thực tế khi gặp phải với khách, từ đó giúp nhân viên có kinh nghiệm hơn, học hỏi được nhiều hơn.

Yếu tố “Công việc cho phép Anh/Chị sử dụng tốt các năng lực cá nhân” và “Anh/Chị cảm thấy khối lượng công việc được phân chia hợp lý” với điểm số là 3.31 và 3.30 được đánh giá ở mức trung bình. Thực tế tại Cơng ty, quy trình tuyển dụng trải qua 02 giai đoạn: Giai đoạn 1: Nhân sự sẽ phỏng vấn; Giai đoạn 2: Quản lý đơn vị mà ứng viên ứng tuyển vào làm việc sẽ phỏng vấn vì vậy trong quá trình phỏng vấn giai đoạn 2 nhà quản lý đã có cơ hội xem xét, đánh giá năng lực chuyên

môn của ứng viên trước khi quyết định lựa chọn ứng viên đó, những ứng viên được lựa chọn có khả năng sử dụng tốt các năng lực cá nhân để phục vụ cho công việc và người quản lý cũng sẽ biết cách phân chia công việc hợp lý tùy theo điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, nguyên vọng của nhân viên. Tuy nhiên khâu phỏng vấn 02 giai đoạn chỉ áp dụng cho một số vị trí (đa số là khối văn phịng và cấp bậc giám sát trở lên đối với khối vận hành), các vị trí cịn lại thường chỉ được phỏng vấn bởi nhân sự nên về chuyên môn, nghiệp vụ cũng chưa chắc đáp ứng được tính chất cơng việc.

Ưu điểm và hạn chế

Bảng 2.15: Ưu điểm và nguyên nhân của yếu tố “Bản chất công việc”

Ưu điểm Nguyên nhân

Nhân viên hiểu rõ được tính chất cơng việc phải làm

- Bảng mô tả công việc rõ ràng cho từng vị trí, chức danh (khối văn phịng).

- Quy trình tuyển dụng ln quan tâm đến yếu tố kinh

nghiệm chuyên mơn để nhân viên có thể phù hợp với tính chất cơng việc.

Cơng việc có nhiều thách thức, thú vị.

- Do nhân viên có cơ hội tiếp xúc với nhiều đối tượng

khách hàng khác nhau, có thể học hỏi được những điều hay, điều mới từ khách hàng.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bảng 2.16: Hạn chế và nguyên nhân của yếu tố “Bản chất công việc”

Hạn chế Nguyên nhân

SOP của khối vận hành chưa được hoàn chỉnh, khó khăn trong q trình áp dụng thực tế.

- Công ty phải áp dụng bộ SOP chuẩn của Tập đồn TTC áp dụng cho các cơng ty thành viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch. SOP này không phù hợp lý do tùy đặc thù vùng miền, tiêu chuẩn khách sạn.

- Công ty chưa đầu tư thời gian để kiểm tra các quy

trình hoạt động của khối vận hành và từ đó đề xuất xây dựng bộ SOP chuẩn phù hợp với tình hình thực tế tại Cơng ty.

Chưa đánh mức độ phù hợp của nhân viên với công việc.

- Chưa xây dựng KPI nhằm đánh giá hiệu quả cơng việc, từ đó làm cơ sở đánh giá mức độ phù hợp của nhân viên với công việc hiện tại.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại công ty cổ phần du lịch thanh bình đến năm 2020 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)