Yếu tố đồng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại công ty cổ phần du lịch thanh bình đến năm 2020 (Trang 61 - 64)

2.3. Đánh giá thực trạng về sự gắn kết của nhân viên với Công ty

2.3.4. Yếu tố đồng nghiệp

Thực trạng về đồng nghiệp tại Công ty Bảng 2.17: Thống kê mô tả yếu tố “Đồng nghiệp”

Thành phần yếu tố đồng nghiệp Mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Đồng nghiệp của

Anh/Chị thoải mái và dễ chịu

142 2 5 3.94 .610

Anh/Chị và các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt

142 2 5 3.78 .573

Đồng nghiệp trong công ty sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong công việc và cuộc sống

142 1 5 3.86 .485

Đồng nghiệp của

Anh/Chị là những người đáng tin cậy, có trách nhiệm trong cơng việc

142 2 5 3.68 .527

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 20

Nhìn chung, hằng ngày thời gian chúng ta tiếp túc, trao đổi công việc, hoạt động đội nhóm với đồng nghiệp nhiều hơn quản lý trực tiếp. Vì vậy yếu tố đồng nghiệp là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ làm việc của nhân viên, góp phần tạo nên sự gắn bó của nhân viên với tổ chức. Tại

Công ty, phần lớn đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, làm việc trong môi trường mở nên thái độ của đồng nghiệp với nhau ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc.

Dựa vào kết quả Bảng 2.7 tác giả nhận thấy thành phần “Đồng nghiệp” được đánh giá khá cao với điểm trung bình là 3.82. Các yếu tố trong thành phần đồng nghiệp đều được đánh giá cao và khơng có phần chênh lệch điểm số quá nhiều. Thực tế tại Công ty, đồng nghiệp có thái độ vui vẻ, hịa đồng, giúp đỡ nhau trong công việc. Nhân viên mới ngày đầu làm việc đều được phòng nhân sự dẫn đến các phòng ban giới thiệu cho mọi người, tạo nên sự gần gũi giữa nhân viên với nhau và giúp nhân viên mới sớm hịa nhập với tổ chức, với mơi trường làm việc tại Công ty. Đồng thời, Cơng ty có chính sách khuyến khích sự giúp đỡ người mới, quản lý sẽ phân công một nhân viên có kinh nghiệm kèm cặp, hướng dẫn, hỗ trợ nhân viên mới trong thời gian thử việc để giúp họ sớm làm quen với công việc, hịa nhập vào mơi trường làm việc chung của tổ chức. Ngồi ra, Cơng ty thường xuyên tổ chức các hoạt động thể thao, team building, các chương trình văn nghệ, hoạt động đội nhóm để nhân viên các bộ phận có cơ hội được tiếp xúc, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công việc và trong cuộc sống.

Một điểm được đánh giá cao của yếu tố đồng nghiệp là sự quan tâm chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống mà nhân viên gặp phải. Phòng nhân sự đặt biệt quan tâm đến cuộc sống của nhân viên, thường xuyên phát động phong trào, vận động quyên góp, ủng hộ các đồng nghiệp đang gặp hồn cảnh khó khăn (tai nạn, đau ốm,…) và được sự tham gia của đơng đảo nhân viên góp phần tạo nên văn hóa “lá lành đùm lá

rách” tại Cơng ty, một văn hóa đẹp đáng quý của người Việt.

Bên cạnh đó, Cơng ty có bố trí căn tin phục vụ bửa ăn hằng ngày cho nhân viên. Vì vậy, mỗi ngày nhân viên đều tụ tập tại đây vào giờ cơm trưa, chiều, là điều kiện tốt để nhân viên có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ mỗi ngày.

Ưu điểm và hạn chế

Bảng 2.18: Ưu điểm và nguyên nhân của yếu tố “Đồng nghiệp”

Ưu điểm Nguyên nhân

Môi trường làm việc thân thiện, thoải mái.

- Công ty thường xuyên tổ chức các hoạt động hội thao, nghỉ mát hàng năm cho toàn thể nhân viên tạo sự gắn kết cho nhân viên.

- Bố trí bếp ăn cho tập thể nhân viên là nơi tập trung

mọi người hằng ngày để giao lưu, chia sẻ, bàn luận về công việc hoặc cuộc sống hằng ngày, giúp nhân viên cởi mở hơn, thân thiện hơn.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bảng 2.19: Hạn chế và nguyên nhân của yếu tố “Đồng nghiệp”

Hạn chế Nguyên nhân

Nhân viên chỉ tương tác, trao đổi với các đồng nghiệp trong nhóm, trong cùng phịng ban mà ít có sự trao đổi với nhân viên các bộ phận khác. Điều này gây khó khăn cho việc trao đổi các cơng việc có tính chất liên quan giữa hai bộ phận và làm giảm khả năng phối hợp, hỗ trợ giữa các phòng ban với nhau.

- Quản lý trực tiếp của các đơn vị chưa tạo ra sự kết

nối giữa nhân viên của họ với nhau.

- Đặc thù ngành nghề kinh doanh khách sạn, kinh

doanh dịch vụ 24/7 nên thời gian làm việc của các bộ phận khác nhau, ví dụ: Khối văn phịng làm việc giờ hành chính (8h00-17h00), khối vận hành (tiền sảnh, phòng, nhà hàng, bếp,..) làm việc theo ca (8h/ca) nên thời gian nhân viên gặp gỡ tiếp xúc với các bộ phận khác khơng nhiều nên khơng có cơ hội giao lưu, học hỏi với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại công ty cổ phần du lịch thanh bình đến năm 2020 (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)