Giải pháp cho nhóm có mức độ ưu tiên giải quyết thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại công ty cổ phần du lịch thanh bình đến năm 2020 (Trang 86 - 87)

2020

3.3. Một số giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tạ

3.3.1.4. Giải pháp cho nhóm có mức độ ưu tiên giải quyết thấp

Nhóm này gồm 04 vấn đề thuộc yếu tố “Đào tạo và phát triển nghề nghiệp”, yếu tố “Bản chất công việc” và yếu tố “Đồng nghiệp”. Tác giả tiến hành khảo sát định tính lần 3 theo Phụ lục 7.2, 7.3 lấy ý kiến chuyên gia về các giải pháp giải quyết và đánh giá tính khả thi của từng giải pháp, sau khi tiến hành lấy ý kiến chuyên gia tác giả rút ra một số giải pháp theo chuyên gia đánh giá là khả thi để giải quyết vấn đề thuộc nhóm ưu tiên thấp (nhóm 4) như sau:

Giải pháp 7: Giải quyết vấn đề “Chi phí dành cho việc đào tạo cho nhân viên còn thấp”.

Lãnh đạo cần đầu tư và quan tâm đến công tác đào tạo nhân viên, xây dựng kế hoạch và ngân sách hàng năm dành cho đào tạo. Kế hoạch đào tạo và ngân sách dự trù được tác giả đề xuất ở Phụ lục 8.10.

Đánh giá tính khả thi: Tính khả thi cao vì hiện tại lãnh đạo Công ty cũng

đang xem xét công tác đào tạo nhân viên cho Công ty.

Giải pháp 8: Giải quyết vấn đề “Chưa đánh mức độ phù hợp của nhân viên với công việc”.

Xây dựng KPI nhằm đánh giá hiệu quả cơng việc, từ đó làm cơ sở đánh giá mức độ phù hợp của nhân viên với công việc hiện tại. KPI được xây dựng theo đề xuất tại giải pháp 1.

Đánh giá tính khả thi:

Tính khả thi cao vì thực hiện các giải pháp này khơng tốn kém nhiều chi phí. Việc xây dựng KPI giúp cho Công ty vận hành tốt hơn, giúp đánh giá được mức độ phù hợp của nhân viên từ đó có cách sắp xếp bố trí nhân viên làm việc tốt hơn.

Một số lưu ý:

Đối với các giải pháp đề xuất giải quyết vấn đề “SOP của khối vận hành chưa

được hồn chỉnh, khó khăn trong quá trình áp dụng thực tế” và “Nhân viên chỉ tương tác, trao đổi với các đồng nghiệp trong nhóm, trong cùng phịng ban mà ít có sự trao đổi với nhân viên các bộ phận khác” tác giả khơng đề cập ở đây vì lý do qua

kết quả khảo sát định tính lấy ý kiến chuyên gia, các chuyên gia đánh giá các giải pháp đưa ra khơng có tính khả thi căn cứ vào tình hình tài chính và nguồn lực sẵn có của Cơng ty.

Cụ thể:

Giải pháp điều chỉnh SOP khơng có tính khả thi lý do Tập đoàn TTC đang xây dựng hệ thống các quy chuẩn áp dụng chung cho toàn ngành du lịch trong hệ thống TTC nên các quy trình SOP đã được thống nhất áp dụng. Ngồi ra việc xây dựng SOP chuẩn đã được lấy ý kiến các tổ trưởng, giám sát đơn vị của các Công ty trước khi ra bộ SOP cuối cùng để áp dụng. Tuy nhiên, định kỳ hàng năm Tập đoàn TTC sẽ tổ chức hội thảo giữa các Công ty thành viên trong Tập đoàn để lấy ý kiến, xem xét, đánh giá mức độ phù hợp của SOP khi vận hành, khi đó Cơng ty nên góp ý đề xuất sửa đổi cho phù hợp.

Giải pháp gắn kết nhân viên các bộ phận khác với nhau: Tính khả thi khơng cao vì phụ thuộc vào cá nhân của mỗi nhân viên, hoặc nếu áp dụng được cũng phải mất thời gian dài để nhân viên các bộ phận hịa nhập. Ngồi ra, đặc thù ngành nghề kinh doanh khách sạn, kinh doanh dịch vụ 24/7 nên thời gian làm việc của các bộ phận khác nhau, ví dụ: Khối văn phịng làm việc giờ hành chính (8h00-17h00), khối vận hành (tiền sảnh, phòng, nhà hàng, bếp,..) làm việc theo ca (8h/ca) nên thời gian nhân viên gặp gỡ tiếp xúc với các bộ phận khác khơng nhiều nên khơng có cơ hội giao lưu, học hỏi với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại công ty cổ phần du lịch thanh bình đến năm 2020 (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)