Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại công ty cổ phần du lịch thanh bình đến năm 2020 (Trang 45 - 50)

2.2.1. Quy trình nghiên cứu

Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Điều chỉnh thang đo và biến quan sát Kiểm định thang đo:

Phân tích Cronbach’s Alpha; Phân tích EFA

Nghiên cứu định lượng Bảng khảo sát (n≥150)

Nghiên cứu định tính (lần 1)

Thảo luận nhóm n = 10 Cơ sở lý luận và mơ

hình nghiên cứu đề xuất

Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến thang đo Phân tích thang đo bằng

SPSS 20, Excel 2007 Xác định thực trạng và

nguyên nhân các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên

với tổ chức Đề xuất giải pháp hồn thiện Khảo sát định tính lần 2, lần 3 (lấy ý kiến chuyên gia)

2.2.2. Kết quả nghiên cứu

Thông tin mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu: Tác giả chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, với cỡ mẫu là 150 nhân viên đang làm việc tại Công ty (loại trừ cấp quản lý). Theo Hair và cộng sự (1986) đề nghị cỡ mẫu tối thiểu bằng 5 lần biến quan sát. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng bảng câu hỏi khảo sát, gồm 24 biến quan sát. Vậy kích thước mẫu tối thiểu trong nghiên cứu là 24*5=120. Vì để tăng thêm độ tin cậy dữ liệu và loại bỏ những bảng trả lời câu hỏi khơng hợp lệ nên tác giả chọn kích thước mẫu là 150. Tác giả tiến hành khảo sát trong Công ty với tổng số bảng khảo sát được phát ra là 150 bảng, sau 01 tuần tiến hành khảo sát, kết quả thu được 142 bảng khảo sát trả lời hợp lệ.

Bảng 2.5: Thống kê thông tin mẫu nghiên cứu

Phân loại Mẫu Tỷ lệ (%) Lũy kế (%)

Giới tính Nữ 72 50.7 50.7 Nam 70 49.3 100.0 Tổng 142 100.0 Độ tuổi Dưới 25 15 10.6 10.6 Từ 25 đến 34 96 67.6 78.2 Từ 35 đến 45 18 12.7 90.8 Trên 45 13 9.2 100.0 Tổng 142 100.0 Trình độ học vấn PTTH trở xuống 59 41.5 41.5 Trung cấp 18 12.7 54.2 Cao đẳng 37 26.1 80.3 Đại học 25 17.6 97.9 Trên đại học 3 2.1 100.0 Tổng 142 100.0

việc Từ 01 đến 03 năm 60 42.3 79.6

Trên 03 năm 29 20.4 100.0

Tổng 142 100.0

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu của tác giả.

Giới tính: Đối tượng khảo sát có sự cân bằng giữa nam và nữ, cụ thể nữ chiếm 50.7%, nam 49.3%.

Độ tuổi: Nhân viên Cơng ty Thanh Bình chủ yếu là lao động trẻ ≤ 34 tuổi chiếm 78.2%, tạo nên một đội ngũ nhân lực trẻ, năng động, sáng tạo, nhiệt huyết phù hợp với đặc thù kinh doanh dịch vụ khách sạn nhà hàng.

Trình độ học vấn: Do đặc thù ngành nghề kinh doanh du lịch nên trình độ học vấn của nhân viên các khối vận hành không cần đòi hỏi yêu cầu quá cao chỉ cần trình độ nghiệp vụ chun mơn, trình độ ngoại ngữ cao. Cụ thể ở Cơng ty Thanh Bình số lượng nhân viên có trình độ cao đẳng trở xuống chiếm 80.3%.

Thời gian làm việc: Số lượng nhân viên làm việc dưới 01 năm chiếm 37.3%, phần lớn là nhóm nhân viên làm việc từ 01-03 năm chiếm 42.3%, nhóm nhân viên làm việc trên 03 năm chiếm 20.4%. Dựa vào kết quả khảo sát cho thấy số lượng nhân viên gắn bó lâu dài với cơng ty chiếm khá lớn, tuy nhiên dựa vào Bảng 2.3 cho thấy số lượng này đã giảm đáng kể so với 01 năm trước đó, cụ thể những nhân viên gắn bó lâu dài với tổ chức đã và đang dần rời khỏi tổ chức.

Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Theo Campell và Fiske (1959), một đo lường được gọi là có độ tin cậy (validity) nếu nó đo lường đúng được cái cần đo lường hay đo lường đó vắng mặt cả hai loại sai số, hệ thống và ngẫu nhiên.

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Item - Total correclation).

Theo Nguyễn Đình Thọ, hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0,1]. Về lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt (thang đo có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều này không thực sự như vậy. Hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (> .95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau (nghĩa

là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu. Hiện tượng này gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường (redundancy)).

Cũng cần lưu ý thêm là mơ hình đo lường kết quả dựa trên nguyên tắc trùng lắp (redundancy principle; DeVellis 2003). Các biến đo lường dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải tương quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, khi kiểm tra từng biến đo lường phải sử dụng hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation). Trong SPSS sử dụng hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (corrected item-total correlation). Hệ số này lấy tương quan của biến đo lường xem xét với tổng các biến cịn lại của thang đo (khơng tính biến đang xem xét). Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) ≥ .30 thì biến đó đạt u cầu (Numnally & Bernstein 1994). Tuy nhiên nếu chúng trùng lắp hồn tồn (bằng 1) thì hai biến đo lường này thật sự chỉ làm một việc, vậy chỉ cần một trong hai biến là đủ. Theo các nhà nghiên cứu, một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [.70-.80]. Nếu Cronbach’s Alpha ≥ .60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Numnally & Bernstein 1994).

Bảng 2.6: Kết quả độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Nhóm yếu tố Số biến quan sát Cronbach's Alpha Hệ số tương quan

biến tổng bé nhất Bản chất công việc 4 .922 .814 Đào tạo và phát triển nghề nghiệp 5 .923 .667 Cấp trên trực tiếp 5 .903 .724 Thu nhập 3 .842 .677 Đồng nghiệp 4 .789 .494

Cân bằng giữa công

việc và cuộc sống 3 .249 .092

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 20

Theo kết quả phân tích ở Bảng 2.6 cho thấy yếu tố “Cân bằng giữa cơng việc và cuộc sống” có hệ số Cronbach’s Alpha = .249 < .60 và các hệ số tương quan biến

tổng đều < .30. Thang đo “Cân bằng giữa công việc và cuộc sống” không đủ độ tin cậy, loại thang đo này ra khỏi các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Cơng ty.

Phân tích nhân tố EFA

Như đã nêu trên, Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Vấn đề tiếp theo là thang đo phải được đánh giá giá trị của nó. Hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là Phương pháp EFA) giúp đánh giá hai loại giá trị này.

Phương pháp phân tích EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là khơng có biến phụ thuộc và độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships). EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát.

Phân tích nhân tố được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm bằng độ giá trị hội tụ (convergent validity) đồng thời đo lường độ giá trị phân biệt (discriminant validity) giúp đảm bảo sự khác biệt, khơng có mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố sử dụng để đo lường các nhân tố bằng độ giá trị phân biệt.

Theo Hair & ctg (1998, 111), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:

 Factor loading > .30 được xem là đạt mức tối thiểu

 Factor loading > .40 được xem là quan trọng

 Factor loading > .50 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.

Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu:

 .50 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để

xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp.

 Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < .05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến khơng có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < .05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

 Phương pháp trích “Principal Component Analysis” được sử dụng kèm với

phép quay “Varimax”. Điểm dừng trích khi các yếu tố có “Initial Eigenvalues” > 1.

 Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > .50

Kết quả phân tích nhân tố khám phá theo Phụ lục 4 như sau:

 Giá trị KMO đạt .840 thỏa điều kiện .50 ≤ KMO ≤ 1.

 Kiểm định Bartlett đạt giá trị 2827.903 với mức ý nghĩa thống kê Sig = 0.000 do đó các biến quan sát có sự tương quan trong mỗi nhân tố.

 Theo tiêu chuẩn “Initial Eigenvalues” > 1 thì có 5 nhân tố được rút ra. Phương sai trích đạt 75.617% điều này cho thấy 5 nhân tố được trích ra giải thích được 75.617% biến thiên của dữ liệu. Kết quả chấp nhận được.

 Trong ma trận xoay, tất cả các biến đều có hệ số tải nhân tố > .50 thỏa yêu cầu.

Như vậy, qua kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố, kết quả cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty theo thứ tự: (1) Đào tạo và phát triển nghề nghiệp; (2) Cấp trên trực tiếp; (3) Bản chất công việc; (4) Đồng nghiệp; (5) Thu nhập và khơng có biến quan sát nào của các nhân tố này bị loại bỏ, số biến quan sát là 21.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại công ty cổ phần du lịch thanh bình đến năm 2020 (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)