Các chỉ số thanh khoản cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 25 - 27)

Hình 3.9 : Sơ đồ cơ cấu QLRRTK tập trung tại ACB

2.1 Rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại

2.1.5 Các chỉ số thanh khoản cơ bản

Các chỉ số thanh khoản là phương pháp đo lường thanh khoản ngân hàng truyền thống và phổ biến (Trần Huy Hoàng, 2011), bao gồm:

 Hệ số CAR (hệ số Cooke): đo lường tỷ lệ Vốn tự có trên tài sản Có quy đổi theo mức độ rủi ro khác nhau. Tỷ lệ này thực chất không đo lường khả năng thanh khoản của ngân hàng mà đo lường khả năng thanh toán – hay chất lượng tài sản Có. Trong đó, khả năng thanh toán là tiền đề đảm bảo ngân hàng có khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, để tỷ lệ này đảm bảo chính xác, việc quy định về phân loại rủi ro tài sản Có là điều đáng để NHNN cũng như các ngân hàng thương mại lưu tâm.

 Chỉ số giới hạn huy động vốn (H1): Vốn tự có / Tổng nguồn vốn huy động, được đưa ra với mục đích giới hạn mức huy động vốn của ngân hàng, tránh tình trạng lạm dụng nguồn huy động vượt quá khả năng bảo vệ của nguồn vốn tự có, từ đó dẫn tới hậu quả mất khả năng chi trả. Chỉ số này càng cao thì ngân hàng càng an tồn.

 Chỉ số tỷ lệ địn bẩy vốn cấp 1 (H2): Vốn tự có / Tổng tài sản Có, được sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro tổng tài sản Có của một ngân hàng. Thông thường, ngân hàng nào gặp phải sự sụt giảm về tài sản càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng đó càng giảm. Chỉ số này cho phép tài sản ngân hàng sụt giảm ở một mức độ nhất định so với vốn tự có của ngân hàng nhằm đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng trong điều kiện thị trường biến động. Tuy nhiên,

tỷ lệ này được coi là tỷ lệ tiền thân của hệ số Cooke và khơng cịn được sử dụng rộng rãi ngày nay.

 Chỉ số trạng thái tiền mặt (H3): được tính bằng (Tiền mặt + Tiền gửi thanh tốn tại NHNN + Tiền gửi khơng kỳ hạn tại các TCTD)/Tổng tài sản Có. Chỉ số này đánh giá việc ưu tiên cho dự trữ thanh khoản cấp 1 trên tổng nguồn sử dụng vốn của ngân hàng thương mại. H3 càng cao thì khả năng thanh khoản càng tốt, cho thấy ngân hàng đang dự trữ nguồn tiền đáng kể để đáp ứng nhu cầu chi trả tức thời.

 Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H4): được tính bằng (Chứng khốn kinh doanh + Chứng khốn sẵn sàng để bán)/Tổng tài sản Có, phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khốn có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài sản Có của ngân hàng. Chỉ số này càng cao, trạng thái thanh khoản càng tốt.

Tuy nhiên, đây không phải là một chỉ số đánh giá chính xác tại thị trường Việt Nam hiện tại do thiếu thanh khoản thị trường để thanh lý các lại chứng khoán này và quy định kế toán về phân loại chứng khoán. Cụ thể, những chứng khốn được tính ở đây có thể bao gồm chứng khốn vốn khơng niêm yết có tính thanh khoản thấp. Mặt khác, việc bỏ qua chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn cũng là một thiếu sót do có rất nhiều chứng khốn nợ giữ đến ngày đáo hạn có tính thanh khoản cao như trái phiếu Chính phủ, có thể sử dụng để tạo thanh khoản cho ngân hàng.

 Chỉ số năng lực cho vay (H5): được tính bằng Dư nợ / Tổng tài sản Có, phản ánh mức độ cho vay trên tổng tài sản Có của ngân hàng. Vì tín dụng được cho là một loại tài sản có tính thanh khoản thấp nhất trong tổng tài sản Có của ngân hàng nên việc nắm giữ tài sản này càng nhiều dẫn đến chỉ số H5 càng cao, khả năng thanh khoản càng thấp.

 Chỉ số H6: được tính bằng Dư nợ/Tiền gửi khách hàng, đánh giá tỷ lệ nguồn tiền gửi khách hàng đã được sử dụng để cung ứng tín dụng. Chỉ số này càng cao, khả năng thanh khoản của ngân hàng càng thấp.

 Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD (H7): được tính bằng Tiền gửi và cho vay các TCTD khác / Tiền gửi và vay từ các TCTD khác. Chỉ số này càng cao cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Nếu H7 > 1, ngân hàng đang đi gửi nhiều hơn đi vay, nắm được quyền chủ động trong thanh khoản và ngược lại.

 Chỉ số H8: được tính bằng (Tiền mặt + Tiền gửi thanh tốn NHNN + Tiền gửi khơng kỳ hạn tại các TCTD)/Tiền gửi của khách hàng, đánh giá tỷ lệ phần trăm nguồn thanh khoản cấp 1 được dự trữ cho nhu cầu chi trả cho khách hàng huy khi có nhu cầu rút tiền đã gửi. Chỉ số này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt.

Cách đo lường thông qua chỉ số trên có điểm yếu là nhìn thanh khoản trên góc độ tĩnh, với tính thanh khoản dựa vào phân loại của kế tốn nên có thể khơng chính xác. Tuy nhiên, một điểm mạnh không thể phủ nhận của phương pháp này là dễ dàng và nhanh chóng thu thập dữ liệu và tính tốn. Vì thế, phương pháp này vẫn được sử dụng khá rộng rãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)