Hình 3.9 : Sơ đồ cơ cấu QLRRTK tập trung tại ACB
3.2 Hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại NH TMCP Á Châu
3.2.3.1 Khuôn khổ và quy định nội bộ
Để đảm bảo hoạt động QLRRTK được thống nhất và thông suốt, một hệ thống khuôn khổ và các quy định nội bộ cho hoạt động QLRRTK nội bộ được thành lập bao gồm chính sách, quy trình, cơng cụ đo lường và các hạn mức thanh khoản nội bộ. Hệ thống này được lần lượt các cấp có thẩm quyền quy định, nhằm đưa hoạt động quản lý thống nhất từ trên xuống, tuân thủ theo quy định của NHNN và kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng.
Vào năm 2012, lần đầu tiên Ngân hàng có một loạt chính sách về quản lý rủi ro được phê duyệt và ban hành, trong đó có chính sách QLRRTK. Chính sách quy định về nội dung QLRRTK, thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp quản lý và sơ lược về hệ thống văn bản quy định, cơ chế báo cáo của hệ thống quản lý. Chính sách QLRRTK được coi là văn bản có tính cao nhất và tổng quát nhất quy định phương thức và cơ chế quản lý, đảm bảo các bộ phận có liên quan có khái niệm và định hướng chung nhất về RRTK và QLRRTK của Ngân hàng. Chính sách này được thay đổi và cập nhật khi có thay đổi về mặt chiến lược hoặc khi điều kiện thị trường thay đổi.
Nhằm cụ thể hóa các nội dung hoạt động được quy định trong chính sách, các quy trình quản lý và các tài liệu kỹ thuật mô tả cụ thể hoạt động của các bên liên quan, trong đó đảm bảo đầy đủ 5 bước: nhận diện, đo lường, kiểm soát, giám sát – báo cáo và giảm thiểu rủi ro. Mỗi bước quy định rõ các công việc và trách nhiệm của các cá nhân và bộ phận/phịng ban tham gia QLRRTK. Ngồi ra, các tài liệu kỹ thuật cịn mơ tả các phương pháp, cơng cụ để đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro thanh khoản, các phương pháp kiểm tra sức chịu đựng, lập kế hoạch dự phòng, các biện pháp xử lý thiếu hụt thanh khoản tạm thời và dài hạn. Các bước cơng việc QLRRTK có nhiệm vụ:
Nhận diện: giúp phát hiện sớm các giấu hiệu rủi ro thanh khoản thông qua việc xem xét các khả năng phát sinh RRTK từ các sản phẩm hoặc hoạt động kinh doanh mới hoặc khi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm của RRTK. Đo lường: sử dụng các cơng cụ phân tích như đánh giá nguồn thanh khoản
khả dụng, dự phòng thanh khoản, cơ cấu tài sản Nợ - tài sản Có và mức độ đa dạng hóa của nguồn vốn và sử dụng vốn để đo lường phạm vi rủi ro, mức độ ảnh hưởng của rủi ro tiềm năng.
Kiểm soát: từ những kết quả đo lường trên và kế hoạch kinh doanh , đơn vị chuyên trách đề xuất các hạn mức, quy trình kiểm sốt rủi ro phù hợp hoặc kích hoạt Kế hoạch ứng phó sự cố thanh khoản.
Giám sát: quy định chế độ báo cáo, trách nhiệm báo cáo và các cấp thẩm quyền nhận báo cáo giám sát. Trong đó, sơ lược nội dung tối thiểu và định kỳ cho từng loại báo cáo.
Giảm thiểu: đề cập đến trách nhiệm của các cá nhân và đơn vị có thẩm quyền quyết định đến việc thay đổi cơ cấu thanh khoản của Ngân hàng.