Hình 3.9 : Sơ đồ cơ cấu QLRRTK tập trung tại ACB
2.2 Quản lý rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại
2.2.3.1 Phương pháp tiếp cận tài sản Nợ
Phương pháp tiếp cận tài sản Nợ là phương pháp đóng các khoản lệch thanh khoản bằng cách can thiệp vào các nguồn huy động, tài trợ từ bên ngoài thông qua các sản phẩm khác nhau và đối tượng khách hàng khác nhau. Các sản phẩm bao gồm tiền gửi khách hàng, giấy tờ có giá, các khoản vay, các nguồn tài trợ theo chương trình vay vốn ưu đãi,…từ các đối tượng khác nhau và từ NHNN. Nhằm tránh rủi ro tập trung, bị phụ thuộc vào một phân khúc thị trường đơn lẻ, chính sách tài trợ phải dựa trên sự đa dạng hóa và tùy thuộc vào đặc điểm, phản ứng khác nhau của các nhóm đối tượng khác nhau nhưng chủ yếu được chia thành hai nhóm đối tượng: Tài trợ bán lẻ (các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ) và Tài trợ bán sỉ (các tập đồn thương mại và cơng nghiệp lớn, các tổ chức tín dụng khác, các cơ quan chính phủ). Lý do hai nguồn vốn trên được phân biệt bởi sự khác nhau trong độ nhạy của chúng đối với rủi ro tín dụng, lãi suất và phản ứng khác nhau đối với những thay đổi trong điều kiện kinh tế và điều kiện tài chính của một ngân hàng (Comptroller’s Handbook – Safety and Soundness, 2012, p. 15).
Tài trợ bán lẻ:
Đây được coi là nguồn vốn chính của các ngân hàng thương mại, được hình thành do sự gần gũi về mặt địa lý, chủ yếu từ sự tín nhiệm của khách hàng và mối quan hệ với các nhân viên của ngân hàng. Đặc điểm quan trọng của nguồn vốn bán lẻ là tính ổn định và độ đàn hồi cao, được thể hiện trong điều kiện bình thường lẫn bất thường. Đặc biệt, trong điều kiện hoạt động kinh doanh bình thường, nguồn vốn này được duy trì khá ổn định với khả năng tái tục các khoản gửi rất cao. Trong điều kiện bất thường, khả năng rút tiền của khách hàng bán lẻ cũng khơng nhanh chóng như các thành phần khách hàng khác. Những đặc điểm trên đem đến những lợi thế cho việc thu hẹp độ lệch thanh khoản là mang lại nguồn vốn ổn định, với chi phí khá ổn định, và được các ngân hàng sử dụng trong hoạch định kế hoạch kinh doanh dài hạn.
Tài trợ bằng nguồn bán lẻ cũng có một số bất lợi xuất phát từ những đặc điểm riêng của nó. Thứ nhất, trong tình huống khẩn cấp, việc huy động một lượng vốn lớn khá khó khăn. Thứ hai, khi ngân hàng muốn giảm bớt huy động để giảm chi phí khi nhu cầu sử dụng đi xuống có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín ngân hàng và mối quan hệ với khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn trong tương lai.
Với những điểm mạnh và yếu trên, ngân hàng có thể cân nhắc sử dụng nguồn tài trợ bán lẻ hồn cảnh thích hợp và tùy vào đặc điểm ngân hàng. Bên cạnh đó, cần duy trì nguồn vốn này bằng cách thường xuyên nâng cao uy tín, mối quan hệ với khách hàng và phổ cập mạng lưới ngân hàng đến nhiều vùng khác nhau.
Tài trợ bán sỉ:
Đây là nguồn vốn thường được dùng để thay thế sự thiếu hụt của huy động bán lẻ. Các hình thức được sử dụng chủ yếu ở Việt Nam như vay qua đêm, nhận tiền gửi và vay ngắn hạn từ ngân hàng khác, các giao dịch repo,… Điểm mạnh của nguồn vốn này là (thông thường) rẻ hơn nguồn bán lẻ và linh hoạt hơn trong việc sử dụng, tránh dư thừa khi không cần thiết. Vì thế, sử dụng nguồn vốn này giúp ngân
hàng giải quyết được thanh khoản kịp thời và nhanh chóng và (thơng thường) với chi phí rẻ hơn.
Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn vốn bán sỉ cần được cần nhắc bởi một số điểm khó khăn và bất lợi. Thứ nhất, đây là thị trường với các thành viên là chuyên gia nên đòi hỏi phải có kiến thức và hiểu biết về các quy định và quy cách hiện hành. Thứ hai, nguồn vốn bán sỉ lớn và không được bảo hiểm tiền gửi nên cực kỳ nhạy cảm với rủi ro tín dụng và lãi suất, và là nguồn vốn chứa đựng rủi ro thanh khoản lớn đối với ngân hàng. Nếu có tín hiệu xấu, dẫn đến sụt giảm nguồn vốn, quy mơ giảm có thể rất đáng kể và gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Mặt khác, dù nguồn tài trợ bán sỉ này nhiều khi rẻ hơn nguồn bán lẻ và linh hoạt hơn trong việc sử dụng, tránh dư thừa nhưng phụ thuộc quá lớn vào nguồn tài trợ này có thể dẫn tới việc ngân hàng bị đánh giá là khơng có thanh khoản tốt, từ đó có thể tốn nhiều chi phí để huy động hơn hoặc nghiêm trọng hơn là có thể bị khách hàng rút vốn hoặc từ chối tài trợ thêm.
Với những đặc điểm trên, ta thấy sử dụng nguồn vốn bán sỉ mang lại một số lợi ích đáng kể nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì thế, phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn này có thể giải quyết được rủi ro thanh khoản trong ngắn hạn nhưng mang lại nhiều rủi ro hơn trong tương lai. Việc sử dụng linh hoạt và kết hợp nhiều nguồn vốn là yếu tố then chốt để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại phát sinh cho ngân hàng.