Hình 3.9 : Sơ đồ cơ cấu QLRRTK tập trung tại ACB
2.2 Quản lý rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại
2.2.3.2 Phương pháp tiếp cận tài sản Có
Phương pháp tiếp cận tài sản Có là phương pháp đóng các khoản lệch thanh khoản bằng cách sử dùng nguồn thanh khoản từ các tài sản Có hoặc sinh ra từ các tài sản Có.
Để giải quyết nhu cầu thanh khoản, ngân hàng thường nắm giữ tiền mặt và một số tài sản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi cần thiết. Những tài sản này kết hợp thành tấm đệm thanh khoản, có thể dễ dàng và nhanh chóng chuyển hóa thành
tiền mặt với chi phí hợp lý, hoặc được đầu tư với kỳ hạn ngắn để đáo hạn khi cần thanh khoản bổ sung. Mặc dù chúng có thể sản sinh ra thu nhập lãi nhưng mục đích chính vẫn là cung cấp thanh khoản khi cần thiết. Các tài sản này được chia thành hai nhóm là Thanh khoản chính và Tài sản khả nhượng.
Thanh khoản chính/Thanh khoản sơ cấp: tiền mặt và tất cả các khoản tiền gửi đến hạn tại Ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác. Để thuận tiện và đúng với mục đích thực tiễn, ta coi các khoản này đều là tiền mặt. Tiền mặt được giữ với các mục đích nhu cầu chi trả, thanh tốn bù trừ và yêu cầu pháp định. Vì duy trì tiền mặt khơng mang lại lãi suất nên việc nắm giữ loại tài sản này nên được duy trì ở mức tối thiểu. Mặc dù trong điều kiện bình thường, lượng thanh khoản chính này có thể cao hơn nhu cầu chi trả tiền mặt nhưng việc duy trì lượng thanh khoản chính này khơng dưới mức tối thiểu là yêu cầu khắt khe cần tuân theo. Nếu nhà quản lý thanh khoản sử dụng một phần tiền trên để đầu tư vào các tài sản khác, ngân hàng có thể đối mặt với việc sút giảm lòng tin của khách hàng khi họ bị từ chối khoản cấp tín dụng mới. Do vậy, nếu không theo đuổi lợi nhuận một cách bất chấp thì ngân hàng khơng nên sử dụng lượng thanh khoản chính này để đầu tư mới.
Thanh khoản thứ cấp hay Tài sản khả nhượng: bao gồm những giấy tờ có giá do ngân hàng nắm giữ có khả năng mua bán trên thị trường.. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản chỉ đứng sau thanh khoản chính, nhưng lại có quy mơ hơn hẳn thanh khoản chính. Tài sản khả nhượng bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, công cụ thị trường tiền tệ như giấy chứng nhận tiền gửi và thương phiếu,…Các sản phẩm này có thể được bán, sử dụng cho các hợp đồng mua lại (repo) hoặc được sử dụng như tài sản thế chấp. Các giao dịch có thể thực hiện trên thị trường liên ngân hàng hoặc với ngân hàng trung ương. Những tài sản này có thể được ghi nhận tại bảng cân đối của ngân hàng hoặc ký gửi vào một tổ chức tài chính chuyên biệt. Mặc dù những tài sản trên được coi như gần với tiền mặt bởi khả năng chuyển thành tiền mặt khi cần, nhưng thời gian, quy mô, kỳ hạn của việc chuyển đổi tùy thuộc vào tính chất phức tạp và
độ rủi ro của tài sản, tính chất và tình trạng của thị trường cho sản phẩm đó vào thời điểm muốn chuyển đổi.
Điểm mạnh của phương án này là ngân hàng có thể chủ động trong việc đáp ứng thanh khoản mà không phụ thuộc vào chủ thể khác. Bên cạnh đó, danh mục tài sản khả nhượng có thể được sử dụng như tài sản thế chấp cho các giao dịch vay liên ngân hàng. Đây cũng được là một tín hiệu tốt về tình trạng thanh khoản của ngân hàng đối với các nhà đầu tư.
Tuy vậy, nó cịn tồn tại một số điểm yếu như tốn chi phí thanh khoản (chi phí cơ hội từ việc đầu tư các tài sản thanh khoản mà không phải là các tài sản sinh lời cao khác), chi phí hoa hồng khi bán tài sản, giá thị trường của tài sản có thể thấp hơn giá trị đầu tư do biến động của thị trường. Đặc biệt, tài sản khả nhượng có thể được sử dụng trong trường hợp sự cố thanh khoản chỉ xảy ra đối với từng ngân hàng và không mang tính hệ thống. Trong trường hợp khủng hoảng hệ thống, các ngân hàng đều có xu hướng bán ra hoặc đem thế chấp các tài sản có rủi ro cao hơn, dẫn tới không ai sẵn sàng cung ứng thanh khoản. Từ đó, khả năng đảm bảo thanh khoản của các tài sản này trở nên yếu đi hẳn.
Tóm lại, các tài sản khả nhượng có thể đóng vai trị xoa dịu tác động của các cuộc khủng hoảng thanh khoản ngắn hạn. Trong dài hạn, vai trò của các tài sản này chỉ mang tính hỗ trợ.