Các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 36 - 40)

Hình 3.9 : Sơ đồ cơ cấu QLRRTK tập trung tại ACB

2.3 Các nghiên cứu trước

Các phân tích về yếu tố ảnh hưởng đến RRTK không nhiều và chủ yếu từ các năm 2000 trở về sau, khi các ngân hàng trên thế giới bắt đầu quan tâm hơn đến vấn đề này. Tuy nhiên, phần đông các nghiên cứu tập trung vào khu vực châu Âu và bắc Mỹ, tại các nền kinh tế phát triển. Trong các nghiên cứu này, các yếu tố tác động đến thanh khoản được chia thành hai nhóm là nhóm các yếu tố ngoại sinh (các biến số kinh tế vĩ mơ, ảnh hưởng của chính sách từ ngân hàng trung ương) và nhóm các yếu tố nội tại (tổng tài sản ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu…).

Nghiên cứu của Aspachs và ctg. (2005) phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng tại Anh. Hai biến phụ thuộc là Tỷ lệ dự trữ

thanh khoản tính trên tổng tài sản Có và tổng số dư huy động tiền gửi. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập trên cơ sở hàng quý, trong giai đoạn 1985 – 2003. Hai đóng góp quan trọng của nghiên cứu này

nằm ở các yếu tố bên ngồi là chính sách hỗ trợ vốn của Ngân hàng trung ương (NHTW) – LOLR, và sự tác động của yếu tố chu kỳ đến đệm thanh khoản của ngân hàng thông qua kỳ vọng tăng trưởng của ngân hàng.

Sau nghiên cứu trên 1 năm, Valla và cộng sự cũng đưa ra kết quả nghiên cứu vào năm 2006 tại thị trường Pháp chủ yếu nghiên cứu các yếu tố ngoại sinh, dựa trên tổng hợp các chỉ tiêu tại cân đối tài sản của các ngân hàng hoạt động trong giai đoạn Quý I/1993 đến Quý I/2005. Điểm mới của nghiên cứu này không dựa

vào các chỉ số tài sản thanh khoản như các nghiên cứu trước mà dựa vào khái niệm “các dòng thanh khoản gộp” (gross liquidity flows) – được định nghĩa là sự thay đổi của tài sản có thanh khoản trong hai thời điểm khảo sát kế nhau. Ngoài ra, để loại tác động của yếu tố ngoại sinh liên quan đến chu kỳ kinh tế, nghiên cứu trừ ra tốc độ tăng trưởng tài sản thanh khoản trung bình của ngành. Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố ngoại sinh ảnh hưởng lớn đến phản ứng của ngân hàng trong việc hình thành danh mục thanh khoản, đặc biệt là yếu tố sự tăng trưởng kinh tế: ngân hàng có xu hướng tích trữ tài sản thanh khoản khi thị trường đi xuống và giảm thanh khoản khi thị trường đi lên. Nghiên cứu đề xuất sự quản lý nhà nước trong điều kiện bình thường nên quan tâm đến các tỷ lệ thanh khoản và các dòng tiền, tuy nhiên trong điều kiện bất thường thì cần chú trọng đến khả năng vay mượn trên thị trường tiền tệ và tài chính.

Trong các nghiên cứu về các tác nhân ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản, nghiên cứu của Vodová công bố vào các năm 2011-2014 cho các thị trường độc lập là Séc, Slovakia, Hungary và Ba Lan là các nghiên cứu có giá trị mặc dù nó chỉ mang tính đặc trưng của từng thị trường.

Trong các nghiên cứu của mình, Vodová tập trung nghiên cứu tác yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng. Mơ hình đo lường thanh khoản thông qua các hệ số thanh khoản. Các hệ số thanh khoản bao gồm L1, L2, L3 và L4, tính tỷ lệ tài sản thanh khoản và cho vay trên Tổng tài sản có hoặc huy động và vay mượn khác. Tùy thuộc vào nghiên cứu riêng lẻ ở từng nước mà các tỷ lệ này có biến

đổi khác nhau. Kết quả cho thấy các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng.

Đặc biệt, năm 2008, Bonfin và Kim đã đưa ra kết quả nghiên cứu của mình với mẫu quan sát tại 43 nước tại thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ trong giai đoạn 2002-2009. Trong đó, nghiên cứu chia ra hai giai đoạn nhỏ là trước vào sau khủng hoảng. Nghiên cứu tập trung vào tác động của tâm lý đám đông trong hành vi của các ngân hàng cạnh tranh trong cùng một nhóm đến tính thanh khoản của một ngân hàng (các ngân hàng trong cùng một nhóm được định nghĩa là các ngân hàng có cùng quy mô, hoạt động trên thị trường giống nhau).

Trong nghiên cứu của mình, tác giả đồng thời sử dụng ba nhóm biến độc lập để mơ tả thanh khoản gồm các chỉ số Tín dụng trên huy động, Thanh khoản liên ngân hàng (Tài sản Có liên ngân hàng/Tài sản Nợ liên ngân hàng) và Tỷ lệ thanh khoản (được tính bằng tổng của tiền mặt, tiền gửi và cho vay của ngân hàng, trái phiếu chính phủ niêm yết có thời gian cịn lại dưới 3 tháng, trên tổng huy động khách hàng và huy động ngắn hạn khác). Điểm đặc biệt của nghiên cứu không xét mối quan hệ giữa các biến số của ngân hàng với tính thanh khoản của ngân hàng mà với ngân hàng khác để tìm ra tác động hành vi của ngân hàng thuộc nhóm với nhau. Kết quả cho thấy, có sự tác động lẫn nhau giữa ngân hàng trong một nhóm nhưng tác động khơng lớn. Điều này có thể giải thích do nhóm mẫu nghiên cứu tác giả chọn là 500 ngân hàng lớn nhất nên các ngân hàng có chiến lược hoạt động độc lập, có khả năng tiếp cận thị trường tiền tệ và vốn và (có thể) có sự tin tưởng rằng có thể được sự ứng cứu của NHTW. Bên cạnh đó, nghiên cứu cịn đề xuất rằng sau khủng hoảng, chiến lược huy động vốn dựa vào thị trường liên ngân hàng khơng cịn thích hợp.

Có thể tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng qua các nghiên cứu trước đây tại bảng 2.1.

Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Chú thích: (+) Tác động cùng chiều (-) Tác động ngược chiều (+/-) Tác động lúc thuận lúc nghịch ( ) Khơng có ý nghĩa giải thích

Tại Việt Nam, nghiên cứu gần đây của tác giả Trương Quang Thông (2013) cũng nhận diện những nguyên nhân của rủi ro thanh khoản đối với hệ thống NHTM Việt Nam.

Nghiên cứu này phân tích trên dữ liệu của 27 NHTM Việt Nam giai đoạn 2002 đến 2011. Trong nghiên cứu này, tác giả đi sâu tìm hiểu tác động của hai nhóm nhân tố (biến độc lập) là: nhóm nhân tố bên trong (như quy mô tổng tài sản, quy mơ tổng tài sản bình quân, tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng tài sản, sự phụ thuộc các nguồn tài trợ bên ngồi, tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn,…) và nhóm các nhân tố bên ngoài (tăng trưởng GDP, thay đổi cung tiền và thay đổi lạm phát) đến biến phụ thuộc là “khe hở tài trợ” được tính bằng chênh lệch giữa các khoản tín dụng và huy động vốn chia cho tổng tài sản. Kết quả của mơ hình đã xác định có 5 nhân tố bên trong và một nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân

hàng và tác động của tăng trưởng kinh tế có độ trễ lên việc giảm rủi ro thanh khoản. Đó là: Tổng tài sản (+/-), Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (-), Vốn tự có/Tổng nguồn vốn (-), Tỷ lệ dự trữ thanh khoản/Tổng tài sản (-), Vay liên ngân hàng (+), Tăng trưởng kinh tế (-/+) và lạm phát (-).

Thành tựu của các nghiên cứu này là tìm được phương pháp định lượng để phân tích tác động của các yếu tố nội sinh cũng như yếu tố ngoại sinh ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, từ đó gợi ý cho nhà quản trị ngân hàng cũng như cấp quản lý nhà nước tìm kiếm phương pháp hạn chế rủi ro thanh khoản xảy ra cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu quan tâm đến hiện trạng hệ thống QLRRTK tại các ngân hàng và phương cách nâng cao hoạt động QLRRTK. Do vậy, với luận văn này, người viết mong muốn làm sáng rõ hơn công tác QLRRTK thông qua:

 Trình bày, tổng hợp các lý thuyết về QLRRTK, các phương pháp đo lường RRTK, cũng như điểm mạnh – yếu của từng phương pháp đo lường đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

 Trình bày, tổng hợp và đánh giá thực trạng thanh khoản và công tác QLRRTK tại NH TMCP Á Châu trong giai đoạn 5 năm gần nhất. Thơng qua phân tích và so sánh với các NH TMCP lớn khác, so sánh với các quy định chung và đánh giá của những quản lý và nhân viên ACB, luận văn sẽ đưa ra các đánh giá về thực trạng thanh khoản và bức tranh chung của công tác QLRRTK tại NH TMCP Á Châu, từ đó giúp tìm ra những thiếu sót và bất cập trong công tác này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)