Hình 3.9 : Sơ đồ cơ cấu QLRRTK tập trung tại ACB
3.1 Tổng quan về NH TMCP Á Châu
3.1.1.2 Hoạt động tài chính
Đvt: tỷ đồng Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Chỉ tiêu Tổng Tài sản 281.019 176.308 166.600 179.610 201.457 Vốn CSH 11.959 12.624 12.504 12.397 12.788 Tổng dư nợ 102.809 102.815 107.190 116.324 134.032 Huy động vốn 192.926 145.435 141.611 157.692 177.994 LNST 3.208 784 826 952 1.028 ROA (%) 1,14 0,44 0,50 0,53 0,51 ROE (%) 26,82 6,21 6,61 7,68 8,04 NIM (%) 3,30 3,70 2,95 2,93 2,70 CAR (%) 9,25 13,52 14,66 14,10 13,78 NPL (%) 0,89 2,50 3,03 2,17 1,29
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu tài chính của NH TMCP Á Châu (2011-2015) (Nguồn: BCTC hợp nhất của ACB)
Trước 2012, ACB là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tài sản thuộc loại nhanh nhất hệ thống và đứng thứ năm hệ thống về quy mô Tổng tài sản với các chỉ số về lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng nằm trong nhóm những ngân hàng đứng đầu. Tuy nhiên, tình hình hoạt động kinh doanh của ACB trong năm gần đây đã đổi khác với thay đổi của môi trường kinh doanh và đặc biệt là sự cố vào tháng 8/2012 của Ngân hàng. Với sự kiện khi một loạt lãnh đạo ACB lần lượt bị bắt giam và khởi tố do phê duyệt một số hoạt động chưa được cấp phép – gây thiệt hại đối với ngân hàng, huy động khách hàng bị ồ ạt rút ra trong vòng vài ngày. Thêm vào đó, việc NHNN chấm dứt huy động vàng vào cuối năm 2012 và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động sử dụng nguồn vốn vàng cho các mục đích khác khiến hoạt động kinh doanh vàng của Ngân hàng nhanh chóng bị thu hẹp, góp phần làm Tổng tài sản và quy mô huy động của Ngân hàng sụt giảm nhanh chóng.
Sau khủng hoảng 2012, tất cả các chỉ số tài chính của ACB đều sụt giảm, nhiều chỉ tiêu vẫn chưa khôi phục lại mức đã đạt được tại thời điểm cuối 2011.
Thêm vào đó, với sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngân hàng khác, ACB từ vị trí thứ 5 trong hệ thống về quy mô Tổng tài sản đã xuống mức thứ 8 vào giữa năm 2015. Lợi nhuận sau thuế sụt giảm nhanh chóng từ trên 3.000 tỷ xuống mức chỉ trên 700 tỷ. Tình hình mới buộc ngân hàng phải tiến hành cắt giảm chi phí xuống bằng nhiều cách như giảm số lượng nhân sự, giảm ngày làm, giảm lương kinh doanh chi trả cho nhân viên, siết chặt chi phí hành chính và quản lý. Lãnh đạo ACB hy vọng rằng, với hàng loạt biện pháp trên, Ngân hàng có thể nâng dần hiệu quả kinh doanh, từ đó đưa cả bộ máy hoạt động tốt và nâng tầm vị thế trên thị trường.
Chiến lược trung dài hạn của ACB cũng vạch rõ trong năm 2015-2016 - ở giai đoạn 2 của chiến lược, Ngân hàng tập trung xây dựng và nâng cao năng lực để tiến lên vị trí hàng đầu trên thị trường ví dụ như năng lực phân đoạn khách hàng nhằm cung cấp sản phẩm đúng yêu cầu để thắng thế trong phân đoạn khách hàng mục tiêu. Đến giai đoạn 3 vào các năm 2017-2018, ACB sẽ tiến hành định vị hàng đầu bằng cách xây dựng nhiều năng lực tinh tế và phức tạp hơn để phân tích và thấu hiểu khách hàng sâu hơn và tiến hành bán chéo sản phẩm dịch vụ cho khách hàng mục tiêu.
Nằm trong giai đoạn 2 của chiến lược, mục tiêu tài chính năm 2015 của ngân hàng là tăng tưởng tổng tài sản, huy động và cho vay lên 13%, tỷ lệ nợ xấu không quá 3% với lợi nhuận trước thuế là 1.314 tỷ đồng. Thực tế cho thấy, cuối năm 2015, ACB đã hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra. Một điểm đáng lưu ý là chất lượng nợ của ACB đã được nâng cao rõ rệt khi tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,17% tại thời điểm đầu năm xuống mức 1,3% vào cuối năm 2015.
3.1.2 Tình trạng thanh khoản thơng qua các chỉ số
3.1.2.1 Chỉ số giới hạn huy động vốn và Chỉ số đòn bẩy vốn cấp 1
Hình 3.1: Tỷ lệ H1 và H2 của ACB từ năm 2011 đến 2015 (Nguồn: BCTC riêng lẻ của ACB) (Nguồn: BCTC riêng lẻ của ACB)
Trong hầu hết các thời điểm, ACB thể hiện khả năng bảo vệ của nguồn vốn tự có khá tốt khi cả hai chỉ số đều trên 5%. Duy nhất tại thời điểm năm 2011, hai tỷ lệ trên xuống mức dưới 5% do sự tăng trưởng mạnh của tổng tài sản do huy động và tín dụng cuối năm này tăng 20% so với cùng kỳ năm 2010, cao gấp 2 lần mức trung bình của ngành. Sang đến năm 2012, dưới tác động của sự cố thanh khoản và việc chấm dứt huy động và hoạt động kinh doanh vàng của NHNN, Tổng tài sản Có và Tổng vốn huy động đã giảm đáng kể - góp phần làm tăng hai chỉ số này lên quanh mức 7%. Tuy điều này phản thị phần hoạt động của Ngân hàng giảm nhưng đứng trên quan điểm quản lý rủi ro thì nguồn vốn tự có đã đảm bảo tốt hơn cho hoạt động Ngân hàng trong bối cảnh khó tăng Vốn tự có. Đến cuối năm 2015, hai chỉ số này tuy có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao.
0 50 100 150 200 250 300 3 4 5 6 7 8 9 2011 2012 2013 2014 2015 nghìn tỷ % Vốn huy động Tổng tài sản Có H1 H2
3.1.2.2 Khả năng thanh khoản thông qua các chỉ số H3, H4 và H8
Hình 3.2: Tỷ lệ H3 và H4 của ACB từ năm 2011 đến 2015 (Nguồn: BCTC riêng lẻ của ACB) (Nguồn: BCTC riêng lẻ của ACB)
Chỉ số H3 và H8 của ngân hàng phản ánh khả năng chi trả ngay lập tức của Ngân hàng cho những nhu cầu phát sinh từ việc sử dụng vốn hình thành tài sản Có (H3) và cụ thể hơn đối với nhu cầu rút tiền của khách hàng tiền gửi (H8). Trong đó, chỉ số này nhấn mạnh đến khả năng của tấm đệm thanh khoản cơ bản của tiền mặt, tiền gửi tại NHNN và tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác. Qua giai đoạn 5 năm gần nhất của ACB, ta thấy chỉ số H3 đều dưới 10% và đặc biệt là từ 2013 đến nay đã giảm hẳn xuống mức trên 4%. Xu hướng tương tự cho chỉ số H8 khi chỉ trong năm 2013, chỉ số này từ gần 12% xuống mức chỉ nhỉnh hơn 5%. Đây là tác động của chính sách quản lý tiền mặt và kho quỹ nội bộ nhằm giảm chi phí thanh khoản khiến lượng tiền mặt giảm 3,5 lần trong năm 2013. Điểm qua hai con số này tại nhóm 10 ngân hàng đứng đầu về quy mô tổng tài sản, ta thấy phần lớn các ngân hàng thương mại khác duy trì H3 ở mức 3%-6% và H8 ở mức 3%-8% (duy có Vietcombank là 8,59% và 11,53%). Điều này cho thấy, mặc dù tỷ lệ này còn thấp hơn mức trung bình nhưng khơng phải là có rủi ro nếu ngân hàng vận hành hệ thống quản lý tiền mặt tốt.
Chỉ số H4 phản ánh khả năng của các tài sản thanh khoản thứ cấp trong việc
8.48 9.51 4.28 4.13 4.88 0.10 2.41 4.53 13.51 5.84 12.65 11.72 5.13 4.78 5.61 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2011 2012 2013 2014 2015 % H3 H4 H8
mục chứng khoán sẵn sàng để bán của Ngân hàng. Ngược lại với xu hướng giảm dần của H3, chỉ số H4 tăng dần qua các năm và tăng đột phá vào cuối 2014 và trở lại mức gần 6% vào cuối 2015. Số liệu tăng đột biến cuối 2014 là kết quả của việc tăng mạnh danh mục chứng khoán sẵn sàng để bán (tăng hơn 3 lần so với cuối năm 2013 và gấp hơn 82 lần so với thời điểm thấp nhất vào cuối 2011). Tuy nhiên, hiện tượng này chưa chắc phản ánh đúng khả năng thanh khoản giảm mà là tác động của việc hạch toán kế toán (như đã đề cập tại phần lý thuyết). Thực tế cho thấy, ACB luôn đảm bảo quy định của NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an toàn thanh khoản trong những năm vừa qua. Đặc biệt, tỷ lệ dự trữ thanh khoản của ACB thời điểm 31/12/2015 đạt hơn 16% - cao hơn hẳn mức quy định tối thiểu là 10%, nhờ vào lượng chứng khốn Chính phủ (khơng kể việc chúng hạch tốn ở đâu) đáng kể tại Ngân hàng.
Qua phân tích bốn chỉ số đầu, ta có thể thấy rằng ACB đang quản lý theo xu hướng tiết kiệm chi phí thanh khoản bằng cách quản lý chặt các danh mục tài sản thanh khoản. Để đảm bảo an tồn, Ngân hàng cần có cơ chế và quy trình hoạt động chính xác, nghiêm ngặt và nhanh nhạy để liên tục đảm bảo khả năng thanh khoản.
3.1.2.3 Chỉ số năng lực cho vay
Hình 3.3: Tỷ lệ H5 và H6 của ACB từ năm 2011 đến 2015 (Nguồn: BCTC riêng lẻ của ACB) (Nguồn: BCTC riêng lẻ của ACB)
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2011 2012 2013 2014 2015 nghìn tỷ %
Chỉ số H5 (đo lường tỷ lệ của danh mục cho vay khách hàng trong tổng quy mơ Tài sản Có) của ACB ln xấp xỉ mức 60-70%, duy chỉ có năm 2011 chỉ số này giảm xuống mức gần 40%, nhưng sau đó khơi phục lại ở mức năm 2010 và tăng dần cho đến nay. Trong khi quy mô của hoạt động tín dụng khơng biến động lớn trong giai đoạn 5 năm vừa qua, yếu tố lớn nhất là thay đổi của hoạt động kinh doanh vàng và tiền gửi liên ngân hàng đã làm tỷ trọng của cho vay trong tổng tài sản Có thay đổi. Với vai trò là một ngân hàng thương mại hoạt động mạnh ở khu vực bán lẻ thì việc ACB duy trì chỉ số này ở mức 60-70% cho thấy hoạt động này được kiểm soát khá chặt chẽ và ổn định. Bên cạnh đó, chỉ số H6 cũng vận động theo xu hướng tương tự và nằm ở mức trên 70% cho thấy Ngân hàng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn có mục tiêu rõ ràng. Tóm lại, cả hai tiêu chí trên thể hiện khả năng thanh khoản liên quan với viêc sử dụng vốn của ACB tại danh mục cho vay khách hàng khá ổn định với khả năng thanh khoản khá tốt.
Để hiểu sâu hơn, ta có thể xem xét việc thực hiện chỉ số này ở một số ngân hàng thương mại có quy mơ đứng đầu trong hệ thống trong biểu đồ Hình 3.4.
Hình 3.4: Tỷ lệ H5 và H6 của một số ngân hàng thương mại cuối 2015 (Nguồn: BCTC của một số ngân hàng thương mại) (Nguồn: BCTC của một số ngân hàng thương mại)
So với hai ngân hàng có chung thị trường và hoạt động kinh doanh tương tự là Eximbank và Sacombank thì ACB duy trì hai chỉ số trên ở mức trung bình và cân bằng hơn. So với tất cả các ngân hàng còn lại, ACB đang ở mức giữa (H5 đứng thứ
BIDV Vietinbank Sacombank Eximbank ACB Vietcomba
nk SCB MB H5 70 69 62 67 66 57 43 55 H6 105 108 70 86 76 77 68 66 0 20 40 60 80 100 120 %
tư và H6 đứng thứ năm), thể hiện khả năng thanh khoản khá tốt và đồng thời có thể đảm bảo thu nhập cho Ngân hàng.
3.1.2.4 Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD
Hình 3.5: Tỷ lệ H7 của ACB từ năm 2011 đến 2015 (Nguồn: BCTC riêng lẻ của ACB) (Nguồn: BCTC riêng lẻ của ACB)
Từ 2012 trở về trước, hoạt động vay gửi trên thị trường liên ngân hàng của ACB diễn ra khá mạnh mẽ, trong đó Ngân hàng đóng vai trò là người cho vay ròng trên thị trường này. Điều này đạt được nhờ ACB sở hữu một lượng lớn trái phiếu Chính phủ có thể thế chấp để vay vốn trên thị trường mở và đặc biệt là việc huy động vàng từ trong dân cư để bán lấy tiền đồng và sử dụng trên thị trường 1. Sang đến hai năm gần đây, sau khi ACB gặp sự cố và NHNN cấm huy động vàng, hoạt động trên thị trường liên ngân hàng đã giảm hẳn và tình thế đã đảo ngược - ACB trở thành người vay rịng trên thị trường liên ngân hàng. Có thể thấy xu hướng này trên biểu đồ Hình 3.5 trên khi đường H7 đang từ đỉnh tại 236% năm 2011, xuống mức 48% năm 2013. Tuy đến cuối năm 2015, ACB đã trở về với vị thế người cho vay rịng nhưng quy mơ vẫn không đáng kể. Điều này thể hiện việc Ngân hàng đã mất đi một nguồn thu nhập quan trọng của và vị thế trên thị trường. Mặt khác, việc thị phần trên thị trường 2 giảm có thể khiến cho việc huy động vốn liên ngân hàng và điều hành thanh khoản của ACB khó khăn hơn so với thời kỳ trước.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 2011 2012 2013 2014 2015 nghìn tỷ %
3.1.2.5 Cơ cấu kỳ hạn thanh khoản của ACB
Hình 3.6: Mức chênh thanh khoản ròng theo các thang đáo hạn của ACB từ năm 2011 đến 2015 (Nguồn: BCTC riêng lẻ của ACB)
Mức chênh thanh khoản ròng (được định nghĩa là chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra theo các thang đáo hạn) phản ánh rủi ro thanh khoản xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt trong ngắn hạn. Trong giai đoạn 2011-2015, mức chênh lệch này đều âm đối với thang đáo hạn dưới 3 tháng. Tính vào thời điểm cuối 2015, chênh lệch thanh khoản âm tích lũy đối với kỳ hạn dưới 3 tháng hơn 47 nghìn tỷ, và với kỳ hạn 1 năm là 58 ngàn tỷ. Đây cũng là tình trạng chung của các ngân hàng Việt Nam khi khách hàng tiền gửi chủ yếu gửi tập trung gửi ở các kỳ hạn dưới 3 tháng, trong khi cho vay lại tập trung ở các kỳ hạn dài hơn.
Biểu đồ Hình 3.7 và Hình 3.8 thể hiện tỷ trọng các kỳ hạn của cho vay và tiền gửi khách hàng theo thời gian đáo hạn còn lại.
-36 -11 -11 17 52 -60 -14 -1 46 40 -70 6 9 44 33 -37 -10 -10 39 27 -56 20 35 24 28
ĐẾN 1 THÁNG 1-3 THÁNG 3-12 THÁNG 1-5 NĂM TRÊN 5 NĂM
Hình 3.7: Cơ cấu cho vay theo thời gian đáo hạn còn lại của ACB cuối 2015 đáo hạn còn lại của ACB cuối 2015 (nguồn BCTC riêng lẻ của ACB)
Hình 3.8: Cơ cấu tiền gửi khách hàng theo thời gian đáo hạn còn lại cuối 2015 theo thời gian đáo hạn còn lại cuối 2015 (nguồn BCTC riêng lẻ của ACB)
3.2 Hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại NH TMCP Á Châu
3.2.1 Tổ chức hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản
3.2.1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tập trung
Rủi ro thanh khoản ở ACB được quản lý tập trung, trong đó HĐQT là đơn vị chịu trách nhiệm cao nhất trong quản lý rủi ro và là đơn vị có thẩm quyền ban hành chính sách QLRRTK. Cơng tác giám sát và vận hành hệ thống QLRRTK được phân công cho Ủy ban Quản lý rủi ro và ALCO. Trong đó, Ủy ban QLRR có trách nhiệm giám sát công tác tuân thủ và các hạn mức QLRRTK được phê duyệt và điều hành bởi ALCO. Phụ tá cho ALCO trong việc đo lường RRTK, đề xuất các hạn mức RRTK và giám sát cơng tác RRTK là Phịng Quản lý rủi ro thị trường (P.QLRRTT). Các khối kinh doanh và Khối vận hành là người trực tiếp thực hiện công tác điều hành thanh khoản và tuân thủ các hạn mức QLRRTK. Quy trình vận hành được mơ tả theo sơ đồ tại hình 3.9:
Đến 1 tháng, 5%, 5% 1-3 tháng, 10%, 10% 3-12 tháng, 33%, 33% 1-5 năm, 20%, 20% Trên 5 năm, 32%, 32% Trung dài hạn, 47% Đến 1 tháng 1-3 tháng 3-12 tháng 1-5 năm Trên 5 năm
Đến 1 tháng, 49% 1-3 tháng, 16%, 16% 3-12 tháng, 33%, 33% 1-5 năm, 19%, 19% Trên 5 năm, 0,1% Trung dài hạn, 2% Đến 1 tháng 1-3 tháng 3-12 tháng 1-5 năm Trên 5 năm
Hình 3.9: Sơ đồ cơ cấu QLRRTK tập trung tại ACB
3.2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị tham trong công tác quản lý rủi ro thanh khoản quản lý rủi ro thanh khoản
Cơng tác QLRRTK tại ACB có sự phân cấp rõ ràng, trong đó ALCO là đơn vị kiểm sốt – điều hành, có trách nhiệm phê duyệt, ban hành các quyết định liên quan đến việc điều hành thanh khoản, đồng thời xem xét và đánh giá công tác QLRRTK của các đơn vị chịu trách nhiệm. Hỗ trợ cho các quyết định của ALCO là Phòng Quản lý rủi ro thị trường thuộc Khối QLRR. Đơn vị này có trách nhiệm cung cấp