CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3 Phong cách quản trị xung đột (Conflict Management Style) và kết quả hoạt
quả hoạt động của doanh nghiệp (Firm Performance)
Theo nghiên cứu của Rahim và cộng sự (2001) đã đề xuất về mối liên hệ giữa quản trị xung đột và kết quả công việc, nhưng mối quan hệ này chưa được kiểm nghiệm trực tiếp. Lý thuyết dự phòng của quản trị xung đột cho rằng tất cả năm phong cách quản trị xung đột có tác dụng hữu ích tùy thuộc vào tình huống của xung đột. Các tình huống mà mỗi phong cách quản trị phù hợp hoặc không phù hợp tùy thuộc vào các nhà lãnh đạo lựa chọn và sử dụng hiệu quả các phong cách này trong xung đột.
Trong các nghiên cứu đã giới thiệu, hai khía cạnh quan trọng của các nhóm khơng đồng nhất liên quan đến phong cách quản trị xung đột và cho rằng phong
cách quản trị xung đột tích hợp có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất, kết quả của nhóm.
- Nghiên cứu của Trubisky và cộng sự (1991) cho rằng, trong năm phong cách quản trị xung đột của lãnh đạo doanh nghiệp, phong cách tích hợp được cho là một hình thức hiệu quả hơn so với các phong cách khác xét trong mối quan hệ của nó với kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu của Gross & Guerrero (2000) cũng cho rằng phong cách tích hợp và thỏa hiệp cho thấy sự hiệu quả hơn khi so sánh với các phong cách quản trị xung đột khác trong tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu Hocker và Wilmot (1998) đã chỉ ra rằng về tác động tích cực của phong cách tích hợp và phong cách thỏa hiệp đến giải quyết xung đột trong tổ chức, từ đó nâng cao hiệu quả quả hoạt động đối với doanh nghiệp.
Bảng 2.2 Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về phong cách quản trị xung đột ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Phong cách Nghiên cứu Tích hợp Mang ơn Thống trị Né tránh Thỏa hiệp Trubisky và cộng sự (1991) Tác
động Không Không Không Không
Gross & Guerrero (2000) Tác
động Không Không Không
Tác động
Hocker và Wilmot (1998) Tác
động Không Không Không
Tác động
Từ các nghiên cứu nêu trên, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu:
H1-1: Phong cách quản trị xung đột tích hợp ảnh hưởng tích cực đến kết
quả hoạt động của doanh nghiệp
H1-2: Phong cách quản trị xung đột mang ơn ảnh hưởng tích cực đến kết
H1-3: Phong cách quản trị xung đột thống trị ảnh hưởng tích cực đến kết
quả hoạt động của doanh nghiệp
H1-4: Phong cách quản trị xung đột né tránh ảnh hưởng tích cực đến kết
quả hoạt động của doanh nghiệp
H1-5: Phong cách quản trị xung đột thỏa hiệp ảnh hưởng tích cực đến kết
quả hoạt động của doanh nghiệp
Bên cạnh đó, để kiểm định thêm nội dung liên quan đến sự thay đổi trong quy mơ và loại hình doanh nghiệp có ảnh hưởng hay khơng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là:
H2: Có sự khác biệt quản trị xung đột ảnh hưởng tích cực đến kết quả
kinh doanh của các doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động khác nhau.
H3: Có sự khác biệt quản trị xung đột ảnh hưởng tích cực đến kết quả
kinh doanh của các doanh nghiệp có quy mơ khác nhau.
Bảng 2.3 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu
Mã số Giả thuyết
H1-1 Phong cách quản trị xung đột tích hợp ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp
H1-2 Phong cách quản trị xung đột mang ơn ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp
H1-3 Phong cách quản trị xung đột thống trị ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp
H1-4 Phong cách quản trị xung đột né tránh ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp
H1-5 Phong cách quản trị xung đột thỏa hiệp ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp
H2 Có sự khác biệt quản trị xung đột ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt độngkhác nhau
H3 Có sự khác biệt quản trị xung đột ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp có quy mơ doanh nghiệp khác nhau
2.4 Mơ hình nghiên cứu
Như đã trình bày ở Chương 1, cho đến nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể nào về mối quan hệ giữa quản trị xung đột với kết quả hoạt động của doanh nghiệp và hiện nay cũng có rất ít tác giả nghiên cứu trên thế giới thực hiện về vấn