CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thiết kế nghiên cứu
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này gồm 2 bước chính, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2015 thông qua phương pháp phỏng vấn tay đôi với số mẫu là 9, thảo luận nhóm với số mẫu là 15. Nghiên cứu này nhằm mục đích điều chỉnh, bổ sung thang đo của các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 10 năm 2015 với số lượng mẫu là 114, theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lường thông qua việc khảo sát các nhà quản lý của doanh nghiệp. Nghiên cứu này dùng để kiểm định lại mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu đã xây dựng. Nghiên cứu chính thức được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 11/2015 với 154 mẫu nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính
được thu thập ở dạng định tính thơng qua kỹ thuật thảo luận và diễn dịch (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Do sự khác biệt về văn hóa, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, có thể thang đo được thiết lập theo mơ hình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài chưa thật sự phù hợp với thị trường Việt Nam (TP. Hồ Chí Minh). Vì vậy, nghiên cứu định tính là cần thiết phải thực hiện để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thang đo để đo lường các khái niệm nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn tay đôi với 09 chuyên gia và thảo luận nhóm gồm 15 người để xem xét đánh giá về quản trị xung đột và kết quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, điều chỉnh hay bổ sung hay giảm bớt các biến quan sát cho các nhân tố trong khái niệm nghiên cứu, xây dựng thang đo nháp II.
Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện để điều chỉnh thang đo nháp II đã được xây dựng qua nghiên cứu định tính. Tác giả khảo sát thử 114 nhà quản lý doanh nghiệp bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi với thang do Likert 5 mức độ để đo lường sự đồng ý của họ về yếu tố khảo sát đã được rút ra từ nghiên cứu định tính. Mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Dữ liệu thu thập từ nghiên cứu này sẽ được kiểm tra bằng phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA sơ bộ nhằm loại bỏ các biến không đạt yêu cầu và điều chỉnh các biến quan sát trong thang đo để cho phù hợp hơn và xây dựng thang đo trong nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu định lượng chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng này được thực hiện trên cơ sở dữ liệu được thu thập thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp 154 nhà quản lý trong doanh nghiệp nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mơ hình nghiên cứu cùng các giả thuyết nghiên cứu đã được nêu ra tại Chương II. Số Bảng câu hỏi khảo sát được đưa vào phân tích là 154 bảng. Số liệu thu thập từ nghiên cứu chính thức sẽ được kiểm tra
bằng phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA. Tiếp theo là phân tích hồi quy để đánh giá và kết luận mơ hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu.
3.1.2 Quy trình nghiên cứu
Vấn đề và Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu định tính
(Thảo luận tay đơi, thảo luận nhóm)
Nghiên cứu định lượng sơ bộ (n>50)
Phân tích Cronbach alpha và EFA
Nghiên cứu định lượng chính thức
Phân tích Cronbach alpha và EFA
Phân tích hồi quy
Kết luận
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Thang đo nháp I trong nghiên cứu này được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết của Rahim (1983) về quản trị xung đột (5 thành phần, 28 biến quan sát) và cơ sở lý Thang đo nháp I Thang đo nháp II Thang đo chính thức
thang đo khía cạnh tài chính trong mơ hình thẻ điểm cân bằng được phát triển bởi Blackmon (2008) dựatrên ý tưởng của Niven (2002, 2008) gồm 1 thành phần, 8 biến quan sát. Thang do Nháp I xem tại phụ lục số 1.