CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Nghiên cứu định tính
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính nhằm xác định các thành phần trong thang đo quản trị xung đột của Rahim (1983) tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp theo thang đo của phát triểnBlackmon (2008) dựa trên ý tưởng của Niven (2002, 2008). Do sự khác biệt về văn hóa và trình độ phát triển, có thể thang đo được thiết lập theo mơ hình nghiên cứu của các học giả nước ngồi, hoặc do q trình chuyển ngữ mà nội dung chưa thật sự phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam (TP. Hồ Chí Minh). Chính vì vậy, nghiên cứu sơ bộ nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát để đo lường các khái niệm nghiên cứu.
Phỏng vấn tay đôi: đây là kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua việc thảo luận tay đôi giữa hai người: nhà nghiên cứu và đối tượng cần thu thập dữ liệu. Đối tượng là các chuyên gia, nhà quản lý trong doanh nghiệp. Thời gian thực hiện từ tháng 5/2015 đến tháng 6/2015. Trên cơ sở thảo luận, tác giả đã trình bày nội dung đề cương nghiên cứu và đề nghị các chuyên gia cho ý kiến góp ý để xây dựng thang đo nháp. Câu hỏi dàn bài thảo luận đối tượng phỏng vấn theo Phụ lục số 2. Danh sách khách mời phỏng vấn và thảo luận nhóm theo Phụ lục số 3.
Thảo luận nhóm: dưới sự điều hành của nhóm nghiên cứu, các thành viên trong nhóm nêu quan điểm dự theo dàn bài thảo luận và cho ý kiến góp ý thang đo nháp. Nhóm nghiên cứu ghi nhận và tiếp thu ý kiến góp ý của các thành viên trong nhóm thảo luận để hiệu chỉnh thang đo phù hợp.
3.2.2 Kết quả phỏng vấn và thảo luận về các nhân tố của quản trị xung đột và kết quả hoạt động của doanh nghiệp đột và kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Kết quả có 7/9 chuyên gia có sự hiểu biết về khái niệm quản trị xung đột cũng như các thành phần quản trị xung đột, hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của kết quả hoạt động và đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong 9 chuyên gia được
phỏng vấn, có 8/9 chuyên gia đề xuất loại bỏ bớt một số biến quan sát trong thang đo do sự trùng lặp nội dung giữa các biến quan sát trong thang đo nháp I được xây dựng trên cơ sở dịch từ thang đo 5 thành phần quản trị xung đột của Rahim (1983) và thang đo kết quả hoạt động kinh doanh của Blackmon (2008) dựa trên ý tưởng của Niven (2002, 2008) được dịch thuật bởi chính tác giả và hiệu đính bởi chuyên gia là tiến sĩ luật học của Đại học Canberra (Úc).
Cụ thể với khái niệm quản trị xung đột:
- Thành phần Tích hợp, thang đo gốc có 7 biến quan sát, các chuyên gia đề
nghị loại bỏ hai biến quan sát vì:
+ Biến quan sát số 1. “Cơng ty cố gắng cùng nhân viên tìm hiểu vấn đề để đưa
ra giải pháp được tất cả chấp nhận”. Trùng với nội dung đã được nêu trong các
biến quan sát số 3: “Công ty cố gắng làm việc với nhân viên để đưa ra giải pháp xử
lý vấn đề và thỏa mãn được mong muốn chung” và biến quan sát số 6: “Công ty
cùng nhân viên xây dựng quyết định được tất cả chấp nhận”.
+ Biến quan sát số 2: Công ty cố gắng kết hợp ý tưởng của nhân viên với chiến
lược/kế hoạch của công ty với để tìm kiếm và đưa ra quyết định trong cơng việc.
Nội dung biến tối nghĩa và trùng lắp các biến quan sát của thang đo tích hợp.
- Đối với thành phần Mang ơn, thang đo gốc có 6 biến quan sát các chuyên
gia đề nghị loại bỏ một biến quan sát số 9 vì nội dung “Tơi thường đáp ứng những
nguyện vọng của nhân viên trong công việc.” trùng lặp với nội dung biến quan sát
số 8 “Tôi cố gắng đáp ứng các nhu cầu cần thiết của nhân viên trong công việc” và biến quan sát số 13 “Tôi cố gắng đáp ứngmong muốn của các nhân viên”.
- Đối với thành phần Thống trị, thang đo gốc có 5 biến quan sát các chuyên
gia đề nghị loại bỏ một biến quan sát số 17 vì nội dung “Tơi ln kiên trì theo đuổi
quan điểm khi giải quyết vấn đề trong công việc.” được thể hiện nội dung trong
biến quan sát số 18 “Trong tình huống có sự cạnh tranh trong công việc, Tôi sử
dụng quyền lực để quyết định vấn đề” và biến quan sát số 15 “Tôi dùng quyền lực để quyết định vấn đề theo chiến lược/kế hoạch đã định.”
gia đề nghị loại bỏ 2 biến quan sát vì:
+ Biến quan sát số 23 “Tơi cố gắng kiểm soát những bất đồng với nhân viên để tránh cảm giác khó chịu trong cơng việc” đã thể hiện trong nội dung của biến
quan sát số 21: “Tôi cố gắng tránh bất đồng quan điểm với nhân viên”.
+ Biến quan sát số 24: “Tôi cố gắng tránh những cuộc trao đổi thiếu thiện
cảm với nhân viên.” Đã thể hiện nội dung trong biến quan sát số 22: “Tôi cố gắng tránh những tranh cãi không mong muốn với nhân viên.”
Đồng thời, để đảm bảo tính đại diện cho đơn vị nghiên cứu là doanh nghiệp, các chuyên gia đề nghị sửa đại từ nhân xưng trong các biến quan sát từ “Tôi” thành
“Công ty”.
Trên cơ sở tham khảo các ý kiến chuyên gia, tác giả đã thực hiện chỉnh sửa thang đo nháp I và thực hiện lấy ý kiến thảo luận nhóm. Qua kết quả thảo luận nhóm, đa số các thành viên góp ý thống nhất với dự thảo thang đo và khơng có ý kiến góp ý bổ sung thêm hay điều chỉnh thang đo.
Lý do chủ yếu của việc gom các biến quan sát lại thành một biến hoặc loại bỏ bớt biến quan sát sau khi khảo sát ý kiến chuyên gia là một số câu hỏi gốc sau khi chuyển ngữ thì nội dung ý nghĩa là tương tự nhau hoặc có thể rút gọn hoặc có thể thay thế bằng các câu khác mà nội dung dễ hiểu, súc tích hơn nội dung ban đầu nhưng vẫn giữ nguyên nội dung câu hỏi gốc. Cũng có biến quan sát bị loại bỏ do ý nghĩa không rõ ràng, gây hiểu lầm hoặc không phù hợp với thị trường Việt Nam.
3.2.3 Kết quả xây dựng thang đo sơ bộ
Như vậy, trên cơ sở kết quả nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm, tác giả đã bổ sung, chỉnh sửa hoàn chỉnh thang đo nháp II (loại 6 biến quan sát) để thực hiện khảo sát và đánh giá sơ bộ thang đo với 6 thành phần, trong đó, khái niệm quản trị xung đột 5 thành phần với 22 biến quan sát, khái niệm kết quả hoạt động của doanh nghiệp 1 thành phần với 8 biến quan sát. Thang do nháp II tại Phụ lục số 4.