Truyền thông xã hội (Social media marketing)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến tại công ty TNHH thương mại điện tử giải pháp việt (Trang 38 - 39)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ MARKETING TRỰC TUYẾN

1.5. Các nội dung của Marketing trực tuyến

1.5.3.4. Truyền thông xã hội (Social media marketing)

Mạng xã hội (social network) là hình thức giao tiếp hai chiều và trao đổi thông tin trực tuyến qua mạng lưới xã hội như bài viết trên blog, diễn đàn, hình ảnh, âm thanh, video ... hoặc thơng tin và các chia sẻ cá nhân (Jan and Doug, 2010).

Truyền thông xã hội hiện đã được các công ty biết đến khá rộng rãi. Các công ty hiện tại đang hướng đến việc kết nối trong các trang mạng xã hội giống như Facebook, những Blog như Twitter và chia sẻ truyền thông trên các phương tiện như Youtube. Báo cáo dịch vụ từ nghiên cứu của Havard Business Review “The New Conversation: Taking Social Media from Talk to Action” (2010) nhận thấy việc đầu tư vào mạng xã hội là một xu hướng của tương lai.

a) Các dạng mạng truyền thông xã hội

Mạng cộng đồng: hiện nay mạng cộng đồng được đánh giá là cơng cụ trực tuyến

có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất đến người dùng internet nhờ vào đặc trưng như có thể kết nối nhanh chóng với người khác ở khắp nơi trên thế giới, cập nhật tin tức, hình ảnh và tham gia tương tác (bình luận, chia sẻ, đăng kí tham gia ...) một cách đơn

giản. Một số mạng xã hội phổ biến hiện nay: Facebook, Instagram, Zalo, Twitter, MySpace, LinkedIn, Google+ ...

Nhật kí trực tuyến (Blog): sau khi blog 360 Yahoo đóng cửa, blog khơng cịn

được sử dụng nhiều như giai đoạn 2006 -2009. Hiện nay việc làm 1 trang blog chuyên nghiệp được sử dụng phổ biến nhất là Wordpress và Blogger.

Video trực tuyến: với sự phát triển mạnh mẽ của các trang web cho phép chia sẻ

video như hiện nay thì video trực tuyến là một kênh truyền thông xã hội cực mạnh, cho phép tương tác u thích, bình luận hay nhận theo dõi tin tức mới .... Một số kênh phổ biến như Youtube, Vimeo ...

b) Tối ưu hóa hoạt động truyền thơng xã hội

Thu hút và mở rộng cộng đồng người dùng qua kênh truyền thông xã hội: cộng

đồng người dùng chính là cơng chúng mục tiêu cho các hoạt động truyền thơng. Do đó, cộng đồng càng lớn thì số lượng người dùng tiếp cận thông tin càng nhiều, tốc độ lan truyền của thông tin cũng sẽ càng cao.

Sử dụng truyền thông xã hội để đối thoại với người dùng: việc trao đổi với cộng

đồng người dùng sẽ phát triển mối quan hệ hai chiều giữa người làm truyền thông và cộng đồng. Đồng thời, thông qua sự trao đổi, người làm truyền thông sẽ sớm nhận ra được những vấn đề phát sinh hoặc phản hồi từ cộng đồng và có thể sử dụng những phản hồi đó để điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình.

Khuyến khích người dùng cùng tạo ra nội dung: nội dung được tạo nên từ người

dùng thuần túy dễ nhận được sự đón nhận của cộng đồng hơn vì cộng đồng thường có xu hướng né tránh thơng tin từ người làm marekting hoặc người bán hàng.

Theo dõi và phản hồi với cộng đồng người dùng liên tục để có cách điều chính hoặc định hướng lại: vì người dùng có khả năng tự tạo nội dung theo ý kiến cá nhân

và khơng bị kiểm sốt, do đó, những nội dung từ người dùng có thể tiêu cực hoặc không đúng như định hướng của người làm marketing.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến tại công ty TNHH thương mại điện tử giải pháp việt (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)