CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MARKETING TRỰC TUYẾN
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TRỰC
3.3.3. Giải pháp hoàn thiện chiến lược E-marketing mix
3.3.3.1. Chiến lược sản phẩm
Theo mục 2.3.2 thì chiến lược sản phẩm của cơng ty cịn tồn tại một số hạn chế cần đặc biệt quan tâm, vì vậy để khắc phục các hạn chế đó thì cơng ty có thể thực hiện một số giải pháp sau:
Đa dạng hóa các sản phẩm “TCTT trên TBDĐ” đang phổ biển tại Việt Nam: Tiến hành hợp tác với các nhà sản xuất TCTT trên TBDĐ lớn tại Trung Quốc như KingSoft, Tencent, Lilith Games, Goodgame, NetEase,… để có được các sản phẩm
TCTT trên TBDĐ có chất lượng cao, đa dạng hóa theo nhiều thể loại. Theo báo cáo “VietNam Online Mobile Game Market Insights 2015” của SohaGame tại hội thảo Mobile Game Asia 2015 thì các thể loại TCTT đang được yêu thích tại Việt Nam là MMORPG, Strategy, Action RPG, Card Battle, SLG, vì vậy ngồi 2 thể loại TCTT hiện tại mà công ty đang phát hành (MMORPG và Strategy) thì cơng ty nên mua quyền phát hành thêm những thể loại TCTT cịn lại. Tuy nhiên để có thể mua được quyền phát hành những sản phẩm TCTT có chất lượng cao và nội dung hay thì ngồi khả năng tài chính, thương hiệu của cơng ty phát hành TCTT thì cơng ty cần chú ý rằng việc nắm giữ được CSDL marketing lớn về khách hàng sẽ giúp công ty có thêm thế mạnh trong việc đám phán mua quyền phát hành TCTT tại Việt Nam từ các nhà sản xuất Trung Quốc.
Cải thiện chất lượng kỹ thuật vận hành TCTT ở vấn đề chất lượng kết nối đường truyền internet. Cơng ty có thể thực hiện một số giải pháp sau để khắc phục:
Thay vì phát hành chính thức TCTT thì cơng ty nên có giai đoạn phát hành thử nghiệm trước. Phát hành thử nghiệm với số lượng người chơi không giới hạn giúp công ty xác định được các yếu tố lỗi ảnh hưởng đến chất lượng kết nối của TCTT và dù chất lượng kết nối có kém thì khách hàng thử nghiệm cũng sẽ không phản ứng gay gắt như phiên bản phát hành chính thức. Bộ phận hệ thống và bộ phận chất lượng thuộc phòng kỹ thuật tại giai đoạn phát hành thử nghiệm này cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng kết nối kém, từ đó báo cáo ban giám đốc để có biện pháp khắc phục. Như vậy đến khi TCTT được phát hành chính thức thì những lỗi có thể dẫn đến tình trạng kết nối kém sẽ được khắc phục, tuy có thể sẽ xuất hiện những lỗi mới có ảnh hưởng nhưng các bộ phận chịu trách nhiệm có thể giới hạn lại phạm vi tìm kiếm lỗi nhờ vậy tốc độ khắc phục cũng tăng lên.
Vì tình trạng chất lượng kết nối kém chỉ xảy ra ở giai đoạn đầu của TCTT khi mà số lượng khách hàng mới quá nhiều nên việc nâng cấp hệ thống máy chủ server hiện tại của cơng ty sẽ khơng hợp lý vì sau khi TCTT đi vào ổn định thì tình trạng kết nối kém cũng giảm dần, do đó cơng ty nên xem xét việc th hệ
thống máy chủ server ngoài trong thời gian ngắn để chia sẻ gánh nặng cho hệ thống máy chủ của công ty. Như vậy vừa giúp khắc phục chất lượng kết nối kém của TCTT vừa giúp cơng ty giảm thiểu chi phí đầu tư mới cũng như chi phí bảo trì bảo hành.
Ngoài ra để hồn thiện hơn chiến lược sản phẩm, cơng ty cũng nên thực hiện một số giải pháp sau:
Nâng cao giá trị khách hàng bằng cách nâng cao trải nghiệm chơi lần đầu của khách hàng. Cụ thể nhờ phát hành thử nghiệm TCTT, bộ phận chăm sóc khách hàng, vận hành và kỹ thuật phải hợp tác chặt chẽ để thống kê các lỗi game xảy ra theo phản hồi của khách hàng, các góp ý về TCTT Chỉnh sửa các lỗi phát sinh và xem xét điều chỉnh theo những góp ý về độ khó của TCTT, các hoạt động cộng đồng trong TCTT, điều chỉnh các tài nguyên ảo,... Xây dựng trải nghiệm chơi lần đầu dựa trên việc sửa chữa những lỗi có thể xảy ra + xây dựng hướng dẫn chơi đầy đủ và rõ ràng cho khách hàng khi còn bỡ ngỡ mới chơi lần đầu, sau đo áp dụng lên phiên bản chính thức.
Thực hiện hoạt động nâng cấp và phát triển sản phẩm TCTT một cách từ tốn theo lộ trình phù hợp. Cụ thể là phát triển nhiều bản cập nhật nhỏ, sau mỗi 15 ngày sẽ cập nhật TCTT một lần, như vậy khi khách hàng đã quá quen thuộc với bản cập nhật cũ sẽ trở nên bận rộn hơn với bản cập nhật mới, từ đó tăng tỷ lệ duy trì khách hàng. Ngồi ra độ khó của TCTT cũng khơng được đột ngột tăng lên mà phải tăng dần để tránh làm cho khách hàng chán nản khi khơng hồn thành mục tiêu hay nhiệm vụ khó trong TCTT dẫn đến việc rời bỏ
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng cần phải tập trung cao độ trong giai đoạn đầu khi mới phát hành chính thức TCTT vì số lượng khách hàng sẽ rất lớn, bộ phận hỗ trợ khách hàng cần đảm bảo phản hồi nhanh chóng các yêu cầu hỗ trợ từ phía khách hàng. Công ty nên thuê thêm các cộng tác viên ngắn hạn để hỗ trợ trả lời các vấn đề đơn giản như hướng dẫn cài đặt TCTT, hướng dẫn cơ bản về thanh toán nạp thẻ, hướng dẫn cơ bản về cách chơi,…
Ngồi ra cơng ty cần tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận trong cùng một sản phẩm TCTT. Cụ thể, công ty nên áp dụng hệ thống JIRA nhằm quản lý các dự án TCTT, kiểm soát và theo dõi lỗi, kiểm soát và theo dõi các vấn đề phát sinh cũng như các bộ phận chịu trách nhiệm ở từng công đoạn.
3.3.3.2. Chiến lược giá cả
Theo mục 2.3.2 thì chiến lược giá cả của cơng ty cịn tồn tại hạn chế về chiến lược “phân đoạn về giá”, vì vậy để có thể khai thác tốt hơn chiến lược giá này công ty cần chú ý: Khi TCTT bước vào giai đoạn tăng trưởng thì bắt đầu sẽ có sự phân cấp giữa các khách hàng thanh tốn nạp tiền rất nhiều và những khách hàng còn lại. Lúc này cần thực hiện kỹ lưỡng chiến lược giá “phân đoạn về giá theo giá trị” để đem lại những ưu đãi cho các khách hàng có tỷ lệ thanh tốn nạp tiền lớn nhằm nâng cao lòng trung thành của họ – Cụ thể Những khách hàng đó sẽ nhận được các mức giá ưu đãi hơn cho việc mua số lượng lớn các vật phẩm. Tuy nhiên để trước khi triển khai chiến lược “phân đoạn về giá” thì cơng ty cần kiểm tra tỷ lệ doanh thu mà cơng ty có được từ tỷ lệ các khách hàng thanh toán nạp tiền lớn là như sau:
Nếu 60-80% doanh thu của công ty đến từ 20% khách hàng thanh tốn nạp tiền nhiều thì có thể áp dụng các mức giá phân đoạn như bảng 3.1:
Bảng 3.1. Các mức giá phân đoạn (loại 1) theo giá trị thanh toán của khách hàng Mức thanh
toán nạp tiền (Triệu VNĐ)
Mức giảm giá cho một đơn vị vật phẩm ảo (%)
Phần trăm số lượng vật phẩm ảo được quyền mua nhiều hơn (%)
2 5 10
5 7 12
10 10 15
Trên 15 15 20
Nếu 30-50% doanh thu của công ty đến từ 20% khách hàng thanh tốn nạp tiền nhiều thì có thể áp dụng các mức giá phân đoạn như bảng 3.2:
Bảng 3.2. Các mức giá phân đoạn (loại 2) theo giá trị thanh toán của khách hàng Mức thanh
toán nạp tiền (triệu VNĐ)
Mức giảm giá cho các vật phẩm ảo (%)
Phần trăm số lượng vật phẩm ảo được quyền mua nhiều hơn (%)
2 5% 5%
5 7% 7%
10 9% 10%
Trên 15 12% 15%
Ngoài ra để hồn thiện hơn chiến lược giá cả, cơng ty cũng nên thực hiện một số giải pháp sau:
Bên cạnh việc định giá các vật phẩm ảo bằng cách tiến hành thử nghiệm nội bộ trong các nhân viên thì sau đó cơng ty nên phát hành thử nghiệm TCTT ra thị trường, khi đó với số lượng lớn khách hàng tham gia thử nghiệm giúp công ty biết được khách hàng thích và khơng thích các vật phẩm ảo nào, đồng thời nhận được phản hổi của họ về giá cả của các vật phẩm đó Công ty tiến hành điều chỉnh định giá các vật phẩm này để có thể tăng tỷ lệ mua các vật phẩm được yêu thích và giảm giá các vật phẩm khơng được u thích trong phiên bản phát hành chính thức.
Xây dựng một chiến lược mức giá khuyến mãi mạnh mẽ hơn nữa: Bởi vì khoảng thời gian đầu mới phát hánh chính thức thì số lượng khách hàng rất nhiều và họ còn bỡ ngỡ khi mới trải nghiệm TCTT lần đầu, vì vậy cần có các mức giá khuyến mãi mạnh mẽ cho các mức nạp tiền, các vật phẩm hoặc gói vật phẩm hỗ trợ q trình chơi, thậm chí khuyến mãi gấp đơi để khách hàng có động lực và sự hứng thú trải nghiệm TCTT lâu hơn, từ đó tiếp cận được các tính năng hấp dẫn có thể khiến họ duy trì chơi qua những ngày sau.