Giới thiệu chung về Quỹ trợ vốn Xã viên hợp tác xã Tp.Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động của quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã TPHCM (Trang 32)

Chương 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

3.1 Giới thiệu chung về Quỹ trợ vốn Xã viên hợp tác xã Tp.Hồ Chí Minh

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Quỹ trợ vốn Xã viên hợp tác xã

Tp. Hồ Chí Minh

Nhằm mục đích phát triển kinh tế tập thể, giải quyết việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giảm tình trạng thất nghiệp trên địa bàn Tp. HCM, theo đề nghị của Liên minh hợp tác xã thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13/06/2002 Chủ tịch UBND Tp. HCM đã có các Quyết định số 2539/QĐ-UB và 2540/QĐ-UB về việc cho phép thành lập Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã Tp. Hồ Chí Minh (Quỹ CCM) – trực thuộc Liên minh hợp tác xã Tp. HCM.

Tên tiếng Việt: Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã Tp. Hồ Chí Minh

Tên tiếng Anh: Capital Aid Fund For Cooperative – Member Of Ho Chi Minh City Trụ sở chính: 213 Lê Thánh Tơn, P. Bến Thành, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh

3.1.2 Mục đích hoạt động

Quỹ CCM là một tổ chức kinh tế - xã hội hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm:

- Giúp tổ hợp tác, hợp tác xã có điều kiện tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ bằng số vốn do Quỹ CCM hỗ trợ có hồn lại vốn và lãi.

- Giúp xã viên, người lao động trong tổ hợp tác, hợp tác xã có điều kiện tạo thêm việc làm, cải thiện thu nhập cho gia đình và bản thân bằng cơng sức và năng lực của mình, góp phần xóa đói giảm nghèo và giảm tình trạng thất nghiệp.

- Tạo tinh thần hợp tác, tương trợ giữa những người lao động và xã viên trong tổ hợp tác, hợp tác xã; góp phần phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn TP.HCM.

3.1.3 Đối tượng khách hàng

Bao gồm các thành viên trong tổ hợp tác được thành lập trong các chợ, các thơn, xóm, ấp, phường xã, các đồn thể như Hội phụ nữ, Hội nơng dân… trên địa bàn TP.HCM được UBND phường, xã ra quyết định thành lập; các xã viên, người lao động đang làm việc trong các Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã trên địa bàn TP.HCM.

3.1.4 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động

3.1.4.1 Mơ hình tổ chức của Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã Tp.Hồ Chí Minh

Cơ cấu tổ chức của Quỹ CCM bao gồm Hội Đồng Quản Trị có 05 thành viên đại diện từ liên minh hợp tác xã Tp. Hồ Chí Minh. Giám đốc điều hành của Quỹ CCM là thành viên hội đồng quản trị. Chủ tịch hội đồng quản trị Quỹ CCM là chủ tịch liên minh hợp tác xã Tp.HCM. Bên dưới của HĐQT là ban giám đốc, gồm giám đốc và các phó giám đốc chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Quỹ CCM, điều hành các phòng ban và các chi nhánh. Các phòng ban giám sát và hỗ trợ mạng lưới chi nhánh.

Hình 3-1 Sơ đồ tổ chức Quỹ CCM

(Nguồn: báo cáo hoạt động Quỹ CCM)

Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành P. Kế tốn Các Phó Giám đốc Chi nhánh Bình Chánh P. tín dụng P. kiểm

sốt văn phịng Bộ phận Các chi nhánh

Chi nhánh Quận 9 Chi nhánh Tân Xuân

3.1.4.2 Mạng lưới tổ chức hoạt động

Tháng 4/2011 UBND Tp.HCM quyết định cho Quỹ CCM vay thêm 150 tỷ đồng (thơng qua Cơng ty Đầu tư Tài chính Nhà nước) để thực hiện trợ vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Từ khi thành lập đến tháng 06 năm 2015, Quỹ CCM đã triển khai hoạt động phủ hết 24 quận, huyện của Tp. HCM:

- Chi nhánh Tân Xn, huyện Hóc mơn thành lập năm 2005, địa bàn hoạt động gồm: Quận 12, huyện Hóc Mơn và huyện Củ Chi.

- Chi nhánh Quận 9 thành lập năm 2008, địa bàn hoạt động gồm: Quận 2, Quận 9 và Thủ Đức.

- Chi nhánh Bình Chánh thành lập năm 2011, địa bàn hoạt động gồm: Quận Bình Tân và huyện Bình Chánh.

Doanh số cho vay ở các huyện ngoại thành và các quận có sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn như: Hóc mơn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Quận 9, Quận 12, Quận Thủ Đức đã có tổng doanh số cho vay 1.606 tỷ đồng, chiếm đến 65% trên tổng doanh số cho vay và chiếm 73% tổng số khách hàng tham gia trong 24 quận huyện.

3.1.5 Các hoạt động tài chính vi mơ của Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã Tp. Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh

3.1.5.1 Hoạt động tín dụng

Các sản phẩm tín dụng phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng với nhiều mục đích sử dụng và có tính linh động trong mục đích vay. Mục đích sử dụng khoản vay có thể là các hoạt động tạo thu nhập hoặc tiêu dùng miễn là khách hàng hoàn trả số tiền vay đúng hạn. Sản phẩm tín dụng có tính khuyến khích cao, khi khách hàng chứng minh sự uy tín của mình qua các kỳ vay với việc hồn trả đúng kỳ hạn thì sẽ được xem xét hỗ trợ tăng lượng tín dụng cho các kỳ vay vốn sau.

Tất cả các sản phẩm vay đều là tín chấp, ngồi mức lãi suất quy định Quỹ CCM khơng thu thêm bất kỳ khoản phí nào và các cụm trưởng không được lồng ghép vào chương trình của Quỹ CCM để thu các loại phí khác.

Quỹ CCM áp dụng lãi suất bình quân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng hoàn trả số tiền bằng nhau trong mỗi kỳ, giúp khách hàng dễ theo dõi trong q trình hồn trả và khơng sử dụng lãi phạt đối với các khoản vay quá hạn của khách hàng.

Quỹ CCM cho vay với các loại hình cho vay như góp ngày, góp tuần, góp tháng phù hợp với nhu cầu và khả năng hồn trả của khách hàng. Phương thức góp ngày thường áp dụng đối với các đối tượng là tiểu thương ở các chợ. Phương thức góp tuần áp dụng cho các đối tượng là người dân lao động và kinh doanh nhỏ vì đa số có thu nhập hằng ngày hoặc hàng tuần. Riêng đối với công nhân viên áp dụng phương thức hoàn trả hàng tháng để phù hợp đối với kỳ nhận lương của công nhân viên.

Đa số các khách hàng của Quỹ CCM lựa chọn kỳ vay ngắn và trung hạn nên vòng quay vốn nhanh, khách hàng được giải quyết tái vay khoản 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.

Thủ tục và điều kiện vay vốn đơn giản, rõ ràng và thuận lợi cho khách hàng. Hồ sơ vay chỉ bao gồm bản photo công chứng chứng minh thư, sổ hộ khẩu kèm đơn vay được phát miễn phí từ Quỹ CCM. Khách hàng được tư vấn mức vay phù hợp với nhu cầu và khả năng hồn trả của mình và được nhận vốn ngay tại địa phương nơi khách hàng sinh sống.

Nhân viên tín dụng của Quỹ CCM sẽ trực tiếp thu tiền đóng hàng kỳ của khách hàng thơng qua các cụm trưởng, cộng tác viên mà Quỹ CCM đã ký hợp đồng cộng tác. Do đó, khách hàng sẽ thuận tiện và tiết kiệm thời gian đi lại trong việc hoàn trả số tiền vay hàng kỳ.

3.1.5.2 Hoạt động tiết kiệm

Mục đích sản phẩm tiết kiệm dành cho khách hàng là để tạo thói quen tích lũy, qua nhiều lần vay số dư tiết kiệm của khách hàng sẽ tăng dần, đến thời điểm số tiền tiết kiệm tích lũy được đủ để làm vốn kinh doanh. Hiện nay, Quỹ CCM có hai sản phẩm tiết kiệm: tiết kiệm bắt buộc gắn với số tiền cho vay và tiết kiệm tự nguyện. Sản phẩm tiết kiệm của Quỹ CCM nhằm tạo cho khách hàng có thêm một kênh gửi tiền an tồn và thuận tiện. Ngoài ra, số dư tiết kiệm là một trong những căn cứ để nhân viên tín dụng duyệt số tiền vay cho khách hàng.

Sản phẩm tiết kiệm bắt buộc: là loại tiết kiệm gắn liền với sản phẩm vay,

nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm, tăng tích lũy và đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong gia đình. Ngồi khoản hồn trả vốn và lãi hàng kỳ, khách hàng sẽ gửi một khoản tiết kiệm bắc buộc trong suốt thời gian hoàn trả. Khách hàng vay góp tháng và góp tuần được yêu cầu thực hiện tiết kiệm 1%/tháng trên số tiền vay. Đối với khách hàng vay góp ngày được yêu cầu thực hiện tiết kiệm một lần 2% trên số tiền vay.

Khi kết thúc mỗi đợt vay, nếu khách hàng có nhu cầu thì sẽ rút một phần nhưng khơng vượt q 50% số dư tiết kiệm bắt buộc. Trường hợp có nhu cầu khẩn cấp, khách hàng được rút một phần hoặc toàn bộ số dư tiết kiệm bắt buộc. Khi hồn trả hết khoản vay và khơng có nhu cầu tiếp tục tái vay, khách hàng được rút toàn bộ số dư tiết kiệm bắt buộc.

Sản phẩm tiết kiệm tự nguyện: là sản phẩm tiết kiệm do khách hàng tự nguyện tham gia. Quỹ CCM khuyến khích khách hàng thực hiện tiết kiệm tự nguyện để sử dụng cho những mục tiêu cụ thể như tăng vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng học phí cho con, chữa bệnh, tiêu dùng... Mức gửi tùy thuộc vào mục tiêu và khả năng góp của khách hàng. Khách hàng gửi cùng với kỳ hoàn trả và được rút tiết kiệm tự nguyện khi hết đợt vay. Quỹ CCM sẽ hoàn trả lãi suất bằng mức lãi huy động tiền gửi không kỳ hạn trên dư nợ tiết kiệm tự nguyện.

3.2 Thực trạng chất lượng hoạt động tài chính vi mơ tại Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã Tp. Hồ Chí Minh

3.2.1 Chất lượng các dịch vụ tài chính vi mơ 3.2.1.1 Sự hoàn hảo của dịch vụ

Các dịch vụ của Quỹ CCM đang cung cấp vẫn thiếu tính chuyên nghiệp và chưa hoàn thiện. Quỹ CCM vẫn thường xuyên nhận được các khiếu nại của khách hàng về các điều kiện, thủ tục vay, thời gian vay, số tiền vay, thái độ của nhân viên… Quỹ CCM đã cố gắng ban hành thống nhất quy trình thủ tục cho vay, đơn giản hóa mẫu biểu để có thể giải quyết hồ sơ cho vay nhanh chóng, tuy nhiên vẫn cịn những hạn chế về điều kiện, thủ tục vay vốn và năng lực của nhân viên.

3.2.1.2 Thái độ và trách nhiệm của nhân viên

Nhân viên của Quỹ CCM có kinh nghiệm, năng lực xã hội và nhiệt tình với khách hàng. Tuy nhiên, chất lượng nhân lực và thái độ phục vụ của các nhân viên Quỹ CCM chưa chuyên nghiệp và chưa đồng nhất giữa các Chi nhánh, bộ phận của Quỹ CCM.

Khi thái độ phục vụ của nhân viên Quỹ CCM đối với khách hàng chưa thân thiện và chuyên nghiệp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của Quỹ CCM nói chung, điều này khiến khách hàng khơng hài lịng khi sử dụng dịch vụ của Quỹ CCM. Nhằm tạo nên sự chuyên nghiệp và an tâm cho khách hàng Quỹ CCM cần đổi mới phong cách giao dịch, khuyến khích nhân viên thể hiện sự niềm nở và có thái độ lịch thiệp với khách hàng, quan tâm chân thành đến nhu cầu của khách hàng.

3.2.1.3 Năng lực cạnh tranh và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ

Quỹ CCM đã không ngừng đầu tư về mặt công nghệ thông tin và nhân lực để cải tiến các phần mềm phục vụ hoạt động cung ứng các sản phẩm TCVM của mình như phần mềm quản lý tín dụng, phầm mềm kế tốn… Các phần mềm này tuy chưa

hồn thiện nhưng cũng đã góp phần cải tiến hiệu suất làm việc của nhân viên Quỹ CCM.

Các sản phẩm dịch vụ TCVM hiện nay Quỹ CCM đang cung cấp đến cho khách hàng gần như khơng có sự khác biệt nhiều so với các tổ chức TCVM khác. Các sản phẩm dịch vụ của Quỹ CCM vẫn cịn rất nghèo nàn, chỉ có các sản phẩm cho vay và tiết kiệm. Quỹ CCM chỉ xem sản phẩm tiết kiệm là sản phẩm đi kèm với hoạt động cho vay, do đó Quỹ CCM chưa đầu tư nhiều trong việc xây dựng và phát triển sản phẩm này.

Quỹ CCM tuy có sự đầu tư về cơng nghệ thông tin tuy nhiên quy mô và chất lượng đầu tư chưa tương xứng khiến Quỹ CCM chậm triển khai các sản phẩm mới và việc cung ứng các sản phẩm đến khách hàng vẫn còn chậm trễ, điều này đã ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Quỹ CCM.

3.2.1.4 Giá cả dịch vụ hợp lý

Trong những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại liên tục thay đổi. Quỹ CCM vẫn luôn cố gắng đảm bảo lãi suất vay ổn định, duy trì lãi suất 0,9%/tháng liên tục từ 2010 đến 2013, đến năm 2014 lãi suất cịn 0,85%/tháng, tính đến tháng 06/2015 lãi suất tiếp tục giảm còn 0,75%/tháng.

Quỹ CCM tuy có lãi suất cho vay thực có cao hơn các ngân hàng thương mại nhưng mức lãi suất này là hợp lý khi so sánh với các tổ chức TCVM khác trong khu vực Tp. Hồ Chí Minh. Việc áp dụng chính sách lãi suất hợp lý cùng với việc khơng thu các khoản phí khác từ khách hàng Quỹ CCM đã giúp nhiều người lao động nghèo có được nguồn vốn vay với lãi suất hợp lý, không phải vay từ các nguồn khơng chính thức với lãi suất cao.

3.2.1.5 Sự khác biệt về chất lượng dịch vụ

Quỹ CCM cố gắng tạo nên sự khác biệt về chất lượng dịch vụ TCVM so với các tổ chức khác bằng chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên. Chất lượng dịch vụ của Quỹ CCM được cải thiện đáng kể, đặc biệt là bộ phận nhân viên trực tiếp phục vụ khách hàng.

Quỹ CCM chỉ có thể cải thiện chất lượng hoạt động khi có đội ngũ nhân viên chất lượng cao, có trình độ quản lý và được đào tạo bài bản. Hiện nay, Quỹ CCM không ngừng xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ. Với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Quỹ CCM đã rất chú trọng công tác tuyển dụng nhân viên mới. Quỹ CCM hiện ưu tiên phát triển nguồn nhân lực trẻ có năng lực, đặc biệt là các sinh viên mới tốt nghiệp từ các trường đại học có uy tín. Ngồi u cầu về các kiến thức trong lĩnh vực ngân hàng và TCVM, Quỹ CCM còn đòi hỏi các nhân viên mới phải đáp ứng về tính trung thực, có năng lực giao tiếp tốt, có tâm huyết đối với việc đưa dịch vụ tài chính vi mơ phổ biến với nhiều khách hàng.

3.2.2 Hiệu quả kinh tế của Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã Tp. Hồ Chí Minh 3.2.2.1 Thu nhập tích lũy 3.2.2.1 Thu nhập tích lũy

Trong suốt q trình hoạt động, Quỹ CCM ln cố gắng để đạt hiệu quả cao trong tất cả các hoạt động của mình nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu và sứ mệnh của tổ chức.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Quỹ CCM được ghi trong điều lệ là bảo tồn và phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích và khơng ngừng tích lũy. Ngồi nguồn vốn vay từ Cơng ty Đầu tư Tài Chính Nhà nước, tích lũy từ hoạt động trợ vốn là nguồn quan trọng nhất để duy trì qui mơ hoạt động trợ vốn và hồn trả vốn vay. Quy mơ tích lũy của Quỹ CCM không ngừng tăng lên qua các năm, tổng số vốn được bổ sung từ tích lũy qua 13 năm là 154,4 tỷ đồng , tỷ lệ tích lũy/ vốn hoạt động trung bình từ 9%-12%, điều này cho thấy nguồn vốn của Quỹ CCM được bảo toàn và phát triển (xem biểu đồ 3.1).

(Đvt: triệu đồng)

Biểu đồ 3-1: Thu nhập tích lũy của Quỹ CCM giai đoạn 2010 – T6/2015

( Nguồn: báo cáo hoạt động Quỹ CCM)

3.2.2.2 Mức độ bền vững tài chính

Một trong những mục tiêu trọng tâm của Quỹ CCM là đạt được sự bền vững về hoạt động cũng như tài chính:

Tỷ lệ tự cung về hoạt động 1 (OSS) thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập hoạt động và tổng chi phí hoạt động, chỉ tiêu này được dùng để đánh giá xem tổ chức TCVM đã tự trang trải được các chi phí hoạt động bằng thu nhập từ hoạt động chưa. Quỹ CCM có OSS đều trên 120% qua các năm (xem bảng 3.1) đây là mức khá cao khi một tổ chức TCVM được xem là bền vững về về mặt hoạt động nếu có tỷ lệ tự cung về hoạt động trên 120%.

1 Tỷ lệ tự cung về hoạt động (OSS) = Thu nhập hoạt động /(Chi phí hoạt động + chi phí tài chính + dự phòng mất vốn)

Tỷ lệ tự cung về tài chính 2 (FSS) đo lường mức độ thu nhập trang trải các chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động của quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã TPHCM (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)