TP .Hồ Chí Minh
5.2.2 Nâng cao hiệu quả xã hội
5.2.2.1 Phát triển các chi nhánh
Cùng với quá trình hội nhập, ngày càng có nhiều tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại gia nhập vào thị thường TCVM do đó Quỹ CCM đứng trước áp lực lớn từ sự cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức này. Mặc dù trải qua hơn 10 năm
hoạt động nhưng hiện nay vẫn còn nhiều người chưa biết đến hoạt động của Quỹ CCM, để các sản phẩm của Quỹ CCM đến gần hơn với khách hàng Quỹ CCM cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và quảng bá hình ảnh.
+ Mở rộng thêm các chi nhánh: hiện nay, Quỹ CCM có 3 chi nhánh đặt tại huyện Hóc Mơn, Quận 9 và huyện Bình Chánh. Để có thể phục vụ nhu cầu của khách hàng ngày một tăng cao đặc biệt là các khách hàng khu vực nông thôn, trong thời gian tới Quỹ CCM cần mở rộng hơn nữa mạng lưới của mình thơng qua các chi nhánh ở các quận, huyện. Việc mở thêm chi nhánh đem lại những hiệu quả nhất định trong hoạt động của Quỹ CCM như: rút ngắn cự ly địa bàn hoạt động từ đó có điều kiện phát triển thêm nhiều khách hàng mới, theo dõi và quản lý khách hàng chặt chẽ hơn, giảm được chi phí đi lại và quan trọng hơn hết là đáp ứng nhu cầu cho các khách hàng một cách nhanh chóng.
5.2.2.2 Đáp ứng nhu cầu vay ngày càng cao của khách hàng
Trước việc khách hàng của CCM ngày càng có mong muốn có được lượng tín dụng cao hơn để có thể đáp ứng nhu cầu của mình, Quỹ CCM cần tăng mức cho vay đối với khách hàng. Để có thể vừa tăng lượng tín dụng đối với khách hàng mà vẫn duy trì mức rủi ro thấp, Quỹ CCM cần nâng cao chất lượng khảo sát thẩm định khách hàng về khả năng hồn trả cũng như mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.
Quỹ CCM cần tăng chất lượng của việc thu thập thông tin khách hàng: trong buổi khảo sát, nhân viên tín dụng cần tạo khơng khí thân mật, cởi mở và hướng cuộc nói chuyện vào chủ đề đã định nhằm thu được những thơng tin cần thiết về khả năng hồn trả, mức thu nhập... Qua đây nhân viên tín dụng cũng có thể xác định sự thành thật, mức độ tin tưởng các thông tin mà khách hàng đưa ra.
Nhân viên tín dụng cần tập trung vào chất lượng thông tin khảo sát thẩm định, tập trung các thông tin về đặc điểm tự nhiên của người đi vay và các hoạt động kinh doanh của họ hơn là tài sản sản đảm bảo, ngoài ra cần chủ động tư vấn cho khách hàng số tiền vay phù hợp với khả năng hồn trả của mình.
Quỹ CCM cũng cần chú trọng vào khâu quản trị rủi ro, yêu cầu nhân viên tín dụng thường xuyên thu thập thơng tin về tình hình kinh doanh của khách hàng với các thơng tin thị trường để có biện pháp chủ động nhằm làm giảm thiểu rủi ro cho Quỹ CCM. Nhân viên tín dụng cũng phải thường xuyên kiểm tra mục đích sử dụng vốn đảm bảo khách hàng tuân thủ mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng.
5.2.2.3 Linh hoạt về giá cả
Khi nền kinh tế biến động thì tổ chức TCVM nào có khả năng định giá các sản phẩm dịch vụ của mình một cách hiệu quả, linh hoạt và chính xác sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Việc phân tích thực trạng ở chương 2 cho thấy lãi suất của Quỹ CCM ít có sự linh hoạt khi áp dụng một mức lãi suất cho vay bằng nhau đối với tất cả khách hàng.
Để cải thiện điều này, Quỹ CCM cần có chính sách cụ thể để có thể có mức lãi suất linh hoạt hơn với từng đối tượng khách hàng cụ thể, đặc biệt đối với các khách hàng ở khu vực nơng thơn và các khách hàng lâu năm có lịch sử hồn trả tốt. Mơ hình lãi suất linh hoạt và sản phẩm dịch vụ phân loại theo từng đối tượng khách hàng khi triển khai thành công sẽ giúp khách hàng gắn bó với sản phẩm dịch vụ của Quỹ CCM hơn.
Thực tế cho thấy, lãi suất vay có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của khách hàng. Đây cũng là một căn cứ để khách hàng đưa ra quyết định có tiếp tục sử dụng dịch vụ hay khơng. Vì vậy NHTM cần có mức lãi suất cho vay, mức phí linh hoạt, cạnh tranh và thay đổi phù hợp với tình hình lãi suất thị trường để có thể chủ động điều chỉnh để giữ và thu hút khách hàng cũng như không để thiệt hại khi lãi suất có biến động mạnh. Đồng thời Quỹ CCM cần thường xuyên nghiên cứu lãi suất của các ngân hàng thương mại và các tổ chức TCVM khác để có một chính sách lãi suất linh động tạo sự cạnh tranh và sự hài lòng tốt hơn từ khách hàng.
5.2.2.4 Nâng cao khả năng tư vấn sản phẩm:
Trong hoạt động TCVM, khả năng tư vấn những sản phẩm phù hợp đối với nhu cầu khách hàng là yếu tố quan trọng để khách hàng đánh giá về chất lượng dịch vụ, là một trong những yếu tố quan trọng để tạo ấn tượng tốt và sự tin tưởng nhất định từ phía khách hàng, quyết định đến việc họ trở thành khách hàng gắng bó với Quỹ CCM. Cán bộ tín dụng phải có trình độ chun mơn để hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng cách thức thiết lập phương án sản xuất kinh doanh, lựa chọn thời hạn trả nợ thế nào là phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Để nhân viên tín dụng có thể tính tốn kỳ hạn trả nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất hoặc thu nhập của khách hàng, tính tốn đúng nhu cầu của khách hàng, thẩm định rủi ro và duyệt mức cho vay hợp lý, Quỹ CCM cần có chính sách đào tạo cụ thể và chuyên nghiệp về các sản phẩm tín dụng đối với tất cả nhân viên tín dụng. Nhân viên tín dụng cần nắm rõ quy trình, quy định và am hiểu các sản phẩm TCVM của CCM để có thể tư vấn cho khách hàng tốt nhất.
5.2.2.5 Quan tâm đến khách hàng:
Quỹ CCM cần huấn luyện các nhân viên biết khuyến khích khách hàng chia sẻ những mong muốn về loại sản phẩm mà họ đang sử dụng, biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh giải quyết các tình huống khi gặp phản ứng của khách hàng, biết lắng nghe, tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng để việc trao đổi và tiếp nhận thơng tin mang tính hai chiều.
Khi khách hàng của Quỹ CCM gặp khó khăn trong hồn trả, phát sinh nợ quá hạn, nhân viên tín dụng của Quỹ CCM cần chủ động xác minh thông tin từ khách hàng. Nếu khách hàng hoàn trả chậm do nguyên nhân khách quan, Quỹ CCM có thể cơ cấu lại thời gian trả nợ cho phù hợp với khách hàng và không đưa khách hàng vào diện "vi phạm kỷ luật tín dụng".
Khi khách hàng thực hiện tốt các quy định về tín dụng và tiết kiệm, Quỹ CCM cần có các hình thức khuyến khích khách bằng vật chất (quà, tiền) hay tinh thần (giấy khen, bằng khen, thư cảm ơn...).
Thời gian giao dịch chủ yếu của Quỹ CCM chủ yếu trong giờ hành chính, điều này gây khó khăn cho việc nhận tiền vay và tiết kiệm của khách hàng đặc biệt là đối với khách hàng là công nhân viên. Để khắc phục, Quỹ CCM nên bố trí mở rộng giờ giao dịch sáng đến 12 giờ, chiều đến 18 giờ và làm thêm sáng thứ 7 đề đáp ứng nhu cầu của khách hàng cơng nhân viên làm giờ hành chính.
5.2.2.6 Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng:
Từ thực trạng phân tích ở chương 2 cho thấy Quỹ CCM vẫn còn hạn chế trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Quỹ CCM cần tăng cường đầu tư cho các dịch vụ phi tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực xã hội của khách hàng, vì đây chính là điểm khác biệt so với các tổ chức tín dụng khác mà Quỹ CCM cần phát huy để thu hút các khách hàng. Các khách hàng của TCVM khơng chỉ thiếu vốn mà cịn thiếu kiến thức về tổ chức quản lý sản xuất, về khoa học công nghệ…
Việc cung cấp các dịch vụ xã hội hoặc dịch vụ phi tài chính tập trung hỗ trợ cho người nghèo bao gồm các dịch vụ đào tạo về y tế, định hướng, giáo dục và văn hóa. Các dịch vụ xã hội này cần sự trợ giúp của các nhà tài trợ hoặc nhà nước. Quỹ CCM nên kết hợp với các tổ chức khuyến nông, khuyến ngư tại địa phương để tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn kiến thức nông nghiệp cũng như kinh doanh dịch vụ để khách hàng học hỏi kinh nghiệm và trao đổi thông tin với nhau. Ngoài ra, Quỹ CCM cịn có thể tổ chức các lớp đào tạo cơ bản về quản lý kinh doanh và tài chính quy mơ hộ gia đình, đào tạo nghề hoặc các hoạt động liên quan đến sản xuất và chuyển giao công nghệ, thông tin thị trường và truyền thơng...nhằm mục đích tạo việc làm và cải thiện hoạt động kinh doanh của khách hàng. Để thực hiện điều này, Quỹ CCM có thể lựa chọn thuê các tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực hỗ trợ hoặc tự cung ứng dịch vụ thơng qua phát triển các phịng ban phối hợp.
5.2.2.7 Nâng cao chất lượng khảo sát thành viên rời khỏi chương trình:
Quỹ CCM cần tập trung vào chất lượng thông tin khảo sát chứ không chỉ dừng lại ở việc thống kê báo cáo, sử dụng thơng tin thu thập được, phân tích ngun nhân để có biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ tốt hơn cho khách hàng, từ đó có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho khách hàng nếu nguyên nhân rời khỏi chương trình của khách hàng khơng phải vì điều kiện kinh tế khá lên nên khơng có nhu cầu vốn nữa.
5.3 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước và cơ quan chính phủ
5.3.1 Ban hành các văn bản pháp luật cụ thể dành riêng cho hoạt động TCVM
Hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/2005/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động tài chính quy mơ nhỏ và Nghị định 165/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 28/2005/NĐ-CP nhằm tạo hành lang pháp lý và cơ sở hoạt động cho tổ chức TCVM. Đặc biệt, Luật các tổ chức tín dụng 2010 đã đưa TCVM là một trong các loại hình tổ chức tín dụng, đây là bước ngoặc trong quá trình phát triển TCVM ở Việt Nam đồng thời khẳng định sự thừa nhận của Nhà nước về vai trị và vị trí của TCVM trong hệ thống tài chính quốc gia.
Tuy nhiên, khung pháp lý cho hoạt động TCVM cịn chưa hồn thiện, nhiều qui định chậm ban hành, một số chính sách khơng thuận lợi cho hoạt động TCVM. Luật các Tổ chức Tín dụng 2010 ra đời, coi TCVM là một loại hình tổ chức tín dụng, từ đó đến nay chưa có văn bản dưới luật nào hướng dẫn cụ thể cho loại hình tổ chức tín dụng này, nên hoạt động TCVM vẫn tuân theo các Thông tư, Nghị định ban hành trước Luật tổ chức tín dụng 2010. Đặc biệt trong cơng tác hạch toán kế toán, thực tế hiện nay, một số tổ chức TCVM áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp, một số tổ chức khác lại áp dụng chế độ kế tốn quỹ tín dụng. Sự khơng thống nhất này là do cho đến thời điểm này vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cơng tác hạch toán kế toán riêng cho hoạt động TCVM.
Để các tổ chức TCVM thực sự phát triển rất cần một hệ thống các văn bản điều chỉnh phù hợp với hoạt động TCVM, do đó Chính phủ cần sớm hồn thiện khung pháp lý cho hoạt động của tổ chức TCVM:
- Có các văn bản hướng dẫn chi tiết cụ thể về thi hành Luật các TCTD năm 2010 về tổ chức TCVM.
- Ban hành các quy định về chế độ hạch toán kế tốn, báo cáo tài chính, báo cáo thống kê...
- Xây dựng quy chế pháp lý phù hợp cho hoạt động bảo hiểm vi mô, tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển theo hướng chuyên nghiệp nhằm giúp cho hoạt động bảo hiểm vi mơ có điều kiện phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
5.3.2 Tăng cường về nguồn vốn hoạt động cho các tổ chức TCVM
Khó khăn lớn nhất trong hoạt động của các tổ chức TCVM là không đảm bảo về nguồn vốn hoạt động. Các tổ chức TCVM cần có nguồn vốn đủ lớn để cho vay với số lượng khách hàng nhất định thì mới có cơ hội tự vững về tài chính và tồn tại, do đó chính quyền cần ưu tiên nguồn vốn ủy thác cho các tổ chức TCVM và có cơ chế dẫn vốn thông qua ngân hàng tạo điều kiện cho các tổ chức TCVM vay vốn mở rộng địa bàn hoạt động.
Về mặt pháp lý, chỉ có các tổ chức TCVM chính thức mới được phép huy động tiền gửi tiết kiệm tự nguyện một cách rộng rãi, các tổ chức TCVM bán chính thức thì bị hạn chế trong hoạt động nhận tiền gửi. Hạn chế về khung pháp lý trong hoạt động nhận tiền gửi phần nào ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các tổ chức TCVM. Ngân hàng nhà nước cần có hướng dẫn cụ thể việc huy động tiền gửi tiết kiệm tự nguyện từ công chúng để tạo khuôn khổ cho các tổ chức TCVM huy động vốn ổn định.
5.3.3 Về chính sách lãi suất
Các tổ chức TCVM như Quỹ CCM hiện nay áp dụng lãi suất theo quy định tại điều 476, Bộ luật dân sự (lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không
được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố). Việc khống chế trần lãi suất cho vay khiến các tổ chức TCVM phải thực hiện việc bù đắp chi phí thơng qua việc gia tăng các khoản phí, điều này làm giảm sự minh bạch, gia tăng chi phí giao dịch cho các bên. Do đó, ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu ban hành chính sách lãi suất phù hợp hơn với đặc trưng của loại hình tổ chức TCVM. Với chính sách lãi suất cho vay trần, ngân hàng nhà nước nên tăng chênh lệch giữa lãi suất trần chung giữa các tổ chức tín dụng khác và các tổ chức TCVM ở mức hợp lý để khuyến khích khu vực này phát triển.
Nghiên cứu, hướng dẫn các cách tính gốc lãi đa dạng, phù hợp với khả năng chuyên môn và công nghệ của các tổ chức TCVM. Để bảo vệ quyền lợi khách hàng ngân hàng nhà nước cần yêu cầu các tổ chức TCVM minh bạch về giá cả như niêm yết công khai lãi suất thực trong các hợp đồng tín dụng.
5.3.4 Xây dựng hệ thống thông tin liên kết các tổ chức TCVM với nhau
Hiện nay, trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh có rất nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực TCVM: Quỹ CEP, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế (Hội Phụ nữ), Quỹ của Hội Nông dân Thành phố, Quỹ CCM, Ngân hàng chính sách xã hội… mỗi đơn vị có một đối tượng khách hàng khác nhau, nhưng việc cho vay trùng là rất khó kiểm sốt (một khách hàng vay ở nhiều nơi) khi mà thơng tin tín dụng chưa được chia sẻ giữa các tổ chức với nhau. Việc khách hàng vay nhiều nguồn tiềm ẩn rủi ro cho chính khách hàng và chính tổ chức TCVM khi số tiền vay vượt quá khả năng chi trả của khách hàng, dẫn đến nợ xấu cho tổ chức TCVM. Do đó, xây dựng một trung tâm thông tin để tăng cường chia sẻ thông tin tín dụng giữa các tổ chức TCVM trên địa bàn là một vấn đề cần thiết, thơng qua đó các tổ chức TCVM sẽ loại được những trường hợp vay nhiều nguồn và giảm chi phí đánh giá thẩm định khách hàng.
5.3.5 Kết nối với chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương là một mắc xích khơng thể thiếu trong quá trình triển khai hoạt động của tổ chức TCVM. Để triển khai rộng rãi các sản phẩm
TCVM đến nhiều người dân, đề nghị UBND và các cơ quan đoàn thể tiếp tục hỗ trợ trong việc phối hợp triển khai hoạt động của Quỹ CCM.
Chính quyền địa phương, đặc biệt là các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức