Tác động của Hội nhập quốc tế đến sự phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực cục thuế tây ninh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đến năm 2025 (Trang 28)

1.3.1 Tác động của hội nhập quốc tế đối với nguồn nhân lực của Việt Nam * Phân cơng lao động, chun mơn hóa ngày càng sâu rộng: Phân cơng và

hợp tác lao động có tính quốc tế cho phép lao động Việt Nam di chuyển dể dàng sang các nước để học tập nâng cao trình độ chun mơn và nâng cao thu nhập, chuyển giá trị về nước. Đồng thời thị trường lao động Việt Nam cũng đó nhận đội ngũ lao động, chuyên gia nước ngoài tham gia vào thị trường lao động trình độ cao, vốn đang thiếu hụt hiện nay. Lao động các ngành có cơ hội cọ sát, làm việc trực tiếp và phải cạnh tranh trong một môi trường đa văn hóa, đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Những ảnh hưởng này vừa tạo ra các cơ hội, vừa là những thách thức mới cho lao động Việt Nam.

* Yêu cầu phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, giữ vững

thị trường nội địa và từng bước tham gia vào thị trường quốc tế: Sản phẩm của

các nước, trong đó có sản phẩm giá rẻ đã xuất hiện ngày càng nghiều tại thị trường trong nước. Ưu thế về chất lượng, mẫu mã, giá cả, uy tín thương hiệu…của hàng ngoại đã lấn át hàng nội địa. Vì vậy, các ngành phải chủ động cải tiến và đổi mới về quản lý công nghệ, đầu tư vốn, kỹ thuật…để nâng cao sức cạnh tranh. Sức ép nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế buộc chất lượng nguồn nhân lực phải được nâng lên và điều chỉnh về cơ cấu, để phù hợp với cơ cấu SXKD có tính tồn cầu và ngược lại, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới cơng tác quản lý, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực sao cho phát huy hết tiềm năng, sức sáng tạo của con người là giải pháp cơ bản vừa có tính trước mắt vừa có tính lâu dài để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

20

* Đầu tư nước ngoài tăng lên tạo thêm nhiều việc làm: Đổi mới kinh tế của

VIệt Nam càng cởi mở và càng năng động hơn, thì đầu tư nước ngồi vào Việt Nam ngày càng tăng lên. Các ngành kinh tế đều đón nhận các luồng đầu tư FDI, ODA..DN 100% vốn nước ngồi, có doanh nghiệp trong nước liên doanh với nước ngoài cùng sản xuất, kinh doanh. Nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đã vào Việt Nam thăm dò, nghiên cứu, khai thác, đầu tư xây dựng các khu công nghiệp với quy mô lớn. Các hoạt động đầu tư nước ngồi khơng chỉ kéo theo vốn đầu tư tăng lên, công nghệ được đổi mới, mà còn là cơ hội được học tập, nghiên cứu, trao đổi và hợp tác lao động. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân trong nước được tiếp cận với công nghệ mới, cách thức quản lý mới, được tham gia vào các dự án lớn có tính quốc tế. Qua đó nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng tay nghề và ý thức tổ chức kỹ luật trong lao động. Tuy nhiên, các dự án lớn đầu tư vào nước ta, nếu khơng chủ động có kế hoạch đón nhận và đào tạo, đón đầu, thì sẽ tạo ra sự thiếu hụt nghiêm trọng về lao động khi các dự án đi vào sản xuất. Người lao động sẽ mất cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp FDI, khi đó nhà đầu tư nước ngồi sẽ thuê lao động nước ngoài vào làm việc, do lao động trong nước không đủ về số lượng và không đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

* Xuất hiện nhiều nguyên tắc mới buộc phải tuân thủ: Ngoài việc phải

tuân thủ các nguyên tắc chung trong hội nhập quốc tế làm cho kinh tế Việt Nam được tham gia tự do hơn vào thị trường thế giới, nhưng cũng phải đối mặt với thách thức này trên thị trường trong nước. Các chính sách bảo hộ hàng trong nước, theo lộ trình sẽ dần được dỡ bỏ. Thay vào đó chích sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế. Việc tuân thủ các nguyên tắc của hội nhập làm cho các doanh nghiệp và nền kinh tế cần phải đưa ra một loạt điều chỉnh liên quan đến quản lý nhân lực như: quan hệ lao động, tiền lương, tiền công, điều kiện làm việc…Các điều chỉnh này chắc chắn sẽ làm thay đổi mạnh mẽ về cơ chế, chính sách dành cho nhân lực hiện nay.

1.3.2 Tác động của hội nhập đối với sự phát triển nguồn nhân lực của Ngành thuế

Trong q trình tồn cầu hóa, Việt Nam tham dự ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới dưới sự tác động của tiến bộ khoa học - công nghệ, sự xuất hiện của

21

“nền kinh tế tri thức” để đáp ứng những thách thức và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên thị trường quốc tế, đòi hỏi nhân lực Việt Nam phải đạt tới trình độ cao, ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Hội nhập quốc tế, làm xuất hiện nhiều lĩnh vực, nhà đầu tư mới, doanh nghiệp mới với đa dạng hình thức sở hữu và đa dạng nguồn vốn và công nghệ. Do đó, một mặt chúng ta phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới, bên cạnh đó chúng ta cần phải tăng cường hơn nữa về chất lượng của độ ngũ các bộ quản lý, đặc biệt là độ ngũ cán bộ quản lý khu vực kinh tế đó là cán bộ của ngành Thuế. Trong những năm qua ngành Thuế không ngừng đầu tư khoa học, công nghệ hiện đại, các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý Thuế và Ngành cũng không ngừng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình. Tuy nhiên, để có được nguồn nhân lực có chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu hiện nay của nền kinh tế thì chưa đảm đương được, cịn nhiều bất cập và hạn chế như: số lượng biên chế ngày càng giảm so với nhu cầu công việc, chất lượng của đội ngũ cán bộ chưa đủ tầm để quản lý các doanh nghiệp trong nước, cũng như nước ngoài. Lợi dụng kẻ hở của pháp luật Việt Nam về các chính sách ưu đãi, giảm miển, sự yếu kém của cán bộ quản lý nên nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã sử dụng nhiều hình thức trốn thuế tinh vi như: Trốn thuế thu nhập, chuyển lỗ, chuyển giá…

Sự gia tăng của các doanh nghiệp tạo áp lực lớn cho Ngành thuế trong công tác quản lý thuế. Để đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực để phục vụ công tác của Ngành thuế cần phải có những bước đột phá trong công tác đào tạo, tuyển dụng, phải quy hoạch và thu hút được những chuyên đầu ngành, giỏi về chun mơn nghiệp vụ, có đầy đủ phẩm chất chính trị và năng lực quản lý để đáp ứng nhu cầu của Ngành.

Quá trình hội nhập quốc tế thúc đẩy việc gia tăng sự phát triển nguồn nhân lực của Ngành thuế cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó nó cũng tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trong nội bộ Ngành, tạo động lực cho cán bộ công chức những người đang đảm đương nhiệm vụ phải tăng cường tham gia học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ đáp ứng như cầu mới, đồng thời cũng đào thải những cán bộ trình độ kém, không đủ phẩm chất đạo đức để thực thi nhiệm vụ. Hội nhập cũng làm gia

22

tăng nhiều bộ luật mới ra đời, quy định về các chính sách Thuế mới, tác động làm gia tăng đội ngũ cán bộ công chức quản lý trong lĩnh vực này, làm cho bộ máy ngành thuế gia tăng về số lượng.

Ngoài ra hội nhập quốc tế cũng làm gia tăng sự cạnh tranh về các chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài, đặc biệt là giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân làm gia tăng chãy máu chất xám từ khu vực công sang khu vực tư (doanh nghiệp). Do đó, thúc đẩy ngành thuế phải điều chỉnh các chính sách về tiền lương, tiền thưởng và các chế độ đãi ngộ và thu hút, giữ chân nhân tài.

Tóm lại, để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hội nhập, Ngành thuế phải xây dựng chiến lược lâu dài, cần phải có lộ trình cụ thể và phải nhận thức rằng nhân tố con người quyết định cho sự thành công cho sự nghiệp của ngành thuế.

1.4. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành Thuế ở một số địa phương

1.4.1. Cục Thuế tỉnh Bình Thuận

Cục thuế tỉnh Bình Thuận là một Cục Thuế lớn và có đội ngũ cán bộ đông nhất trong tất cả các Cục Thuế ở khu vực miền trung. Hiện nay, số thu của Cục thuế tỉnh Bình Thuận cũng nằm trong tốp đầu của khu vực miền trung và đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Để làm được như vậy, trong những năm qua Cục thuế tỉnh Bình Thuận đã có nhiều nỗ lực đổi mới công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực ở địa phương. Điểm nổi bật trong công tác phát triển nguồn nhân lực của Cục Thuế tỉnh Bình Thuận là cơng tác dự báo nguồn nhân lực.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đáp ứng được kịp thời và đầy đủ nhu cầu nhân lực trong hiện tại và tương lai, Cục thuế Bình Thuận đã tiến hành cơng tác dự báo nhu cầu nhân lực của tồn ngành thuế Bình Thuận theo từng giai đoạn. Cục thuế đã tiến hành phân tích đánh giá số lượng và chất lượng đội ngũ các bộ công chức của đơn vị, phân tích cụ thể về trình độ chuyên mông nghiệp vụ, độ tuổi, mô tả công việc cho từng vị trí, từng loại cơng việc trong toàn ngành, căn cứ vào kế hoạch, mục tiêu của đơn vị theo từng giai đoạn. Trên cơ sở đó, Cục Thuế hoạch định nguồn nhân lực hàng năm, xác định số lượng lao động thừa thiếu. Từ đó, Cục Thuế đề ra các biện pháp, chính sách phù hợp. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể, Cục Thuế sẽ áp dụng các chính sách cho phù hợp tập trung vào các chính sách cơ bản

23

sau đây:

Đối với lao động thừa: Cục thuế sẽ cố gắng tái đào tạo hoặc luân chuyển công

tác để tận dụng tối đa nguồn lực hiện có của đơn vị. Trường hợp khơng thể tận dụng được nguồn lao động này thì Cục Thuế sẽ đề xuất với Tổng cục Thuế để có chính sách khuyến khích họ nghỉ hưu sớm hoặc nghỉ việc để được hưởng ưu đãi.

Đối với lao động thiếu: Cục Thuế cũng sẽ tận dụng lao động nội bộ trước, tức

là đơn vị sẽ ưu tiên tiến hành đề bạt nội bộ, tăng cường đào tạo để có thể sử dụng lực lượng lao động dưới quyền trong bộ phận hoặc lao động ở các bộ phận khác, chuyên mơn khác. Ngồi ra có thể tính tốn làm thêm giờ nếu khơng thường xuyên hoặc có thể thuê lao động thời vụ hoặc cộng tác viên bên ngoài nếu thấy hiệu quả. Trường hợp không thể tận dụng được lực lượng lao động nội bộ hoặc thuê lao động thời vụ hoặc cộng tác viên thì lúc ấy Cục Thuế sẽ xin được tuyển thêm nguồn lao động từ bên ngồi . Chính vì vậy mà cơng tác phát triển nhân lực tại Cục Thuế đã thực sự phát huy hiệu quả.

Về công tác tuyển dụng, Cục Thuế tỉnh Bình Thuận ln đi theo phương châm: “ Công Khai - Minh Bạch - Hiệu Quả”. Vì vậy, trong những năm vừa qua Cục Thuế tỉnh Bình Thuận ln tuyển chọn được nguồn nhân lực đầu vào chất lượng cao, chính quy và làm việc chun nghiệp, điều đó được thể hiện ở hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ thuế của ngành.

1.4.2. Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh

* Công tác tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực

Công tác tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực luôn được Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh rất quan tâm đầu tư và dùng nhiều chính sách thiết thực để thu hút nhân tài về làm việc tại ngành.

Tuy nhiên, với đặc thù của ngành Cục thuế Hà Tĩnh là cơ quan quản lý nhà nước đóng trên địa bàn, chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Cục Thuế và Bộ Tài Chính vì vậy cơng tác tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực của Cục thuế Hà Tĩnh cũng có nhiều điểm khác biệt so với những cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Hàng năm, Cục thuế Hà Tĩnh đã tiến hành rà sốt tổng thể nguồn nhân lực hiện có của toàn ngành thuế Hà Tĩnh, đồng thời tiến hành phân tích nhu cầu nguồn

24

nhân lực trong thời điểm hiện tại và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong vòng 5 năm tiếp theo. Trên cơ sở số liệu rà sốt, phân tích, dự báo, lãnh đạo Cục thuế và phòng Tổ chức cán bộ sẽ xây dựng đề án về nhu cầu nguồn nhân lực để trình Tổng Cục Thuế phê duyệt và xét duyệt chỉ tiêu tuyển dụng trong những năm tiếp theo. Việc thi tuyển công chức của ngành thuế được Tổng cục thuế đứng ra chủ trì và tổ chức thi tuyển chung trên cả nước theo phương thức chung đề, chung thời gian vì vậy đảm bảo được tính khách quan và cơng bằng giữa các vùng miền khác nhau và giữa các thí sinh thi tuyển. Chính vì vậy, hàng năm Cục thuế đã tuyển dụng và thu hút được một lượng nhân lực đảm bảo cả về chất lượng và số lượng đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của ngành, nhằm đảm bảo giúp Cục thuế đảm bảo tốt công tác thu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được ngành giao phó.

Hà tĩnh là một tỉnh miền trung với đặc thù là có một số huyện miền núi, huyện giáp biên giới nên công tác tổ chức và điều động cán bộ làm việc ở những vùng này găp khá nhiều khó khăn. Vì vậy, trong những năm gần đầy Cục thuế Hà Tĩnh đã xây dựng một đề án riêng cho việc tuyển dụng cơng chức thuế cho những vùng này đó là những cán bộ được điều động về những vùng miền núi, vùng giáp biên nếu đảm bảo đầy đủ tiêu chí đầu vào sẽ tham gia xét tuyển, không phải thi tuyển, không phải hưởng lương tập sự trong một năm đầu, và sẽ được hưởng một số chính sách ưu đãi về lương, thưởng khác. Tuy nhiên những cán bộ này phải đảm bảo cam kết làm việc ít nhất là 5 năm ở địa bàn được phân công công tác. Đề án này bước đầu đã giúp giải quyết được những khó khăn cơ bản trong việc bố trí nhân sự ở các huyện miền núi, vùng giáp biên và ngày càng phát huy được hiệu quả.

Dựa vào những chính sách quy định của ngành và những chính sách đặc thù của ngành thuế Hà Tĩnh, trong 5 năm qua, ngành Thuế Hà Tĩnh đã tuyển dụng và thu hút được 163 người đạt tiêu chuẩn. Trong đó có 142 cán bộ được tuyển thẳng thông qua thi tuyển và 21 cán bộ được tuyển dụng thông qua xét tuyển.

Bên cạnh những mặt mạnh trong công tác tuyển dụng nhân sự, Cục thuế Hà Tĩnh cũng gặp khơng ít khó khăn trong việc tuyển dụng theo dạng thu hút nhân tài để phục vụ cho những vùng kinh tế trọng điểm. Hiện nay, để đáp ứng được nhu cầu về nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế trong các khu vực có vốn đầu tư nước ngồi như khu kinh tế FORMOSA đang là một vấn đề khó khăn

25

đối với Cục thuế Hà Tĩnh đỏi hỏi phải có một chiến lược nhân lực dài hơn và phải có sự hỗ trợ từ phía Tổng Cục thuế về chính sách để thu hút được nguồn nhân lực ở đây.

* Công tác đào tạo và thăng tiến

Đối với Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh, để đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng nhiều về số lượng và cao về chất lượng, hàng năm đơn vị khuyến khích các CBCC học tập nâng cao trình độ chun mơn cũng như tham dự đầy đủ các lớp tập huấn Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính tổ chức như: Học lên trình độ Đại học, Thạc sĩ, tập huấn về Luật Quản lý thuế; Luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN); bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cơ bản; các ứng dụng tin học vào công tác quản lý thuế; các chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực cục thuế tây ninh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đến năm 2025 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)