Mục tiêu và phương hướng phát triển nguồn nhân lực của Cục Thuế đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực cục thuế tây ninh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đến năm 2025 (Trang 69)

đến năm 2025

3.2.1 Mục tiêu phát triển của Cục Thuế đến năm 2025

Tình hình kinh tế tỉnh Tây Ninh được đánh giá sẽ tiếp tục phát triển; môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Từ đó sẽ tạo sự bình đẳng, minh bạch, ổn định, thơng thống trong đầu tư kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên tình hình kinh tế - xã hội cũng có nhiều diễn biến phức tạp, các nhân tố tác động tiêu cực đến đời sống xã hội cũng khó lường. Do đó, cơng tác thu

61

NSNN sẽ gặp khơng ít khó khăn, cụ thể, từ ngày 01/01/2016 thuế suất thuế TNDN được áp dụng phổ thông là 20%; theo chiến lược cải cách Hệ thống Thuế giai đoạn 2011-2020, trong đó giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ huy động thu NSNN và tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí trên GDP ở mức hợp lý theo hướng giảm mức động viên về thuế trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ để khuyến khích cạnh tranh, tích tụ vốn cho sản xuất kinh doanh.

Đồng thời giai đoạn 2016-2020 cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế để phấn đấu đến năm 2025, Việt Nam là một trong bốn nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á được xếp hạng có mức độ thuận lợi về thuế;

* Đến năm 2020:

- Tối thiểu có 90% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 80% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; 80% số người nộp thuế hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp; dịch vụ hỗ trợ của Trung tâm giải đáp về thuế bằng điện thoại đảm bảo: ít nhất 85% cuộc gọi điện thoại đến được nhấc máy trong vịng 20 giây và ít nhất 85% câu trả lời đem lại sự hài lòng hoặc đạt tiêu chuẩn của trung tâm.

- Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là 95%; tỷ lệ tờ khai thuế đúng hạn đạt tối thiểu là 95%; tỷ lệ tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế là 100%.

- Tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế qua mạng Internet đạt tối thiểu là 70%. Số lượng hồ sơ hoàn thuế được giải quyết đúng hạn đạt tối thiểu 80%.

- Hạn chế nợ mới phát sinh, phấn đấu nợ thuế đến thời điểm 31/12 hàng năm không vượt quá 3% so với số thực hiện thu NSNN của năm đó.

Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển ngành đến năm 2020; trong đó tập trung vào nhiệm vụ về cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý thuế, nhiệm vụ thu NSNN.

Hiện đại hố tồn diện cơng tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, tuyên truyền hỗ trợ, bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực thanh tra kiểm tra, ứng dụng công nghệ thông tin, thuế điện tử vào công tác quản lý thuế. Các quy trình quản lý thuế càng được chuẩn hố phù hợp thơng lệ quốc tế. Nhiệm vụ thu

62

đảm bảo cân đối ngân sách, Cục Thuế Tây Ninh đề ra mục tiêu thu NSNN 5 năm 2016-2020 tổng thu nội địa tính cân đối là 21.400 tỷ đồng, so với thực hiện giai đoạn 2011-2015 là 15.749,249 tỷ đồng tăng 35,88%, tốc độ tăng bình quân một năm là 10,13%.

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại hóa ngành thuế là sự tất yếu trong giai đoạn tới. Duy trì cơ chế quản lý tài chính và biên chế gắn với hiệu quả nhiệm vụ thu NSNN, cải cách hiện đại hoá, nâng cao thu nhập CBCC mới hoàn thành mục tiêu đề ra.

3.2.2 Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Cục Thuế đến năm 2025

Trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải đảm bảo nhu cầu về nguồn nhân lực khác nhau, trong mỗi ngành nghề, từng vị trí, vai trị cơng việc cũng có những loại hình nhân lực khác nhau. Nhưng tựu chung lại, để phát triển kinh tế - xã hội, từng ngành, nghề, từng lĩnh vực chúng ta cần phải có nguồn nhân lực (cán bộ cơng chức) chất lượng cao, được đào tạo chính quy hiện đại để phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước.

Phát triển nhân lực cho ngành Thuế nói chung và Cục Thuế tỉnh Tây Ninh nói riêng, cần phải có bước chuẩn bị, có chiến lược lâu dài, cần trải qua giai đoạn “ươm mầm”, ủ men để tài năng thật sự chín muồi, trong từng giai đoạn phải xây dựng kế hoạch cụ thể, phải có lộ trình thực hiện, phải đảm bảo nhu cầu phát triển chung của đất nước. Nguồn nhân lực trong giai đoạn hội nhập cần phải đảm bảo những nhân tố sau:

- Đảm bảo đủ về số lượng cán bộ cơng chức cho từng vị trí cơng tác, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công tác thanh tra, kiểm tra thuế, công tác quản lý nợ thuế, công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế và các vị trí chức năng khác trong hệ thống.

- Đảm bảo về chất lượng đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức và kỹ năng công tác, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn đầy đủ về kiến thức tin học, ngoại ngữ để quản lý điều hành nhiệm vụ và công tác ứng dụng khai thác công nghệ thông tin của ngành.

- Đảm bảo đầy đủ phẩm chất chính trị của người cán bộ Thuế trong giai đoạn mới phải có: TÂM - TẦM - TÀI, góp phần thực hiện thành cơng chiếc lược cải cách

63

hệ thống thuế.

3.2.3 Phương hướng phát triển nguồn nhân lực của Cục Thuế đến năm 2025 2025

Thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2015 và 2016- 2020 của ngành Thuế được Chính phủ phê duyệt, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế, Cục Thuế Tây Ninh đã chủ động triển khai thực hiện đồng bộ về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC theo lộ trình cải cách, cụ thể như sau:

- Phấn đấu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC đảm bảo đạt trình độ theo mặt bằng chung như sau:

+ CBCC đạt trình độ cao học chuyên ngành phù hợp theo yêu cầu nhiệm vụ của ngành quy định là 30 CBCC/ tổng số biên chế;

+ CBCC đạt trình độ đại học, cao đẳng là 488 CBCC, đạt 80%/ tổng số biên chế được giao;

+ Trình độ QLNN chương trình chuyên viên trở lên là 450 CBCC, đạt 74% / tổng số biên chế được giao.

+ Trình độ tin học cơ bản trở lên đạt ít nhất là 95% / tổng số biên chế được giao; trong đó CBCC có trình độ trung cấp tin học là 20%; CBCC có trình độ cử nhân tin học là 10%;

+ Đảm bảo CBCC làm việc các bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế, Kê khai kế tốn thuế phải đạt ngoại ngữ trình độ B trở lên là 80%. Đảm bảo toàn ngành Thuế Tây Ninh, CBCC đạt ngoại ngữ trình độ A trở lên là 80%/ tổng số biên chế.

+ Về bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chun mơn, đảm bảo mỗi CBCC, ít nhất phải được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn 1 lần/ năm. Các bộ phận trực tiếp đi sát với nhiệm vụ thu NS, CBCC phải được tập huấn thường xuyên về CMNV để nắm vững quy trình, chính sách thuế để thực hiện nhiệm vụ đạt chất lượng và hiệu quả.

+ Đảm bảo 100% CBCC quy hoạch lãnh đạo cấp phòng, Chi cục trở lên phải được đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị; trong đó CBCC quy hoạch chức danh Chi cục trưởng, Trưởng phòng trở lên phải được đào tạo Cao cấp lý luận chính trị.

64

Xây dựng bộ máy cơng chức Thuế trong sạch, vững mạnh, có trình độ chun mơn cao, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng lao động và sử dụng các nguồn lực tài chính.

Tiếp tục thực hiện các quy định của Bộ Tài chính-Tổng cục Thuế về cơ cấu tổ

chức bộ máy, biên chế và lao động đã đi vào hoạt động ổn định và hiệu quả, đảm bảo thực hiện đủ các chức năng Luật Quản lý thuế quy định.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát nội bộ tại cơ quan thuế, trọng tâm là kiểm tra chấp hành công vụ, chấp hành pháp luật của cán bộ thuế; kiểm tra việc giải quyết các thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế; kiểm tra việc thực hiện quy tắc, chuẩn mực ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, văn hố cơng sở, kỷ luật của ngành, nội quy, quy chế của cơ quan và các quy định về trách nhiệm của cán bộ, công chức do đơn vị quản lý, nhất là trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo trong thực thi chức trách, nhiệm vụ được giao; phát hiện và kịp thời xử lý ngay các hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu người nộp thuế.

3.3. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế đến năm 2025 3.3.1. Nhóm giải pháp hồn thiện về số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực 3.3.1.1. Bảo đảm đủ số lượng đội ngũ cán bộ tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh

Theo phân tích của Phịng tổ chức cán bộ Cục Thuế tỉnh Tây Ninh thì nhu cầu nguồn nhân lực cho Cục Thuế đến năm 2020 là 385 người để bù đắp lượng CBCC nghỉ hưu theo chế độ: đến năm 2020, có 203 người nghỉ hưu theo chế độ và bổ sung số lượng CBCC thiếu hụt so với nhu cầu là 182 người.

Bên cạnh đó hàng năm chỉ tiêu về ngân sách mà Cục Thuế Tây Ninh phải hồn thành là rất lớn (tăng bình quân 10,13%). Hơn nữa, trong chương 2 tác giả đã phân tích thực trạng về số lượng nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh trong thời gian qua là chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Vì vậy, trong thời gian tới để đảm bảo công tác cán bộ cũng như công tác chuyên môn của ngành thuế Tây Ninh, đảm bảo thu ngân sách theo đúng kế hoạch, ngành Thuế Tây Ninh cần triển khai một số biện pháp sau để đảm bảo số lượng CBCC cho Cục Thuế như sau:

- Để bù đắp số lao động nghỉ chế độ thì địi hỏi cơ quan phải có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo hợp lý để đảm bảo hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ đặt ra.

65

đảm bảo nguồn nhân lực cho cơ quan thuế. Đề xuất với Tổng Cục Thuế cho phép tổ chức những cuộc xét tuyển, thi tuyển hàng năm. Vì hiện nay trong ngành thuế cứ 2 năm mới tổ chức thi tuyển một lần nên còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng cho các Cục Thuế nói chung và Cục Thuế Tây Ninh nói riêng. Cơng tác tuyển dụng về lâu dài cũng cần xem xét theo phương thức mới: Lựa chọn những cán bộ trẻ có trình độ, có năng lực, nhiệt huyết gắn bó với ngành; đồng thời đẩy mạnh công tác tinh giảm biên chế, cho thôi việc đối với những cán bộ năng lực, trình độ yếu kém; thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật kém cũng như sức khỏe không đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao để tuyển dụng cán bộ mới có trình độ đại học, trên đại học thay thế.

Tổ chức thi tuyển, xét tuyển cũng cần phải dựa vào tiêu chí năng lực phù hợp và cạnh tranh khách quan thì mới hy vọng tìm và tuyển được người giỏi, có tài năng vào ngành. Những người tham gia công tác tuyển dụng phải là chuyên gia trong lĩnh vực cần tuyển người, công tâm, khách quan và không chịu bất cứ áp lực nào can thiệp vào kết quả tuyển dụng. Bên cạnh đó, phương pháp tuyển dụng cũng cần được đổi mới: “Nên đổi mới cả về nội dung và hình thức tuyển dụng cơng chức mới, vì với cách thức tuyển dụng như hiện tại đang mang tính chất "học thuộc" là chính, chưa đánh giá được thực chất khả năng tư duy, khả năng làm việc và tiếp cận thực tế của ứng viên”

- Giải quyết những khó khăn vướng mắc trong việc tinh giản biên chế. Đối với những cán bộ tuổi đã cao, thời gian cơng tác nhiều nhưng trình độ chun môn thấp tự nhận thấy khơng thể đào tạo nâng cao thì việc giải quyết chế độ nghỉ hưu là phù hợp. Những cán bộ cịn trẻ nhưng trình độ chuyên môn chưa đảm bảo thì tự thấy cần phải đào tạo nâng cao và tự xác định những điều kiện cần và đủ cho cơng tác đào tạo nâng cao này, vì vậy có ý thức phấn đấu vươn lên.

- Phân loại cán bộ theo trình độ, chuyên ngành đào tạo để áp dụng cơ chế tuyển dụng phù hợp: Nâng dần chỉ tiêu tuyển dụng phải có trình độ Đại học và trên Đại học, quy định rõ chuyên ngành tốt nghiệp để lựa chọn thí sinh có năng lực, trình độ chun mơn phù hợp.

3.3.1.2. Tái cơ cấu nguồn nhân lực cho Cục Thuế

66

Thuế Tây Ninh nói riêng thì việc tái cơ cấu NNL một cách hợp lý là một vấn đề cần thiết và cấp bách phải thực hiện một cách đồng bộ. Tức là điều chỉnh cơ cấu cán bộ, công chức của từng bộ phận quản lý thuế, từng chức năng đảm bảo hiệu quả, phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế và thông lệ quốc tế. Đối với bộ máy quản lý nhân sự của Cục Thuế Tây Ninh cần điều chỉnh theo các hướng sau:

- Để phát huy hiệu quả công tác của ngành thuế thì cần tập trung nguồn nhân lực cho những địa bàn quan trọng có số thu lớn, tập trung nhiều người nộp thuế là doanh nghiệp. Với đặc thù phát triển kinh tế Tây Ninh trong thời gian qua và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới thì những địa bàn tập trung nhiều NNT nhất là tp.Tây Ninh, huyện Tân Châu, huyện Tân Biên và huyệnTrảng Bàng. Chính vì thế CBCC ngành Thuế phải tập trung nhiều tại các địa bàn này và Văn phòng Cục Thuế tỉnh Tây Ninh, tránh sự dàn trải gây lãng phí NNL.

- Tập trung nguồn nhân lực để quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tỷ trọng nguồn nhân lực quản lý hộ kinh doanh cá thể. Bởi vì trong thời gian qua, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh phát triển rất nhanh, loại hình kinh doanh đa dạng và phức tạp. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện tốt được chức năng nhiệm vụ của mình, Cục Thuế cần tăng cường hơn nữa những cán bộ chuyên môn phụ trách khối các doanh nghiệp này.

- Theo xu thế phát triển của xã hội nói chung và ngành Thuế nói riêng thì lượng lao động gián tiếp ngày càng giảm và thay vào đó là những lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ. Để đảm bảo vận động theo xu hướng đó, Cục Thuế Tây Ninh cần có chiến lược nhằm giảm dần tỷ trọng cán bộ, công chức làm ở các bộ phận gián tiếp (Như CBCC khối văn phòng, tổng hợp) để tăng cường nguồn nhân lực cho những chức năng quản lý thuế chính, đặc biệt là chức năng thanh tra thuế, kiểm tra thuế đảm bảo yêu cầu quản lý thuế theo chức năng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Số lượng cán bộ làm công tác tại bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế hiện nay mới có 129 cán bộ trong tổng số 655 CBCC thuế, chiếm 19,69%, chưa đáp ứng lộ trình trong chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015 và chưa phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế và thông lệ quốc tế (Tỷ lệ công chức thuế làm công tác

thanh tra, kiểm tra phải đạt 30% đến 35%).

67

trí, sắp xếp lại nguồn nhân lực cấp Chi cục Thuế phù hợp với việc đổi mới công tác Ủy nhiệm trên địa bàn xã, phường. Nghiên cứu, xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực theo chất lượng, chiều sâu; trong từng chức năng cần cơ cấu nguồn lực theo cấp độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực cục thuế tây ninh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đến năm 2025 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)