Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực cục thuế tây ninh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đến năm 2025 (Trang 32)

1.4. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực với ngành Thuế

1.4.2. Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh

* Công tác tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực

Công tác tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực luôn được Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh rất quan tâm đầu tư và dùng nhiều chính sách thiết thực để thu hút nhân tài về làm việc tại ngành.

Tuy nhiên, với đặc thù của ngành Cục thuế Hà Tĩnh là cơ quan quản lý nhà nước đóng trên địa bàn, chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Cục Thuế và Bộ Tài Chính vì vậy cơng tác tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực của Cục thuế Hà Tĩnh cũng có nhiều điểm khác biệt so với những cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Hàng năm, Cục thuế Hà Tĩnh đã tiến hành rà soát tổng thể nguồn nhân lực hiện có của toàn ngành thuế Hà Tĩnh, đồng thời tiến hành phân tích nhu cầu nguồn

24

nhân lực trong thời điểm hiện tại và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong vòng 5 năm tiếp theo. Trên cơ sở số liệu rà sốt, phân tích, dự báo, lãnh đạo Cục thuế và phòng Tổ chức cán bộ sẽ xây dựng đề án về nhu cầu nguồn nhân lực để trình Tổng Cục Thuế phê duyệt và xét duyệt chỉ tiêu tuyển dụng trong những năm tiếp theo. Việc thi tuyển công chức của ngành thuế được Tổng cục thuế đứng ra chủ trì và tổ chức thi tuyển chung trên cả nước theo phương thức chung đề, chung thời gian vì vậy đảm bảo được tính khách quan và cơng bằng giữa các vùng miền khác nhau và giữa các thí sinh thi tuyển. Chính vì vậy, hàng năm Cục thuế đã tuyển dụng và thu hút được một lượng nhân lực đảm bảo cả về chất lượng và số lượng đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của ngành, nhằm đảm bảo giúp Cục thuế đảm bảo tốt công tác thu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được ngành giao phó.

Hà tĩnh là một tỉnh miền trung với đặc thù là có một số huyện miền núi, huyện giáp biên giới nên công tác tổ chức và điều động cán bộ làm việc ở những vùng này găp khá nhiều khó khăn. Vì vậy, trong những năm gần đầy Cục thuế Hà Tĩnh đã xây dựng một đề án riêng cho việc tuyển dụng công chức thuế cho những vùng này đó là những cán bộ được điều động về những vùng miền núi, vùng giáp biên nếu đảm bảo đầy đủ tiêu chí đầu vào sẽ tham gia xét tuyển, không phải thi tuyển, không phải hưởng lương tập sự trong một năm đầu, và sẽ được hưởng một số chính sách ưu đãi về lương, thưởng khác. Tuy nhiên những cán bộ này phải đảm bảo cam kết làm việc ít nhất là 5 năm ở địa bàn được phân công công tác. Đề án này bước đầu đã giúp giải quyết được những khó khăn cơ bản trong việc bố trí nhân sự ở các huyện miền núi, vùng giáp biên và ngày càng phát huy được hiệu quả.

Dựa vào những chính sách quy định của ngành và những chính sách đặc thù của ngành thuế Hà Tĩnh, trong 5 năm qua, ngành Thuế Hà Tĩnh đã tuyển dụng và thu hút được 163 người đạt tiêu chuẩn. Trong đó có 142 cán bộ được tuyển thẳng thơng qua thi tuyển và 21 cán bộ được tuyển dụng thông qua xét tuyển.

Bên cạnh những mặt mạnh trong công tác tuyển dụng nhân sự, Cục thuế Hà Tĩnh cũng gặp khơng ít khó khăn trong việc tuyển dụng theo dạng thu hút nhân tài để phục vụ cho những vùng kinh tế trọng điểm. Hiện nay, để đáp ứng được nhu cầu về nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế trong các khu vực có vốn đầu tư nước ngồi như khu kinh tế FORMOSA đang là một vấn đề khó khăn

25

đối với Cục thuế Hà Tĩnh đỏi hỏi phải có một chiến lược nhân lực dài hơn và phải có sự hỗ trợ từ phía Tổng Cục thuế về chính sách để thu hút được nguồn nhân lực ở đây.

* Công tác đào tạo và thăng tiến

Đối với Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh, để đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng nhiều về số lượng và cao về chất lượng, hàng năm đơn vị khuyến khích các CBCC học tập nâng cao trình độ chun mơn cũng như tham dự đầy đủ các lớp tập huấn Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính tổ chức như: Học lên trình độ Đại học, Thạc sĩ, tập huấn về Luật Quản lý thuế; Luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN); bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cơ bản; các ứng dụng tin học vào công tác quản lý thuế; các chương trình quản lý thuế; chương trình trao đổi thơng tin; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên; bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm soát viên; thương mại điện tử; trao đổi thông tin thu nộp thuế; kỹ năng giao tiếp viết bài, lý luận chính trị...

1.4.3. Bài học kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho Cục Thuế tỉnh Tây Ninh

Triển khai thực hiện tốt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020 được ban hành theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 2123/QĐ-BTC ngày 27/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Tài chính giai đoạn 2011 - 2020” và các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Cục Thuế tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2020 bao gồm:

- Phát triển nhân lực góp phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược của Ngành. Phù hợp với mục tiêu phát triển nhân lực chung của toàn quốc gia và xu thế phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Phát triển nhân lực ngành Thuế phải đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa, tính thay thế kịp thời của cơ cấu nhân lực.

- Coi trọng việc bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài là công tác trọng tâm của Ngành thuế. Việc phát hiện, tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ đối với người có tài phải thường xuyên, nhất quán. Tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi, khuyến khích năng lực sáng tạo trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các lĩnh vực ngành quản lý.

26

- Phát triển nhân lực với cơ cấu trình độ hợp lý, năng động, nhanh chóng thích ứng với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong; nâng cao trình độ nhân lực của ngành dần ngang tầm với nhân lực của các nước tiên tiến trong khu vực, đảm bảo nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh nhân lực của Ngành thuế với các Ngành khác trong khuôn khổ Việt Nam hội nhập quốc tế.

- Phát triển nhân lực hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển và đặc điểm của ngành Thuế. Phát triển cơ cấu vị trí cơng việc cân đối đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển ngành đề ra.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho Cục Thuế mang tính chiến lược, lâu dài, do đó hàng năm Cục Thuế phải làm tốt cơng tác rà sốt và dự báo nguồn nhân lực để có kế hoạch tuyển chọn bổ sung thay thế những người sắp đến tuổi nghỉ hưu, nghĩ việc. Qua công tác dự báo cũng xác định được số lao động dư thừa ở bộ phận, đơn vị nào, thiếu hụt ở đơn vị nào để từ đó có kế hoạch điều chỉnh, điều động cho phù hợp. Thông qua công tác dự báo cũng phát hiện được những mặt mạnh, mặt yếu của cán bộ cơng chức trong q trình thực thi cơng vụ, từ đó có xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình động cho CBCC kịp thời.

Trong cơng tác tuyển dụng nguồn nhân lực, q trình tổ chức thi tuyển cán bộ đảm bảo đúng chủ trương Công khai - Minh bạch, tham mưu với Tổng cục Thuế để có những cơ chế phù hợp với địa phương như:

- Đối với công chức tuyển dụng mới, cần tăng tỷ lệ tốt nghiệp đại học chính quy, tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế gắn với nhiệm vụ quản lý tài chính; nâng dần điều kiện về ngoại ngữ, tin học để đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc trong thời kỳ hội nhập kinh tế.

- Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng cho từng đơn vị cần đảm bảo sự phù hợp giữa chuyên ngành tốt nghiệp với chức năng, nhiệm vụ, vị trí cơng việc để lựa chọn ứng viên có năng lực, trình độ chun mơn phù hợp đăng ký dự tuyển.

- Cải tiến nội dung, hình thức thi tuyển, đảm bảo lựa chọn được nhân lực có kiến thức tư duy, kỹ năng tốt, phù hợp với lĩnh vực cần tuyển, với nhu cầu công việc.

- Mở rộng hình thức tuyển dụng cơng chức như: tuyển chọn những CBCC đang làm việc các Sở, Ngành có nguyện vọng về làm làm việc cho Cục Thuế, ngoài

27

ra chúng ta cũng có thể đề xuất áp dụng hình thức xét tuyển đối với biến chế ở khu vực vùng sâu biên giới để đảm bảo kịp thời nguồn nhân lực để phục vụ công tác.

Trong cơng tác sử dụng nhân lực và chính sách đãi ngộ nhân lực Cục Thuế cần phải:

- Đổi mới cơ chế đánh giá cán bộ bằng cách xây dựng các tiêu chí, quy chế, quy trình đánh giá cán bộ đảm bảo rõ ràng, cơng khai, minh bạch, khách quan và công bằng trong đánh giá, làm cơ sở để biểu dương, khen thưởng, động viên.

- Tiếp tục thực hiện việc thu hút nhân tài trong đơn vị như: Khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ đi học tập nâng cao trình độ (học văn bằng hai, học sau đại học) trong và ngoài nước, bồi dưỡng cập nhật và nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, tạo điều kiện để cán bộ đi học và được hỗ trợ các khoản học phí theo chế độ. Đưa vào quy hoạch chức danh lãnh đạo và xem xét bổ nhiệm những cán bộ có năng lực làm việc tốt, tạo môi trường làm việc cho cán bộ an tâm công tác, phục vụ lâu dài trong Ngành.

28

Tóm tắt chương 1

Chương 1 của Luận văn đã phân tích và làm sáng tỏ cơ sỡ lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, khẳng định con người là trung tâm của sự phát triển, là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mơ hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phát triển nguồn nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và lợi thế cạnh tranh của đất nước.

Chương 1 của Luận văn cũng nêu bật được vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế, là nhân tố chính quyết định sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế - xã hội, tiếp cận nền kinh tế tri thức và rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đầy nhanh CNH, HĐH đất nước nhằm phát triển bền vững.

Đối với Ngành Thuế thì vai trị phát triển nguồn nhân lực giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Ngành trong bối cảnh đất nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế.

Cuối chương 1 Luận văn cũng nêu lên một số kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực của các Cục Thuế như Cục Thuế tỉnh Bình Thuận, Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh là những đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển nguồn nhân lực, để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho phát triển nguồn nhân lực của Cục Thuế tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn tiếp theo.

29

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC THUẾ TỈNH TÂY NINH

GIAI ĐOẠN 2011-2015

2.1 Giới thiệu khái quát về Cục Thuế tỉnh Tây Ninh

Cục Thuế tỉnh Tây Ninh là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, đóng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, có chức năng tổ chức thực hiện cơng tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Cùng với các địa phương khác, Cục Thuế tỉnh Tây Ninh được thành lập ngày 01/01/1990 và hoạt động theo Nghị định số 281/HĐBT ngày 7/8/1990 của Chính Phủ và Quyết định số 314-TC/QĐ-TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập Cục thuế Nhà nước trên cơ sở sáp nhập các tổ chức Chi cục Thuế công thương nghiệp, Chi cục Thuế nơng nghiệp và Phịng thu quốc doanh. Theo quyết định trên, Cục Thuế chịu sự chỉ đạo song trùng của UBND Tỉnh và Tổng Cục Thuế.

Đến nay, theo Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng nhiệm vụ Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác ngân sách nhà nước (sau dây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Cục thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. Do vậy Cục Thuế tỉnh Tây Ninh là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, chịu sự lãnh đạo song trùng của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh theo quy định của pháp luật.

Trãi qua quá trình hình thành và phát triển đến nay Cục Thuế tỉnh Tây Ninh đã từng bước khắc phục khó khăn, phấn đấu cao hồn thành nhiệm vụ mà Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính giao, Chủ trương sắp xếp lại cơ cấu bộ máy, tiếp nhận và nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, có chế độ thưởng phạt thích ứng với tình hình thực tiễn từ đó đã mang lại được những thành công đáng chú ý về số thu cho NSNN, từ đó xác lập được sự trưởng thành của ngành trong sự nghiệp đổi mới cả về tư duy chính trị và bản lĩnh nghề nghiệp. Đặc

30

trưng nổi bật hơn những năm qua của ngành là liên tục hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: thu Ngân sách từ 378 tỷ vào những năm 2000 đến năm 2015 là 3.737 tỷ đồng, đưa chính sách Thuế của Đảng và Nhà Nước từng bước đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

2.1.1 Nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động

Cục Thuế tỉnh Tây Ninh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan, các nhiệm vụ chính là: Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá cơng tác quản lý thuế; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự tốn thu ngân sách Nhà nước, về cơng tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, cơng khai hố thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế. Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế. Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành. Thực hiện nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao và theo quy định tại Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Phương châm hoạt động của Cục Thuế tỉnh Tây Ninh là: “THU ĐÚNG - THU ĐỦ TIỀN THUẾ”, để thực hiện được chính sách chất lượng nêu trên, Cục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực cục thuế tây ninh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đến năm 2025 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)