của Tổng cục Thuế đến năm 2025
3.1.1 Quan điểm phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nhân lực là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược của ngành Thuế. Phát triển nhân lực ngành Thuế phù hợp với mục tiêu phát triển nhân lực chung của toàn quốc gia và xu thế phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Phát triển nhân lực ngành Thuế phải đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa, tính thay thế kịp thời của cơ cấu nhân lực.
Coi trọng việc bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài về lĩnh vực Thuế. Việc phát hiện, tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ đối với người có tài phải thường xuyên, nhất quán. Tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi, khuyến khích năng lực sáng tạo trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các lĩnh vực ngành quản lý.
Phát triển nhân lực với cơ cấu trình độ hợp lý, năng động, nhanh chóng thích ứng với nhu cầu phát triển trong nước và thế giới; nâng cao trình độ nhân lực của ngành dần ngang tầm với nhân lực Thuế các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế, hội nhập vững chắc, có hiệu quả, chú trọng đến yêu cầu hội nhập và liên thông thị trường lao động Việt Nam với quốc tế.
Phát triển nhân lực hợp lý hài hòa và đáp ứng yêu cầu phát triển và đặc điểm của ngành. Phát triển cơ cấu vị trí cơng việc cân đối đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển ngành đề ra.
3.1.2 Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực
Mục tiêu phát triển nhân lực ngành Thuế đến năm 2020 là xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có cơ cấu hợp lý, trình độ chun mơn, nghiệp vụ cao nhằm đáp ứng được u cầu địi hỏi mới của q trình hội nhập kinh tế quốc tế.
59
Tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ quan thuế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất.
Đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính. Việc kiểm tra, giám sát thực thi cơng vụ của cán bộ, công chức thuế được tăng cường.
* Về tổ chức bộ máy
- Xây dựng bộ máy cơ quan thuế có đủ nhiệm vụ và quyền hạn để thực thi phap luật thuế theo mơ hình của cơ quan thuế hiện đại, hiệu quả.
- Xây dựng trường nghiệp vụ thuế Việt Nam đào tạo cơ bản chuyên môn theo giáo trình cấp quốc gia và phù hợp thơng lệ quốc tế, chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, giáo trình, tài liệu để đào tạo chuyên ngành Thuế bậc cao đẳng, đại học ở giai đoạn tiếp theo.
* Về nguồn nhân lực
- Tỷ lệ cán bộ có trình độ từ đại học trở lên đạt tối thiểu 85%
- Triển khai mơ hình chuẩn về đào tạo cán bộ thuế, trong đó quy định rõ nội dung, cách thức đào tạo cho từng loại cán bộ, công chức.
- 100% cán bộ, công chức tuyển dụng mới được học nghiệp vụ thuế cơ bản; 100% cán bộ thuế có liên quan được cập nhật văn bản pháp luật thuế khi có sự thay đổi; 30 - 40% cán bộ, cơng chức thuế được đào tạo nâng cao kiến thức quản lý thuế.
- Tỷ lệ cán bộ có ngoại ngữ trình độ C trở lên tại 15 Cục Thuế có số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi lớn nhất đạt tối thiểu 35%.
- Cơ cấu tổng thể nguồn nhân lực cho phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế và thơng lệ quốc tế, trong đó tỷ lệ cán bộ thuế làm công tác thanh tra, kiểm tra đạt tối thiểu 35% trên tổng số cán bộ.
- Đội ngũ cán bộ, cơng chức chun nghiệp, chun sâu, liêm chính, trong đó có đội ngũ chuyên gia cao cấp của ngành Thuế với trình độ kinh nghiệm chun mơn cao, là những chuyên gia đầu ngành trong quản lý thuế.
3.1.3 Phương hướng phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu lực, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ quan thuế và định hướng phát triển kinh
60
tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất.
Cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế, đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế chuyên nghiệp, chuyên sâu, trung thực, trong sạch; tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế.
- Cơ cấu, phân bổ lại nguồn nhân lực theo địa bàn quản lý, theo chức năng quản lý, theo đối tượng quản lý đảm bảo hiệu quả, phù hợp; tăng cường công tác luân phiên, luân chuyển cán bộ; đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ.
- Xây dựng và từng bước đưa vào áp dụng phương pháp quản lý nguồn nhân lực hiện đại thông qua việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ công chức thuế theo từng lĩnh vực cơng tác, vị trí cơng việc; xây dựng tiêu chuẩn chất lượng đội ngũ cán bộ nguồn, cán bộ lãnh đạo; đổi mới phương thức đánh giá, phân loại cán bộ công chức hàng năm.
- Đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ theo hướng phân loại cán bộ theo trình độ, chuyên ngành đào tạo để áp dụng cơ chế tuyển dụng phù hợp.
- Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng quản lý cho cán bộ, công chức thuế thơng qua việc xây dựng mơ hình chuẩn về đào tạo cán bộ thuế đa dạng hóa các hình thức đào tạo.
- Triển khai thực hiện kế hoạch chiến lựơc quốc gia phòng, chống tham nhũng trong ngành thuế; kiểm tra, giám sát, tăng cường phòng ngừa ngăn chặn những hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu của cán bộ thuế đối với người nộp thuế.