Bảng tổng hợp thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động tại ngân hàng TNHH MTV xây dựng việt nam (Trang 33)

STT Các phát biểu

1. Môi trường làm việc

1.1 MT1: Khơng khí cởi mở và tin tưởng lẫn nhau.

1.2 MT2: Công việc anh/chị đang làm nhận được sự đánh giá cao từ mọi người.

1.3 MT3: Khi kết thúc cơng việc, anh/chị có đủ thời gian cho gia đình/cuộc sống cá nhân. 1.4 MT4: Anh/chị có thơng tin cần thiết để thực hiện cơng việc của mình.

2. Lãnh đạo

2.1 LD1: Anh/chị tin tưởng rằng ban lãnh đạo cấp cao xem xét lợi ích của người lao động khi đưa ra quyết định kinh doanh.

2.2 LD2: Anh/chị tin tưởng ban lãnh đạo cấp cao có tầm nhìn rõ ràng.

2.3 LD3: Người quản lý trực tiếp của anh/chị là một tấm gương tốt về cách đối xử với mọi người. 2.4 LD4: Anh/chị tin tưởng ban lãnh đạo cấp cao truyền cảm hứng để anh/chị thực hiện cơng việc

của mình tốt nhất.

2.5 LD5: Quản lý thể hiện sự đánh giá cao khi anh/chị hồn thành cơng việc tốt.

3. Đồng nghiệp

3.1 DN1: Mỗi cá nhân có những kỹ năng cần thiết để làm tốt công việc. 3.2 DN2: Các thành viên có sự phối hợp làm việc nhịp nhàng.

3.3 DN3: Tất cả các thành viên tập trung để cơng việc đươc làm tốt nhất có thể. 3.4 DN4: Mọi người giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.

4. Đào tạo và phát triển

4.1 DT1: Anh/chị được đào tạo để thực hiện công việc tốt hơn. 4.2 DT2: Các người lao động có cơ hội được đào tạo như nhau. 4.3 DT3: Cơng ty khuyến khích người lao động nâng cao kỹ năng. 4.4 DT4: Cơng ty có chính sách thăng tiến rõ ràng.

5. Trả công lao động

5.1 TC1:Anh/chị cảm thấy mức lương mình nhận được phù hợp so với các công việc tương tự trong cùng ngành.

5.2 TC2: Anh/chị cảm thấy được trả lương công bằng so với những người khác với vị trí tương tự tại cơng ty.

5.3 TC3: Nhìn chung, chính sách phúc lợi của cơng ty đáp ứng được nhu cầu của anh/chị.

5.4 TC4: Chính sách hưu trí dành cho người lao động của cơng ty là một phần quan trọng trong kế hoạch tài chính khi nghỉ hưu của anh/chị.

6. Sự gắn kết tình cảm

6.1 GKTC1: Anh/chị ln tự hào về cơng ty của mình.

6.2 GKTC2: Anh/chị luôn cố gắng hết sức nâng cao kỹ năng để có thể cống hiến nhiều hơn cho công ty.

6.3 GKTC3: Là thành viên của công ty là điều rất quan trọng đối với anh/chị. 6.4 GKTC4: Anh/chị coi công ty như là ngơi nhà thứ 2 của mình.

7. Sự gắn kết lợi ích

7.1 GKLI1: Mặc dù muốn, nhưng nếu rời bỏ tổ chức lúc này cuộc sống của anh/chị sẽ gặp nhiều khó khăn.

7.2 GKLI2: Nếu rời bỏ cơng ty bây giờ thì cuộc sống của anh/chị bị ảnh hưởng rất nhiều. 7.3 GKLI3: Nếu rời bỏ cơng ty thì anh/chị sẽ rất khó để tìm kiếm cơng việc thay thế.

8. Sự gắn kết đạo đức

8.1 GKDD1: Anh/chị cảm thấy có lỗi nếu rời bỏ cơng ty. 8.2 GKDD2: Trung thành với công ty là điều anh/chị nên làm.

8.3 GKDD3: Tổ chức đã mang lại cho anh/chị nhiều thứ nên anh/chị cảm thấy nên ở lại khi tổ chức gặp khó khăn.

( Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tóm tắt chương 1

Tóm lại trong chương này, trình bày cơ sở lý thuyết về sự gắn kết của người lao động với tổ chức bao gồm các khái niệm, tầm quan trọng của sự gắn kết, các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết và giới thiệu các nghiên cứu có liên quan trước đây về sự gắn kết. Bên cạnh đó, cịn giới thiệu thang đo mà tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu này, dựa vào thang đo gốc của mơ hình nghiên cứu của Anitha J (2014) đã được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình tại ngân hàng Xây dựng.

: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

SỰ GẮN KẾT CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI

NGÂN HÀNG TNHH MTV XÂY DỰNG VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Việt Nam

Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam được chuyển đổi mơ hình từ ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Xây dựng Việt Nam theo quyết định số 250/QĐ-NHNN ngày 05/03/2015 của ngân hàng Nhà nước (NHNN).Tên Tiếng Việt, tên viết tắt Tiếng Việt, tên Tiếng Anh và tên viết tắt Tiếng Anh lần lượt là: Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng Việt Nam - Ngân hàng Xây dựng - Construction Bank – CB. Trải qua hơn 25 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, đến nay, ngân hàng Xây dựng – CB có vốn điều lệ đạt 3.000 tỷ đồng cùng hệ thống mạng lưới 112 điểm hoạt động trên toàn quốc. Là ngân hàng 100% vốn sở hữu Nhà nước với sự hỗ trợ tồn diện của Vietcombank về quản trị, cơng nghệ, khách hàng, thanh khoản…Ngân hàng Xây dựng định hướng phát triển trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng trên nền tảng công nghệ hiện đại.

Ngân hàng TM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam được thành lập năm 1989, tiền thân là ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, ngân hàng TMCP Đại Tín và ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến, với trụ sở được đặt tại 145-147-149 Hùng Vương, P2, Tp. Tân An, Tỉnh Long An

Ngày 17/08/2007, theo quyết định số 1931/QĐ-NHNN, ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến được Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận chuyển đổi mơ hình hoạt động thành ngân hàng TMCP đô thị. Ngày 17/9/2007, Ngày 17/09/2007 đổi tên thành ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín, theo quyết định số 2136/QĐ-NHNN của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngày 23/05/2013, Thống đốc NHNN VN ban hành quyết định số 1161/QĐ- NHNN chấp thuận việc thay đổi tên gọi của ngân hàng TMCP Đại Tín, theo đó, tên gọi mới là ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam.

Ngày 31/01/2015, căn cứ Luật Các TCTD, Quyết định số 48/2013/QĐ-NHNN ngày 01/8/2013 về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông ngân hàng Xây dựng, NHNN đã tuyên bố quyết định sẽ mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của ngân hàng Xây dựng với giá bằng 0 đồng/1 cổ phần. Theo đó, NHNN trở thành chủ sở hữu (100% vốn điều lệ) của ngân hàng Xây dựng.

Ngày 05/03/2015, Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định 250/QĐ-NHNN về việc mua toàn bộ cổ phần và chuyển đổi ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam thành ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng Việt Nam do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Ngân hàng Xây dựng hoạt động với chức năng của một ngân hàng bán lẻ đa năng trên nền tảng công nghệ hiện đại, cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính như:

• Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ.

• Cho vay vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ; Các dịch vụ tài chính (thực hiện thanh tốn trong nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng).

• Thanh tốn quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.

• Trong đó, các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, cho vay và dịch vụ ngành xây dựng và nhà ở sẽ là thị trường được ngân hàng chú trọng phát triển.

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng

Hình 0.1: Sơ đồ tổ chức của ngân hàng Xây dựng Việt Nam

(Nguồn: Phòng quản lý nhân sự và đào tạo ngân hàng Xây dựng Việt Nam)

Các từ viết tắt:

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

BAN KIỂM SOÁT

KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Pháp chế Giám đốc chi nhánh, vùng Giám đốc chi nhánh Phó giám đốc chi nhánh, vùng Giám đốc phịng giao dịch Khối NH bán bn Khối NH bán lẻ Khối kinh doanh vốn Khối tài chính Khối QLRR Khối cơng nợ Khối tác nghiệp Khối hành chính Khách hàng doanh nghiệp Chính sách SP bán lẻ Trung tâm DVKH CCC Quản lý bán hàng Kinh doanh vốn và ngoại hối Kế tốn trưởng Kế tốn tài chính Kế tốn quản trị & MJS-ALM Chính sách tín dụng Thẩm định tín dụng QLRR thị trường & hoạt động Cơng nợ CB AMC Hành chính tín dụng Trung tâm thanh toán Quản lý ngân quỹ Trung tâm CNTT Quản lý đề án công nghệ Quản lý nhân sự & đào tạo Văn phịng Các phó giám đốc CN/ HC Hệ thống TTTT& HTTD đặt tại CN Quan hệ công chúng Các phó giám đốc CN/ HC TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC UB QLRR UB NS UB … ALCO

ALCO: Ủy ban tài sản Nợ - Có DPRR: Dự phòng rủi ro BLĐ: Ban lãnh đạo CNTT: Công nghệ thông tin DVKH: Dịch vụ khách hàng NH: Ngân hàng

UBRR: Ủy ban rủi ro ALM: Quản lý tài sản Nợ - Có

Ngân hàng Xây dựng đã thiết lập một cơ cấu quản trị điều hành phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại (Nghị định 59/2009/NĐ- CP ngày 16/7/2009 của Chính phủ) và các hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước về các tổ chức và hoạt động của Hội đồng thành viên (HĐTV), Ban kiểm soát (BKS), Tổng giám đốc (TGĐ).

Hội đồng thành viên của ngân hàng Xây dựng gồm 4 thành viên, họp định kỳ hàng quý để thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động của ngân hàng. Hội đồng có vai trị xây dựng định hướng chiến lược tổng thể và định hướng hoạt động lâu dài cho ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho ban điều hành gồm:

• Ơng Nguyễn Văn Tuân - Chủ tịch HĐTV • Ơng Trần Trung Tường – Thành viên HĐTV

• Ơng Đàm Minh Đức – Thành viên HĐTV, kiêm TGĐ • Ơng Đỗ Tất Khá – Thành viên HĐTV, kiêm Phó TGĐ

Ban kiểm soát ngân hàng Xây dựng gồm 3 thành viên. Nhiệm vụ của ban là kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của ngành ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của ngân hàng Xây dựng. Qua đó, ban kiểm sốt đánh giá chất lượng điều hành và hoạt động của từng đơn vị, tham mưu cho Ban điều hành, cũng như đề xuất khắc phục yếu kém, đề phịng rủi ro, nếu có.Ban Kiểm sốt gồm:

• Ơng Nguyễn Thanh Quang – Trưởng Ban KS • Ơng Lê Quốc Ràng – Thành viên Ban KS • Ơng Lê Ngọc Minh – Thành viên Ban KS

Ban điều hành gồm có Tổng Giám đốc điều hành chung và 4 Phó Tổng Giám đốc. Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do HĐTV đề ra, bằng các kế hoạch và phương án kinh doanh, tham mưu cho HĐTV các vấn đề về chiến lược, chính sách và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng. Ban điều hành gồm:

• Ơng Đàm Minh Đức – Thành viên HĐTV, kiêm TGĐ • Ơng Đỗ Tất Khá – Thành viên HĐTV, kiêm Phó TGĐ • Ơng Phạm Văn Đạt – Phó TGĐ

• Ơng Bùi Thanh Bình – Phó TGĐ • Ơng Nguyễn Quang Minh – Phó TGĐ

Thực trạng nhân sự và sự biến động nhân sự tại ngân hàng Bảng 2.1:Cơ cấu lao động ngân hàng Xây dựng Việt Nam

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Người Tỉ lệ(%) Người Tỉ lệ(%) Người Tỉ lệ(%) Theo giới tính Nam 518 40,19 530 42,23 494 41,65 Nữ 771 59,81 725 57,77 692 58,35 Theo độ tuổi Từ 18 đến 30 549 42,59 554 44,14 506 42,66 Từ 30 đến 45 525 40,73 512 40,80 483 40,73 Trên 45 215 16,68 189 15,06 197 16,61 Theo trình độ chuyên môn Trên đại học 51 3,96 49 3,90 55 4,64 Đại học 960 74,48 944 75,22 942 79,43 Cao đẳng, trung cấp 200 15,51 187 14,90 120 10,11 THPT 78 6,05 75 5,98 69 5,82 Tổng 1.289 100 1.255 100 1.186 100

Từ bảng 2.1 cho thấy tổng nhân sự của ngân hàng Xây dựng Việt Nam giai đoạn 2013 – 2015 giảm, cụ thể năm 2013 là 1289 người, năm 2014 là 1255 người và năm 2015 là 1186 người.

Cơ cấu lao động theo giới tính của ngân hàng là khác nhau, cả 3 năm tỷ lệ nữ đều nhiều hơn nam, tuy nhiên sự chênh lệch này khơng nhiều và nó phù hợp với ngành ngân hàng vì người lao động nữ cẩn thận và chu đáo thuận tiện hơn trong việc giao dịch với khách hàng. Từ năm 2013 đến năm 2015, tỷ lệ nam chênh lệch khơng nhiều cụ thể năm 2013 có 518 người, ứng với tỷ lệ 40,19 %, năm 2014 có 530 người, ứng với tỷ lệ 42,23% và năm 2015 có 494 người, ứng với tỷ lệ 41,65%. Số người lao động nữ năm 2013 là 771 người ứng với tỷ lệ 59,81%, năm 2014 có 725 người ứng với tỷ lệ 57,77% và năm 2015 có 692 người ứng với tỷ lệ 58,35%.

Tính theo độ tuổi, tuổi từ 18 đến 30 chiếm tỷ lệ cao nhất, độ tuổi này chiếm tỷ lệ cao phù hợp với ngành ngân hàng vì cần nhiều người lao động năng động, tháo vát. Cụ thể năm 2013 là 549 người, chiếm tỷ lệ 42,59%, năm 2014 là 554 người chiếm tỷ lệ 44,14% và năm 2015 là 506 người chiếm tỷ lệ 42,66%. Tuổi từ 30 đến 45 chiếm tỷ lệ cao thứ hai, cụ thể năm 2013 là 525 người, chiếm tỷ lệ 40,73%, năm 2014 là 512 người chiếm tỷ lệ 40,80% và năm 2015 là 483 người chiếm tỷ lệ 40,73%. Tuổi trên 45 chiếm tỷ lệ thấp nhất, tỷ lệ này phù hợp vì đa số người lao động trong độ tuổi này là các cấp quản lý tại ngân hàng, cụ thể năm 2013 là 215 người, chiếm tỷ lệ 16,68%, năm 2014 là 189 người chiếm tỷ lệ 15,06% và năm 2015 là 197 người chiếm tỷ lệ 16,61%.

Trình độ học vấn của người lao động tại ngân hàng Xây dựng Việt Nam tương đối cao phù hợp với nhu cầu của ngành ngân hàng. Trên đại học và đại học chiếm tỷ lệ gần 80%, cụ thể chiếm tỷ lệ cao nhất là đại học, năm 2013 là 960 người, chiếm tỷ lệ 74,48%, năm 2014 là 944 người, chiếm tỷ lệ 75,22% và năm 2015 là 942 người chiếm tỷ lệ 77,43%. Trên đại học năm 2013 là 51 người, chiếm tỷ lệ 3,96%, năm 2014 là 49 người chiếm tỷ lệ 3,90% và năm 2015 là 55 người chiếm tỷ lệ 4,64%. Trình độ cao đẳng, trung cấp năm 2013 là 200 người, chiếm tỷ lệ 15,51%, năm 2014 là 189 người,

chiếm tỷ lệ 14,90% và năm 2015 là 120 người, chiếm tỷ lệ 10,11%. Trình độ trung học phổ thơng năm 2013 là 78 người, chiếm tỷ lệ 6,05%, năm 2014 là 75 người chiếm tỷ lệ 5,98% và năm 2015 là 69 người chiếm tỷ lệ 5,82%.

Từ những phân tích trên cho thấy cơ cấu nhân sự tại ngân hàng Xây dựng Việt Nam về giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn là tương đối phù hợp, đáp ứng cho sự phát triển của ngân hàng.

2.2. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Việt Nam tại ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Việt Nam

Tổng quan về kết quả nghiên cứu

Sau khi xây dựng được bảng câu hỏi khảo sát gồm 31 thang đo, tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu. Tác giả gửi 185 bảng khảo sát và thu được 175 bảng hợp lệ. Sử dụng chương trình SPSS 20 để phân tích thống kê mơ tả, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA. Kết quả thu được như bảng sau:

Kết quả thống kê mô tả

Bảng 2.2:Bảng thống kê mô tả

Chỉ tiêu

Kết quả thống kê mơ tả Người Tỉ lệ(%)

Theo giới tính Nam 74 42,29

Nữ 101 57,71

Theo độ tuổi

Từ 18 đến 30 89 50,86

Từ 30 đến 45 71 40,57

Trên 45 15 8,57

Theo trình độ Trên đại học 3 1,71

Đại học 146 83,43

Cao đẳng, trung cấp 22 12,57

THPT 4 2,29

Thâm niên Dưới 1 năm 7 4,00

Từ 1 năm đến 3 năm 99 56,57

Từ 5 năm đến 10 năm 64 36,57

Trên 10 năm 5 2,86

Tổng 175 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động tại ngân hàng TNHH MTV xây dựng việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)