Bảng trình độ chun mơn và thâm niên của lãnh đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động tại ngân hàng TNHH MTV xây dựng việt nam (Trang 48 - 50)

Năm Tiêu chí 2013 2014 2015 Trình độ Đại học 233 236 227 Thạc sĩ 35 39 43 Tiến sĩ 7 6 9

Thâm niên Từ 5 đến 10 năm 153 153 141

Từ 10 đến 20 năm 117 122 131

Trên 20 năm 5 6 5

Bảng 2.10 cho thấy từ năm 2013 đến năm 2015 trình độ chun mơn cũng như thâm niên của lãnh đạo ngân hàng Xây dựng khá cao chứng tỏ ban lãnh đạo ngân hàng đủ năng lực cũng như đủ kinh nghiệm để điều hành và giúp ngân hàng phát triển.

Điều kiện để trở thành lãnh đạo

 Trình độ học vấn: Đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo trong nước hoặc nước ngoài.

 Thâm niên: Trên 5 năm.

 Năng lực chuyên môn: Giỏi các nghiệp vụ, ngoại ngữ tốt.

Các quy chế để trở thành lãnh đạo tại ngân hàng Xây dựng tương đối chung chung chưa rõ ràng.

Với câu hỏi “Người quản lý trực tiếp của anh/ chị là một tấm gương tốt về cách đối xử với mọi người” đạt kết quả là 3,35 và câu hỏi “Anh/ chị tin tưởng ban lãnh đạo cấp cao truyền cảm hứng để anh/chị thực hiện công việc của mình tốt nhất” đạt 3,34. Kết quả này cho thấy người lao động đánh giá khơng cao về lãnh đạo của mình, điều này được lý giải là do từ khi ngân hàng Xây dựng Việt Nam bị ngân hàng Nhà nước mua lại, bộ máy lãnh đạo cấp cao thay đổi hoàn toàn, lãnh đạo được điều phối từ ngân hàng Vietcombank sang ngân hàng Xây dựng Việt Nam. Tuy lãnh đạo ngân hàng là những người có trình độ học vấn, chun mơn cũng như có kinh nghiệm lâu năm trong ngành nhưng sự thay đổi về bộ máy lãnh đạo chưa tạo được sự thích ứng cho người lao động đồng thời lãnh đạo không quan tâm, động viên người lao động. Khi người lao động làm việc tốt không nhận được sự động viên, khen thưởng nhưng khi người lao động làm chưa tốt thì bị chỉ trích, ít lắng nghe và áp đặt công việc. Điều này làm cho người lao động cảm thấy áp lực, luôn dè chừng và ngại tương tác với cấp trên. Vì vậy mà lãnh đạo khơng nhận được sự ủng hộ, tin tưởng của người lao động.

2.2.2.3. Đồng nghiệp

Đồng nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính thần làm việc cũng như sự gắn kết của người lao động với công ty. Kết quả khảo sát về yếu tố đồng nghiệp tại ngân hàng đạt trung bình khá cao (cao nhất trong tất cả các yếu tố) đạt là 4,20 (bảng 2.11) cho thấy người lao động khá hài lòng với đồng nghiệp của mình. Các câu trả lời đều có điểm trung bình trên 4 điểm cho thấy đa số là đồng ý và rất đồng ý với các quan điểm này. Biến khảo sát đạt trung bình cao nhất là 4,23 với câu hỏi “Mọi người giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc” cho thấy mối quan hệ gữa đồng nghiệp là rất tốt, các thành viên có sự tin tưởng và hỗ trợ nhau trong cơng việc, khơng khí làm việc khá thoải mái và gần gũi từ đó dễ thấu hiểu và phối hợp tốt hơn trong cơng việc. Biến khảo sát đạt trung bình thấp nhất cũng đạt ở mức là 4,14 với câu hỏi “Tất cả các thành viên tập trung để công việc được làm tốt nhất có thể” cho thấy giữa các thành viên có sự đánh giá cao về các kỹ năng, chun mơn của nhau, ít có sự ganh ghét, nói xấu giữa các đồng nghiệp với nhau, cùng nhau tập trung vào công việc để đạt kết quả tốt nhất có thể. Kết quả khảo sát này phù hợp với tình hình thực tế tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động tại ngân hàng TNHH MTV xây dựng việt nam (Trang 48 - 50)