Các yếu tố môi trường vi mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần kho vận miền nam (sotrans) giai đoạn 2018 2023 (Trang 25 - 28)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực canh tranh của doanh

1.3.2. Các yếu tố môi trường vi mô

Theo Michael Porter (1985, trang 35) : “Trong bất kỳ ngành nghề nào, cho dù ở phạm vi trong nước hay quốc tế, ngành sản xuất hay dịch vụ, quy luật cạnh tranh thể hiện qua năm nguồn áp lực: sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới, nguy cơ từ các sản phẩm thay thế, áp lực từ khách hàng, áp lực từ nhà cung cấp và áp lực từ các đối thủ cạnh tranh hiện tại.”(Hình 1.2)

Nguy cơ từ những đối thủ mới

Năng lực đàm phán Năng lực đàm phán

của nhà cung cấp của người mua

Nguy cơ của sản phẩm/ dịch vụ thay thế

Hình 1.2: Mơ hình 5 áp lực của Michael Porter

(Nguồn: “Lợi thế cạnh tranh”, Michael Porter, 1985)

Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Đây là một áp lực thường xuyên và đe dọa trực tiếp các công ty. Khi áp lực cạnh tranh giữa các cơng ty ngày càng tăng thì càng đe dọa vị trí và sự tồn tại của các cơng

Những đối thủ mới tiềm năng

Những đối thủ cạnh tranh trong ngành Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện hữu Sản phẩm thay thế

ty. Một số hình thức cạnh tranh đáng chú ý là cạnh tranh về giá, các cuộc chiến quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới và tăng cường dịch vụ khách hàng.

Tính chất và cường độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành phụ thuộc vào các yếu tố như: Số lượng và quy mô của đối thủ cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng của ngành, chi phí cố định cao, tính khác biệt của sản phẩm hoặc vấn đề về chi phí, hoặc rào cản rút lui khỏi ngành cao.

Khách hàng

Áp lực từ phía người mua chủ yếu bằng cách địi hỏi giảm giá hoặc mặc cả đòi chất lượng cao hơn hay nhiều dịch vụ hơn. Điều này buộc các đối thủ cạnh tranh với nhau và tất cả đều làm giảm lợi nhuận của ngành. Sức mạnh của mỗi nhóm khách hàng quan trọng trong ngành phụ thuộc vào nhiều đặc trưng của thị trường và tầm quan trọng tương đối của lượng mua từ ngành trong tổng thể hoạt động kinh doanh của chúng.

Một nhóm khách hàng có thể có sức mạnh nếu thỏa mãn những điều kiện như: khách hàng mua số lượng lớn so với doanh số của người bán, sản phẩm khách hàng mua của ngành là sản phẩm chuẩn hóa hoặc khơng có đặc trưng khác biệt, khách hàng có đầy đủ thơng tin, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của khách hàng thấp hoặc khách hàng đe dọa tích hợp ngược.

Nhà cung cấp

Các nhà cung cấp có thể thể hiện sức mạnh của họ bằng cách đe dọa tăng giá hay giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Do đó, các nhà cung cấp hùng mạnh có thể vắt kiệt lợi nhuận của ngành nếu ngành đó khơng thể tăng giá bán để bù đắp sự gia tăng chi phí đầu vào.

Một nhóm nhà cung cấp sẽ có sức mạnh mặc cả nếu thỏa mãn những điều kiện như: Chỉ có một số ít các nhà cung cấp, người mua không phải là một khách hàng quan trọng, sản phẩm của nhà cung cấp là một đầu vào quan trọng của khách hàng, các sản phẩm của nhà cung cấp có tính khác biệt và được đánh giá cao bởi khách hàng của

người mua hoặc khi người mua phải chịu chi phí cao do chuyển đổi nhà cung cấp, hay khi nhà cung cấp đe dọa tích hợp ngành khách hàng.

Đối thủ tiềm ẩn

Mức độ cạnh tranh trong tương lai bị chi phối bởi nguy cơ xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Những doanh nghiệp mới gia nhập ngành sẽ mang theo năng lực sản xuất mới, khát vọng chiếm thị phần và là những nguồn lực cạnh tranh đáng kể. Kết quả là giá cả có thể bị ép xuống hoặc chi phí bị đội lên, làm giảm lợi nhuận. Mối nguy cơ gia nhập mới trong ngành phụ thuộc vào các rào cản gia nhập hiện có, cùng với phản ứng của các đối thủ hiện có mà các đối thủ mới có thể dự đoán được. Theo Michael Porter (1980), một số rào cản chính đối với việc gia nhập ngành bao gồm: Lợi thế kinh tế nhờ quy mô, đặc trưng hóa sản phẩm, u cầu vốn, chi phí chuyển đổi, sự tiếp cận đến các kênh phân phối, bất lợi về chi phí khơng phụ thuộc vào quy mơ, chính sách của chính phủ

Sản phẩm thay thế

Sức ép của các sản phẩm thay thế hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành bằng cách áp đặt mức giá trần mà các doang nghiệp trong ngành có thể kinh doanh có lãi. Sản phẩm thay thế càng có giá hấp dẫn, áp lực lên lợi nhuận của ngành càng lớn. Nếu không chú ý tới các sản phẩm, dịch vụ thay thế, doanh nghiệp có thể bị tụt lại với các thị trường nhỏ bé.

Xác định sản phẩm thay thế là việc tìm những sản phẩm khác có thể thực hiện cùng một chức năng như sản phẩm của ngành. Phần lớn sản phẩm thay thế mới là kết quả của một cuộc bùng nổ công nghệ. Sản phẩm thay thế đáng chú ý nhất là những sản phẩm (1) đang có xu hướng cải thiện đánh đổi giá-chất lượng với sản phẩm của ngành hoặc (2) được các ngành có lợi nhuận cao sản xuất. Phân tích những xu hướng này có thể rất quan trọng trong việc quyết định có nên ngăn chặn sản phẩm thay thế một cách chiến lược hay hoạch định chiến lược trong đó sản phẩm thay thế là một yếu tố không thể tránh khỏi.

1.4. Các yếu tố bên trong cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Theo Michael Porter (1985), lợi thế cạnh tranh xuất phát từ các hoạt động bên trong doanh nghiệp. Do đó phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chính là phân tích các yếu tố mơi trường nội bộ của doanh doanh nghiệp.

Chuỗi giá trị của Michael Porter giúp các nhà quản trị xác định một khung các yếu tố môi trường nội bộ doanh nghiệp và qua việc phân tích chúng sẽ xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cũng như các năng lực và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phân tích các yếu tố: văn hóa, lãnh đạo, danh tiếng hay uy tín thương hiệu của doanh nghiệp sẽ góp phần đánh giá hồn hảo hơn về mơi trường bên trong của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp trong ngành logistics, một số yếu tố chính cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần kho vận miền nam (sotrans) giai đoạn 2018 2023 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)