1.4.8 .Văn hóa doanh nghiệp
1.5. Các phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.5.1. Phân tích chuỗi giá trị
Phân tích chuỗi giá trị là một phương pháp mang tính hệ thống để khảo sát mọi hoạt động của doanh nghiệp và sự tương tác của chúng để phân tích phân tích các nguồn gốc của của lợi thế cạnh tranh (Michael E. Porter, 1985). Chuỗi giá trị thể hiện tổng giá trị, bao gồm các hoạt động giá trị và lợi nhuận. Hoạt động giá trị là những hoạt động đặc trưng về phương diện vật lý và công nghệ của doanh nghiệp, là những bộ phận cấu thành để tạo ra các sản phẩm có giá trị cho người mua. Lợi nhuận là sự chênh lệch giữa tổng giá trị và tập hợp các chi phí cho việc thực hiện các hoạt động giá trị.
Các hoạt động giá trị có thể chia ra làm hai loại chính: hoạt động sơ cấp và hoạt động hỗ trợ được thể hiện như trong hình sau:
Các hoạt động hỗ trợ Các hoạt động sơ cấp
Hình 1.3: Chuỗi giá trị tổng quát
(Nguồn: “Lợi thế cạnh tranh”, Michael Porter, 1985)
Các hoạt động sơ cấp là những hoạt động mang tính vật chất liên quan đến việc tạo ra sản phẩm, bán và chuyển giao cho khách hàng cũng như những công tác hỗ trợ sau bán hàng. Các hoạt động này gồm năm loại: logistics đầu vào, vận hành, logistics đầu ra, marketing và bán hàng, dịch vụ.
Các hoạt động hỗ trợ sẽ bổ xung cho hoạt động sơ cấp và chúng tự hỗ trợ lẫn nhau thông qua việc cung ứng mua hàng đầu vào, công nghệ, nguồn nhân lực và các chức năng khác trong toàn doanh nghiệp. Hoạt động hỗ trợ chia thành bốn nhóm tổng quát bao gồm: thu mua, phát triển công nghệ, quản trị nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng doanh nghiệp.
1.5.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Ma trận hình ảnh cạnh tranh thường được dùng để so sánh năng lực cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu. Ma trận hình ảnh cạnh tranh được xây dựng theo
Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp Quản trị nguồn nhân lực
Phát triển công nghệ Thu mua
Logistics Vận Logistics Marketing Dịch vụ đầu vào hành đầu ra & bán hàng
. Lợi
phương pháp chuyên gia, trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản trị trong ngành. Các bước cụ thể để xây dựng ma trận bao gồm:
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trị quyết định đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh (thông thường khoảng 10 đến 20 yếu tố).
Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến
1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố.
Bước 3: Xác định điểm số của từng yếu tố theo thang điểm 1-5, 1 là yếu tố không
quan trọng và 5 là yếu tố quan trọng nhất.
Bước 4: Tính điểm từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của yếu tố đó với
điểm số tương ứng.
Bước 5: Tính tổng điểm cho tồn bộ các yếu tố được đưa ra trong ma trận bằng cách
cộng điểm số các yếu tố thành phần tương ứng của mỗi doanh nghiệp. So sánh tổng số điểm của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.5.3. Phân tích ma trận SWOT
Kỹ thuật phân tích SWOT (trong đó, S (Strengths): các điểm mạnh, W (Weaknesses): các điểm yếu, O (Opportuinities): các cơ hội, T (Threats) : các nguy cơ/đe dọa) là một công cụ giúp các nhà quản trị trong việc tổng hợp kết quả nghiên cứu môi trường và đề ra các chiến lược cạnh tranh một cách khoa học. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Liệt kê các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp lên các
ô tương ứng của ma trận SWOT.
Bước 2: Đưa ra các kết hợp từng cặp một cách logic.
- S + O: Cần phải sử dụng điểm mạnh nào để khai thác tốt nhất các cơ hội có được từ bên ngồi?
- S + T: Cần phải sử dụng điểm mạnh nào để đối phó với những nguy cơ từ bên ngồi?
- W + O: Phải tập trung khắc phục những điểm yếu kèm nào để tạo điều kiện tốt cho việc tận dụng cơ hội từ bên ngoài hoặc phải khai thác cơ hội nào để lấp dần những điểm yếu kém?
- W+T: Phải khắc phục những yếu kém nào để giảm bớt nguy cơ?
Bước 3: Đưa ra sự kết hợp bốn yếu tố S + W + O + T
Mục đích của bước này nhằm tạo ra một sự cộng hưởng giữa bốn yếu tố để hình thành chiến lược cạnh tranh, mà qua đó giúp doanh nghiệp sử dụng được những điểm mạnh để khai thác tốt nhất cơ hội, lấp dần những yếu kèm và giảm bớt nguy cơ.
Bước 4: Tổng hợp và xem xét lại.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: Các khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh; Vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp; các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; các yếu tố bên trong cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; và một số phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến các yếu tố bên trong cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các yếu tố này sẽ là cơ sở chính trong Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Kho vận Miền Nam (Sotrans).
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN MIỀN NAM (SOTRANS)