Các yếu tố bên trong cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần kho vận miền nam (sotrans) giai đoạn 2018 2023 (Trang 55 - 61)

1.4.8 .Văn hóa doanh nghiệp

2.4. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Kho Vận

2.4.1. Các yếu tố bên trong cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty

2.4.1.1. Quản trị nguồn nhân lực

Bảng cơ cấu lao động của Sotrans giai đoạn 2012 – 2016 (Bảng 2.10) cho thấy trong 3 năm đầu từ 2012 đến 2014 số lượng và tỷ trọng các loại lao động theo trình độ học vấn của Sotrans khơng có biến động lớn với hai nhóm lao động lớn là lao động có trình độ đại học và lao động phổ thông. Số lượng lao động của 3 năm này giao động trong khoảng 331 đến 351 người và tỷ trọng lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên luôn chiếm trên 50% tổng số lao động.

Sự thay đổi rõ rệt về cơ cấu lao động của Sotran bắt đầu từ năm 2015 – Đây là năm công ty bắt đầu triển khai tái cấu trúc doanh doanh nghiệp và nâng cao trình độ lao động. Năm 2015, tổng số lao động của cơng ty giảm 25% ở tất cả các trình độ so với năm 2014, giảm mạnh ở trình độ trung cấp và lao động phổ thông (mức giảm lên tới hơn 40%). Sang năm 2016, tổng số lao động tăng trở lại mức 310 người với 165 người có trình độ từ đại học trở lên (chiếm 53,3% tổng lao động), trong khi lao động phổ thông giảm thêm 9 người, mức giảm 13 % thấp hơn mức giảm của năm 2015. Điều này cho thấy chất lượng lao động của Sotrans được nâng lên, và sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Bảng 2.10: Cơ cấu lao động của Sotrans giai đoạn 2012-2016

Phân loại theo trình độ học vấn 2012 2013 2014 2015 2016 Số người trọng Tỷ (%) Số người trọng Tỷ (%) Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Trên đại học 6 1,8 7 2 8 2,3 7 2,65 9 3,0 Đại học 154 45,97 155 47 156 44,4 134 50,75 156 50,3 Cao đẳng 28 8,36 26 8 40 11,4 34 12,87 44 14,2 Trung cấp và công nhân kỹ thuật lành nghề 41 12,23 36 11 34 9,7 19 7,19 40 12,9 Lao động phổ thông 106 31,64 107 32 113 32,2 70 26,51 61 19,6 Tổng cộng 335 100 331 100 351 100 264 100 310 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Sotrans giai đoạn 2012 - 2016)

Tuy nhiên, theo bảng kết quả khảo sát ý kiến của các chuyên gia (Bảng 2.11) , năng lực quản trị nguồn nhân lực của Sotrans chỉ đạt 3,42 điểm, ở mức trung bình và bị đánh giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Trong đó, các chính sách nhân sự của Sotrans được cho là yếu nhất, chỉ đạt 2,65 điểm. Yếu tố này là một yếu tố quan trọng giúp công ty xây dựng và phát triển đội ngũ lao động có chất lượng cao, nguồn gốc của năng lực cạnh tranh. Vì vậy Sotrans cần nhanh chóng cải thiện yếu tố này.

Bảng 2.11: Năng lực quản trị nguồn nhân lực của Sotrans so với các đối thủ cạnh tranh

STT Năng lực quản trị

nguồn nhân lực Sotrans Gemadept Vinalink Transimex Damco

1

Lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, khả năng lãnh đạo hiệu quả và có năng lực tổ chức quản lý tốt.

4,05 4,50 3,85 3,90 4,55

2 Đội ngũ nhân viên có trình

độ cao, giàu kinh nghiệm. 3,55 4,10 3,55 3,55 4,20

3

Các chính sách nhân sự hiệu quả, thu hút và giữ chân được nhiều nhân tài, giúp công ty phát triển được đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực cao.

2,65 4,00 3,25 2,95 4,10

Điểm trung bình 3,42 4,20 3,55 3,47 4,28

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

2.4.1.2 Năng lực quản lý, lãnh đạo

Năng lực quản lý, lãnh đạo được đánh giá thông qua các yếu tố như tầm nhìn của lãnh đạo, khả năng tổ chức quản lý doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, năng lực của đội ngũ nhân viên, các chính sách về quản lý nhân sự và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Kết quả khảo sát ý kiến các chuyên gia (Bảng 2.12) cho thấy năng lực quản lý, lãnh đạo của Sotrans đạt 3,23 điểm, nằm ở mức trung bình, xếp ở vị trí số 4 so với các đối thủ, sau Damco, Gemadept và Vinalink.

Yếu tố lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, khả năng lãnh đạo và năng lực tổ chức quản lý so với các đối thủ của Sotrans được đánh giá cao với 4,05 điểm, xếp thứ 3 sau Damco và Gemadept. Điều này có được do đội ngũ lãnh đạo của Sotrans có trình độ học vấn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Về trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên của Sotrans được đánh giá ngang bằng với Vinalink và Transimex, ở mức trung bình (3,55 điểm), và cũng đứng sau Gemadept và Damco. Sotrans đang nỗ lực cải tiến yếu tố này.

Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức và các chính sách nhân sự của Sotrans được đánh giá thấp ở mức 2,65 điểm. Do cơ cấu tổ chức và các chính sách nhân sự của cơng ty vẫn còn ảnh hưởng bởi phong cách quản lý cũ, đặc biệt các chính sách lương, thưởng vẫn áp dụng theo hệ số, ít tạo động lực cho nhân viên, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động chung của Sotrans.

Bảng 2.12: Năng lực quản lý, lãnh đạo của Sotrans so với các đối thủ cạnh tranh

STT Năng lực quản lý, lãnh đạo Sotrans Gemadept Vinalink Transimex Damco

1

Lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, khả năng lãnh đạo hiệu quả và có năng lực tổ chức quản lý tốt.

4,05 4,50 3,85 3,90 4,55

2 Cơ cấu tổ chức tinh gọn,

linh hoạt. 2,65 3,15 3,10 2,55 3,35

3 Đội ngũ nhân viên có trình

độ cao, giàu kinh nghiệm. 3,55 4,10 3,55 3,55 4,20

4

Các chính sách nhân sự hiệu quả, thu hút và giữ chân được nhiều nhân tài, giúp công ty phát triển được đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực cao.

2,65 4,00 3,25 2,95 4,10

Điểm trung bình 3,23 3,94 3,44 3,24 4,05

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

2.4.1.3. Năng lực tài chính

Dựa vào các số liệu trong các báo cáo tài chính của Sotrans từ năm 2012 đến năm 2016 và các chỉ số tài chính nhóm ngành vận tải tại website http://www.cophieu68.vn, tác giả xác định được các tỷ số tài chính của Sotrans và chỉ số tài chính trung bình ngành như trong bảng 2.13.

Bảng 2.13: Một số tỷ lệ tài chính của Sotrans và trung bình ngành giai đoạn 2012-2016 STT Các tỷ lệ tài chính 2012 2013 2014 2015 2016 Trung bình ngành I Các tỷ lệ tài trợ 1 Tỷ lệ nợ/tổng tài sản 0,24 0,28 0,39 0,73 0,46 0,51 2 Tỷ lệ nợ /vốn chủ sở hữu 0,32 0,38 0,65 2,75 0,85 1.08 II Các tỷ lệ đánh giá khả năng thanh toán

3 Tỷ lệ thanh toán hiện hành 3,38 3,04 2,01 5,69 2,05 1,31 4 Tỷ lệ thanh toán nhanh 3,29 3,00 2,00 5,64 1,97 1,22

III Các tỷ lệ đánh giá hiệu quả

hoạt động 5 Vòng quay tài sản ngắn hạn 4,46 4,25 4,57 1,89 1,65 2,23 6 Vòng quay vốn chủ sở hữu 4,73 4,87 5,70 5,63 1,02 1,44 7 Vòng quay tổng tài sản 3,59 3,53 3,41 1,50 0,55 0,70 IV Các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi

8 Lợi nhuận biên tế 0,041 0,041 0,032 0,025 0,089 0,06 9 Suất sinh lợi tổng tài sản

(ROA) 0,146 0,143 0,110 0,038 0,049 0,04 10 Suất sinh lợi trên vốn chủ sở

hữu (ROE) 0,193 0,197 0,183 0,141 0,090 0,09

(Nguồn: Kết quả tính tốn dựa trên số liệu Báo cáo tài chính hợp nhất của Sotrans từ năm 2012 đến 2016 và http://www.cophieu68.vn)

Theo bảng 2.13, các tỷ số tài chính của Sotrans tương đối ổn định trong hai năm đầu 2012 và 2013, các dầu hiệu biến động bắt đầu từ năm 2014 và biến động mạnh diễn ra trong năm 2015, sau đó được kiềm chế lại trong năm 2016.

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và nợ trên tổng vốn chủ sở hữu của Sotrans tăng cao trong năm 2015 nhưng đã được điều chỉnh giảm thấp hơn so với trung bình ngành vào năm 2016. Điều này cho thấy cơ cấu tài chính của cơng ty được điều chỉnh lành mạnh hơn với tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng cao. Các tỷ số đánh giá khả năng thanh tốn của cơng ty duy trì ở mức cao trong 4 năm đầu và tuy giảm xuống trong năm 2016 nhưng vẫn cao hơn trung bình ngành. Điều này cho thấy cơng ty có khả năng thanh tốn tốt, rủi ro về mất khả năng thanh toán thấp. Đây sẽ là một điểm lợi, tăng khả năng huy động vốn của cơng ty.

Vịng quay tổng tài sản và các loại tài sản của Sotrans giảm mạnh trong năm 2015 và xuống mức thấp nhất năm 2016, thấp hơn so với trung bình ngành với tất cả các loại tài sản. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty thấp, công ty chưa khai thác tốt các loại tài sản hiện có. Nguyên nhân phần lớn là vốn chủ sở hữu của công ty năm 2016 tăng lên 1.234.770.075.123 VND, gấp 6,9 lần năm 2015 (theo báo cáo tài chính nm8 2016 của Sotrans). Nguồn vốn lớn tăng lên để đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh hứa hẹn sẽ mang lại doanh thu và lợi nhuận cao trong tương lai.

Về khả năng sinh lợi, các tỷ lệ khả năng sinh lợi của Sotrans từ năm 2012 đến 2015 có xu hướng giảm cho thấy tình hình kinh doanh của cơng ty có chiều hướng suy yếu, khả năng sinh lợi thấp dần. Tuy nhiên, năm 2016 cơng ty đã có những chuyển biến tích cực, lợi nhuận biên tế và suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) của công ty tăng cao hơn năm 2015 và cao hơn trung bình ngành. Riêng suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu vẫn giảm, chỉ duy trì bằng với trung bình ngành, do cơng ty huy động lượng vốn chủ sở hữu lớn trong năm 2016.

Theo kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia (Bảng 2.14), năng lực tài chính của Sotrans đạt 3,53 điểm, thuộc loại trung bình, xếp ở vị trí số 3, sau Damco và Gemadept. Trong

đó, Sotrans được đánh giá cao về khả năng huy động vốn nhưng khả năng sinh lợi và khả năng quản trị rủi ro tài chính ở mức trung bình, cần phải được cải thiện.

Bảng 2.14: Năng lực tài chính của Sotrans so với các đối thủ cạnh tranh

STT Năng lực tài chính Sotrans Gemadept Vinalink Transimex Damco

1 Khả năng sinh lợi của

doanh nghiệp cao. 3,40 4,10 3,50 3,25 4,15

2 Khả năng huy động

vốn lớn. 4,10 4,10 3,15 3,40 4,00

3 Khả năng quản trị rủi

ro tài chính. 3,10 3,30 2,90 2,80 3,50

Điểm trung bình 3,53 3,83 3,18 3,15 3,88

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần kho vận miền nam (sotrans) giai đoạn 2018 2023 (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)