1.4.8 .Văn hóa doanh nghiệp
2.5. Tóm tắt kết quả phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Sotrans
Điểm mạnh
Kết quả phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Sotran cho thấy cơng ty có những điểm mạnh sau:
- Sotrans là một cơng ty có kinh nghiệm hoạt động lâu năm, đã tạo được danh tiếng và uy tín trong ngành.
- Cơng ty có những nhà lãnh đạo có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm, có tầm nhìn chiến lược và khả năng lãnh đạo hiệu quả.
- Đội ngũ nhân viên của công ty được cơ cấu lại, phần lớn có trình độ cao.
- Công ty sở hữu hệ thống cơ sở vật chất hiện đại với hệ thống kho bãi, cảng lớn ở vị trí thuận lợi là nền tảng giúp Sotrans phát triển vững mạnh trong tương lai.
- Khả năng huy động vốn lớn, đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư các dự án lớn giúp cơng ty có thể nắm bắt tốt hơn các cơ hội mở rộng, phát triển kinh doanh.
- Hệ thống các nhà cung cấp và đại lý phân phối lớn, hoạt động khắp thế giới. Điểm yếu
Sotrans còn tồn tại một số điểm yếu đáng chú ý, gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty như sau:
- Năng lực marketing và bán hàng còn thấp so với các đối thủ và chưa đáp ứng được các yêu cầu quan trọng của khách hàng về giá cả, mức độ đảm bảo thời gian, tốc độ phục vụ và xử lý nhanh các vấn đề phát sinh.
- Các chính sách nhân sự như chính sách về lương, thưởng, đánh giá, đào tạo và phát triển nhân viên chưa thực sự hiệu quả, tạo động lực phát triển nhân viên. - Trình độ cơng nghệ chưa cao, mới ở mức độ ứng dụng các phần mềm chức năng
riêng lẻ.
- Hoạt động nghiên cứu và phát triển chưa được quan tâm.
- Quy trình cung cấp dịch vụ, tốc độ phục vụ còn chậm và mức độ các cam kết về thời gian còn thấp so với yêu cầu của khách hàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong Chương 2, tác giả đã giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Kho vận Miền Nam (Sotrans), tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi của cơng ty và tóm tắt tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty trong giai đoạn 2012 - 2016. Đồng thời trong Chương 2 tác giả tập trung vào phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Sotrans và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của cơng ty. Những phân tích, đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh của Sotrans trong chương này dựa trên các số liệu tổng hợp từ các báo cáo nội bộ công ty, kết quả khảo sát chuyên gia và khảo sát khách hàng. Đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Sotrans ở Chương 3.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 2018 – 2023 3.1. Định hướng phát triển của công ty
Với mảng dịch vụ kho, bãi cảng và giao nhận nội địa, trong giai đoạn 5 năm tới, Sotrans tập trung phát triển hệ thống kho và giao nhận tại các khu vực có quy hoạch cảng biển theo chiến lược quy hoạch phát triển cảng biển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của nhà nước. Đặc biệt, Sotrans sẽ phát triển tập trung vào 3 nhóm cảng chính bao gồm cảng Cái Mép, các cảng tại thành phố Hồ Chí Minh và cảng Đồng Nai để trở thành đơn vị hậu cần quan trọng trong chuỗi vận chuyển tại khu vực này. Bằng cách đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống kho bãi, đội ngũ nhân viên và phát triển công nghệ, Sotrans hướng tới trở thành công ty số 1 tại Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ kho bãi cảng vào năm 2020.
Đối với vận tải quốc tế, định hướng của công ty như sau:
- Sotrans tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hệ thống đại lý trên tồn thế giới. Trong đó cơng ty hướng đến tìm kiếm và phát triển các đại lý có uy tín trên thế giới để hình thành một hệ thống mạnh tập trung tại các thị trường trọng điểm như Bắc Mỹ, Châu Âu và Đơng Nam Á.
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp chiến lược, đặc biệt là các nhà cung cấp của những tuyến hàng Sotrans đang có thế mạnh và từng bước phát triển thêm tuyến mới.
- Đẩy mạnh các biện pháp nhằm giữ chân các khách hàng lớn hiện có và nâng cao lịng trung thành của khách hàng. Trong đó, ưu tiên một số khách hàng có lượng hàng xuất nhập đều giúp cơng ty có doanh thu và lợi nhuận ổn định.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ bằng những lớp đào tạo kiến thức nghiệp vụ nội bộ để phù hợp với xu thế xuất nhập khẩu hiện nay và hạn chế các tổn thất.
- Phát triển thương hiệu Sotrans trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực logistics.
Đối với các hoạt động hỗ trợ, các định hướng của công ty bao gồm:
- Sotrans tiếp tục hoàn thiện tái cơ cấu tổ chức công ty, tinh gọn bộ máy hoạt động, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên.
- Tăng cường đào tạo phát triển đội ngũ nhân viên, đảm bảo nguồn nhân lực cho sự phát triển trong tương lai của công ty.
- Xây dựng và phát triển phương án đánh giá hiệu quả nguồn nhân lực qua hệ thống KPI.
- Đầu tư phát triển công nghệ thông tin: Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và ứng dụng phần mềm hệ thống hoạch định và quản lý tài nguyên doanh nghiệp (ERP) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.