Kết quả khảo sát yếu tố sự hỗ trợ của tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền nam đến năm 2020 (Trang 34 - 40)

Yếu tố Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Sự hỗ trợ của tổ chức 3,82

Tổ chức thực sự quan tâm đến phúc lợi của Anh/Chị 2,00 5,00 4,07 0,76 Tổ chức quan tâm những ý kiến của Anh/Chị 1,00 5,00 4,00 0,87 Tổ chức nhiệt tình hỗ trợ khi Anh/Chị cần 1,00 5,00 3,79 1,00 Tổ chức sẽ bỏ qua những sai phạm mang tính khách

quan của Anh/Chị 1,00 5,00 3,43 1,23

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu khảo sát)

Từ kết quả khảo sát tại Bảng 2.2 cho thấy, nhân viên được khảo sát đồng tình với yếu tố sự hỗ trợ của tổ chức với mức trung bình là 3,82. Kết quả này cho thấy nhân viên đánh giá chưa cao mức độ hỗ trợ của Liên đồn, mới ở mức trung bình. Trong đó, nhân viên đồng tình việc Liên đồn có quan tâm đến phúc lợi của nhân viên, lắng nghe ý kiến của nhân viên với giá trị trung bình lần lượt là 4,07 và 4,00. Biến khảo sát người khảo sát đồng tình thấp nhất là “Tổ chức sẽ bỏ qua những sai phạm mang tính khách quan của Anh/Chị” với giá trị trung bình là 3,43. Đây là yếu tố cần cân nhắc cải thiện để nâng cao cảm nhận về sự hỗ trợ của tổ chức đối với nhân viên tại Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam.

Chính sách phúc lợi tại Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam

Chính sách phúc lợi của Liên đoàn theo đánh giá của các chuyên gia bộ phận nhân sự là minh bạch, rõ ràng, thực hiện đầy đủ theo đúng chế độ hiện hành. Ngoài tiền lương, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam áp dụng chính sách phúc lợi bao gồm:

Phúc lợi bắt buộc: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chế

độ nghỉ phép hằng năm và được chuyển số ngày phép năm trước sang hết tháng 01 của năm tiếp theo, nghỉ việc riêng: bản thân kết hôn, con kết hơn, nhà có tang được hưởng nguyên lương, chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật.

Phúc lợi tự nguyện:

Liên đồn hỗ trợ tiền cơm trưa mức 35.000 đồng/ngày cơng có làm việc. Trợ cấp tiền trang phục mỗi năm cho cán bộ công nhân viên là 5.000.000 đồng/năm. Quà tết mỗi năm thường là 1 thùng bia/người hoặc phần quà; đầu năm mỗi cán bộ công nhân viên được lì xì 200.000 đồng/người. Khi người lao động kết hôn, tiền mừng là 500.000 đồng.

Mỗi năm, đơn vị tổ chức cho nhân viên đi tham quan nghỉ mát để tạo mối quan hệ giữa các đồng nghiệp và nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả. Mức chi là 10.000.000 đồng/người đối với du lịch nước ngoài và 5.000.000 đồng/người đối với du lịch trong nước. Các cán bộ trước khi nghỉ hưu đều được cho đi tham quan, xét khen thưởng, tặng kỷ niệm chương và khi nghỉ hưu được hưởng trợ cấp một lần theo vị trí cơng tác và thâm niên cơng tác. Mỗi năm một lần tổ chức khám sức khỏe cho người lao động để làm căn cứ sử dụng lao động hợp lý.

Đơn vị cịn có quy định về thăm hỏi ốm đau, trợ cấp khó khăn, hiếu hỉ đối với nhân viên và người thân. Khi người lao động bị ốm đau, sinh em bé, cơng đồn cử đại diện đi thăm hỏi, mức trợ cấp tối đa có thể đến 2.000.000 đồng. Người thân của người lao động mất, đại diện cơng đồn đi viếng là 200.000 đồng.

Phần thưởng cho con của cán bộ nhân viên khi đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp trường là 200.000, cấp quận trở lên là 300.000 đồng. Cơng đồn phối hợp với Đồn thanh niên tổ chức tặng quà, vui chơi và thăm quan dã ngoại cho con em cán bộ công nhân viên nhân dịp quốc tế thiếu nhi và Tết trung thu.

Cơng đồn Liên đồn thường xun quan tâm đến chính sách phúc lợi cho từng đối tượng. Qua những hoạt động chăm lo đời sống của người lao động đã giúp nhân viên yên tâm công tác, tạo dựng được niềm tin đối với đơn vị.

Tuy nhiên, so với các đơn vị sự nghiệp khác và các cơng ty bên ngồi cùng lĩnh vực hoạt động thì khơng có gì khác biệt, thu hút. Đối với yếu tố phúc lợi, có đến 20% nhân viên khơng đồng ý hoặc tỏ ra phân vân đối với chế độ phúc lợi của Liên đoàn. Điều này thể hiện chế độ phúc lợi tại đơn vị vẫn chưa đáp ứng hết các nhu cầu của nhân viên. Chính sách phúc lợi từ trước đến nay chỉ được xem như một phần phải có trong chế độ tại Liên đoàn, thực hiện theo quy định. Lãnh đạo chưa thực sự quan tâm, xem xét để cải thiện phúc lợi cho người lao động. Cụ thể, việc hạn chế chuyển ngày phép chưa sử dụng từ năm cũ sang năm sau chỉ đến hết tháng 01 năm sau. Vì thế nhân viên hầu như không sử dụng hết các ngày phép, số ngày phép còn dư này khơng được thanh tốn và cũng khơng được nghỉ bù.

Có những khoản phúc lợi được nêu trong quy chế nhưng tùy tình hình mỗi năm mà nhân viên có nhận được hoặc khơng. Đặc biệt là các khoản phúc lợi được nhân viên mong chờ nhiều nhất như tiền trang phục, tiền du lịch. Hỗ trợ tiền trang phục mỗi năm cho cán bộ công nhân viên là 5.000.000 đồng/năm. Tuy nhiên, trong năm năm từ 2012 – 2016 chỉ thực hiện phát tiền trang phục hai lần vào năm 2013 và 2015. Đơn vị tổ chức đi du lịch tập trung được hai đợt trong năm năm từ 2012 – 2016. Sau đó, do hạn chế về nguồn kinh phí nên chỉ ưu tiên hỗ trợ tiền du lịch cho các cán bộ sắp nghỉ hưu. Nhân viên khi đi du lịch thường phải tự ứng trước tiền sau đó cơ quan sẽ thanh toán sau. Việc thanh toán cũng khá mất thời gian và nhiều thủ tục. Ngoài ra, cơng ty khơng hỗ trợ chi phí cho người thân đi cùng nhân viên trong các đợt du lịch, nghĩa là nhân viên phải tự trả tiền nếu muốn đi cùng gia đình. Do đó, trong những năm gần đây người lao động khơng cịn mấy mặn mà với việc đi du lịch hàng năm. Sự gắn kết giữa nhân viên với nhau và giữa nhân viên với tổ chức vì vậy cũng giảm sút.

Quy trình làm việc và kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm

Do đặc trưng là đơn vị sự nghiệp công lập, nhiệm vụ chính của Liên đồn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam là thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn ngành tài nguyên nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt hàng, cấp vốn từ nguồn ngân sách nhà nước. Vì vậy, quy trình kỹ thuật thực hiện các dạng

công tác tại đơn vị tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện hành của Luật tài nguyên nước, các Nghị định và các Thông tư hướng dẫn thi hành. Cụ thể quy trình kỹ thuật thực hiện các dạng cơng việc chủ yếu tại Liên đồn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam được trình bày trong Bảng 2.3.

Quy trình kỹ thuật thực hiện các dạng công tác được áp dụng liên tục trong tồn Liên đồn và q trình thực hiện được kiểm tra, giám sát bởi các phịng chun mơn kỹ thuật. Kết quả thực hiện ở từng bước cơng việc đều có ghi chép tại nhật ký thi cơng, biên bản nghiệm thu giai đoạn thực hiện. Các Thông tư quy định kỹ thuật thực hiện này cũng là căn cứ để giao khốn thi cơng và nghiệm thu sản phẩm cho các tổ, đội thực hiện. Các dự án hoàn thành trước khi được nộp lưu trữ luôn phải thông qua hai Hội đồng nghiệm thu là Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở của Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam và Hội đồng nghiệm thu cấp quản lý của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia.

Theo quy định của Liên đoàn, mỗi dự án đều phải họp ít nhất là năm lần bao gồm: họp khởi công; họp nghiệm thu kết thúc, bàn giao sản phẩm và tối thiểu hai lần họp nghiệm thu giai đoạn. Do đó, tất cả các nhân viên đều được phản ánh, đóng góp ý kiến trong suốt q trình thực hiện cơng việc ở từng dự án. Cơ chế dân chủ được áp dụng trong quá trình làm việc, giúp nhân viên chủ động hơn và là một động lực để cấp trên và nhân viên hiểu nhau hơn qua mỗi dự án. Qua đó, Liên đồn cung cấp những sự hỗ trợ kịp thời cho nhân viên hồn thành cơng việc một cách tốt nhất.

Ngoài việc tiếp nhận ý kiến của nhân viên qua q trình thực hiện cơng việc, Liên đồn cịn ban hành quy chế về việc nhân viên có thể gặp trực tiếp Ban lãnh đạo Liên đoàn vào chiều thứ hai hàng tuần khi nhân viên cần thể hiện các ý kiến trong quá trình làm việc hoặc cần sự trợ giúp khi gặp khó khăn. Theo hình thức này, các ý kiến của nhân viên sẽ được tiếp nhận một cách nhanh chóng hơn, và do được đề xuất với lãnh đạo nên họ nhận có thể nhận được sự hỗ trợ tốt nhất trong thời gian ngắn. Quy chế này khi được thực hiện tốt sẽ giúp nhân viên gắn kết hơn với tổ chức, dẫn đến quan hệ giữa nhân viên và tổ chức ngày càng chặt chẽ hơn.

Bảng 2.3. Quy trình kỹ thuật thực hiện các dạng công việc chủ yếu tại Liên đoàn QHĐTTNNMN

STT Dạng cơng việc Quy trình kỹ thuật

1 Điều tra, đánh giá tài nguyên nước

Thông tư số 12/2014/TT-BTNMT ngày 17 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành quy định kỹ thuật công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt Thông tư số 13/2014/TT-BTNMT ngày 17 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành quy định kỹ thuật công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất

2

Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước

Thông tư số 16/2017/TT-BTNMT ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước

3 Lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước

Thông tư số 15/2017/TT-BTNMT ngày 21 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật Lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước

4 Quan trắc tài nguyên nước

Thông tư số 19/2013/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định kỹ thuật quan trắc tài nguyên nước dưới đất

Tuy nhiên, kênh ghi nhận ý kiến qua việc gặp trực tiếp Ban lãnh đạo Liên đồn khơng thực sự hiệu quả. Khi thực sự có vấn đề bức xúc hoặc vấn đề nghiêm trọng thì nhân viên mới gặp trực tiếp lãnh đạo. Tuy nhiên, không phải nhân viên nào cũng trực tiếp gặp được lãnh đạo. Một là do lịch công tác nên lãnh đạo thường đi công tác đột xuất, thường quá bận, quá ít thời gian để tiếp xúc trực tiếp với nhân viên, nhất là những nhân viên cấp thấp. Hai là tuy có cơ chế mở là nhân viên có thể đề xuất hỗ trợ trực tiếp với Ban lãnh đạo khi cần giúp đỡ nhưng thông thường quy trình đề xuất ý kiến phải thơng qua cấp trên trực tiếp của họ mới đến được với Ban lãnh đạo. Đôi khi thời gian chờ đợi kéo dài làm nhân viên có tâm lý rằng họ có nói cũng khơng giải quyết được vấn đề gì.

Ngồi ra, do quy trình làm việc được áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt nên việc xuất hiện các sai phạm trong cơng việc là rất ít. Mặt khác, do đặc trưng cơng việc u cầu độ chính xác cao và sai phạm ở một khâu sẽ dẫn đến các sai phạm dây chuyền và gây ra hậu quả rất lớn là phải thi cơng lại tồn bộ cơng trình, thực hiện điều tra thực địa lại từ đầu. Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và kinh tế của đơn vị. Nên việc để xảy ra những lỗi kỹ thuật và nghiệp vụ nói chung ở Liên đồn gần như đều phải chịu khiển khách, kỷ luật, rất khó được bỏ qua dù là lỗi chủ quan hay khách quan. Việc xử lý vi phạm do đó bị đánh đồng dù ở mức độ nào và hình thức xử phạt hoàn toàn do Ban lãnh đạo quyết định qua các cuộc họp sau khi có lỗi phát sinh.

2.2.2.2. Sự hỗ trợ của cấp trên

Kết quả khảo sát yếu tố sự hỗ trợ của cấp trên tại Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam được trình bày trong Bảng 2.4.

Đối với sự hỗ trợ của cấp trên, kết quả khảo sát tại Bảng 2.4 cho thấy điểm trung bình cho yếu tố này là 3,53. Nhìn chung, yếu tố này được nhân viên đánh giá chưa cao, chỉ ở mức trung bình. Cụ thể, hai biến quan sát “Cấp trên quan tâm đến phúc lợi của Anh/Chị”, “Cấp trên đã truyền cảm hứng để Anh/Chị thực hiện tốt nhất cơng việc của mình”, có điểm trung bình lần lượt là 3,49; 3,51 đều thấp hơn mức điểm trung bình chung. Biến khảo sát nhân viên đồng tình thấp nhất là “Cấp trên

quan tâm đến phúc lợi của Anh/Chị” với giá trị trung bình là 3,49. Đây là yếu tố cần cân nhắc cải thiện để nâng cao cảm nhận về sự hỗ trợ của cấp trên đối với nhân viên tại Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền nam đến năm 2020 (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)