Một số khóa đào tạo theo tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền nam đến năm 2020 (Trang 80)

STT Khóa đào tạo Đơn vị tổ chức Thời gian

đào tạo

Chi phí (đồng)

1 Trung cấp chính trị

Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch

6 tháng 7.650.000

2 Quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên

Công ty cổ phần

giáo dục Việt Nam 3 tháng 3.500.000 3 Quản lý Nhà nước ngạch

chuyên viên chính

Cơng ty cổ phần

giáo dục Việt Nam 3 tháng 5.000.000

Ngân sách thực hiện việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức đã được quy hoạch khơng phát sinh chi phí do được thực hiện bởi nguồn nhân sự nội bộ. Tuy nhiên, chi phí cho các khóa học của cán bộ viên chức để đáp ứng các tiêu chuẩn bổ nhiệm như: khóa học quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên, chun viên chính, khóa học Trung cấp chính trị, cao cấp chính, an ninh quốc phịng đối tượng 3 hiện nay lấy từ nguồn xã hội hóa (do nhân viên tự chi trả), Liên đồn chỉ hỗ trợ về thời gian (nhân viên được đi học tối đa 1 ngày/tuần vẫn được hưởng lương đối với cấp Trưởng, phó phịng và tương đương). Trong tương lai, Liên đồn có thể hỗ trợ một phần kinh phí cho cán bộ viên chức khi tham gian các khóa học này để khuyến khích, tạo sự gắn kết giữa nhân viên và Liên đoàn

+ Thời gian thực hiện: định kỳ hằng năm

+ Lợi ích của giải pháp: giúp nhân viên định hướng những tiêu chuẩn cần

phấn đấu để thăng tiến trong nghề nghiệp.

+ Giám sát thực hiện giải pháp: cán bộ bộ phận nhân sự chủ trì thực hiện

lấy ý kiến Ban lãnh đạo Liên đồn trong việc xây dựng và cơng bố các tiêu chuẩn bổ nhiệm cho các chức danh quản lý tại Liên đoàn. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho cho Ban lãnh đạo Liên đồn có kèm theo số liệu cụ thể về phản hồi của nhân viên đối với kết quả thực hiện giải pháp. Cần có sự quan tâm, chỉ đạo và tham gia của Ban lãnh đạo Liên đồn để giám sát q trình thực hiện.

+ Tính khả thi của giải pháp: giải pháp được Ban lãnh đạo Liên đồn đánh

giá là có tính khả thi cao vì bước đầu chi phí cho việc thực hiện giải pháp không nhiều do được thực hiện bởi cán bộ nhân sự của Liên đoàn. Kết quả thực hiện giải pháp sẽ mang lại sự thay đổi toàn diện trong quy trình bổ nhiệm tại Liên đồn, từ đó cải thiện sự cảm nhận của nhân viên về chính sách thăng tiến tại đơn vị.

3.2.2. Giải pháp về yếu tố công bằng tổ chức

Đây là yếu tố qua nghiên cứu được xác định có tác động đến sự gắn kết của nhân viên chỉ sau yếu tố đào tạo và phát triển. Các giải pháp cụ thể cho các hạn chế đã được xác định tại Chương 2 là:

Xây dựng và công khai bảng tiêu chí để xác định hệ số hoàn thành nhiệm vụ

+ Nội dung giải pháp

Việc nhanh chóng xây dựng và cơng khai bảng tiêu chí để xác định hệ số hoàn thành nhiệm vụ trong toàn Liên đồn, giúp các nhân viên trong đơn vị có cơ sở phấn đấu phát huy những điểm mạnh, khắc phục những mặt còn hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Tác giả đề xuất quy trình xây dựng bảng tiêu chí để xác định hệ số hồn thành nhiệm vụ như sau:

Bước 1: Bộ phận nhân sự của Liên đồn chủ trì, xây dựng bảng tiêu chí sơ bộ lần 1, xin chủ trương của lãnh đạo Liên đoàn để tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt và cán bộ quản lý trong toàn Liên đoàn. Tác giả đề xuất bảng tiêu chí sơ bộ như Bảng 3.8 và Bảng 3.9.

Bước 2: tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt và cán bộ quản lý trong tồn Liên đồn

Bước 3: Trình Ban lãnh đạo Liên đồn thơng qua và ban hành thành văn bản. Trong tương lai, để có các tiêu chí định lượng rõ ràng hơn, Liên đoàn nên triển khai thực hiện đánh giá kết quả công việc theo các chỉ số thực hiện công việc chủ yếu (KPI).

+ Nguồn lực để triển khai giải pháp

Nhân sự: cán bộ bộ phận nhân sự Ngân sách thực hiện: không phát sinh

Sự hỗ trợ từ Liên đoàn: phê duyệt chủ trương và thơng qua bảng tiêu chí

+ Thời gian thực hiện: 03 tháng, xây dựng bảng tiêu chí sơ bộ lần 1 để lấy ý

kiến: 1,5 tháng; lấy ý kiến: 0,5 tháng; tổng hợp ý kiến đóng góp và trình lãnh đạo ban hành thành văn bản: 01 tháng.

Bảng 3.8. Tiêu chí xác định hệ số hồn thành nhiệm vụ đối với nhiệm vụ chính trị

STT Tiêu chí, căn cứ tính điểm Điểm

hoàn thành Điểm cộng Điểm trừ

I

Nhiệm vụ chính trị (theo bảng đăng ký thực hiện nhiệm vụ công tác năm)

1 Những chỉ tiêu định lượng

- Hoàn thành vượt kế hoạch 50 02 điểm/01%

vượt kế hoạch - Hoàn thành từ 98% đến

dưới 100% kế hoạch 10% số điểm

- Hoàn thành từ 95% đến

dưới 98% kế hoạch 20% số điểm

- Hoàn thành từ 70% đến

dưới 95% kế hoạch 40% số điểm

- Hoàn thành từ 50% đến

dưới 70% kế hoạch 80% số điểm

- Hoàn thành dưới 50% kế

hoạch

Không chấm điểm

2 Những chỉ tiêu định tính

- Hồn thành trước thời hạn 5 điểm

- Hồn thành: trong năm

nhưng khơng đúng thời hạn 50% số điểm

- Khơng hồn thành trong

năm

Không chấm điểm

Bảng 3.9. Tiêu chí xác định hệ số hồn thành nhiệm vụ đối với việc chấp hành kỷ luật lao động và nội quy cơ quan

STT Tiêu chí, căn cứ tính điểm Điểm

hồn thành Điểm cộng Điểm trừ Chấp hành kỷ luật lao

động và nội quy cơ quan 50

Cấp trưởng, cấp phó có hành vi vi phạm các quy định của đảng, nhà nước, bị cơ quan có thẩm quyền yên cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm. 15 điểm/01 trường hợp Cấp trưởng, cấp phó bị kỷ luật ở mức cảnh cáo. 20 điểm/01 trường hợp Cấp trưởng, cấp phó bị cách chức, bãi nhiệm. Khơng chấm điểm Cấp trưởng, cấp phó có nhân viên thuộc quyền quản lý bị xử lý kỷ luật 20 điểm/01 trường hợp/ cán bộ và nhân viên

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Ghi chú:

 Điểm hoàn thành nhiệm vụ là tổng điểm thực hiện nhiệm vụ chính trị và chấp hành kỷ luật lao động và nội quy của cơ quan.

 Những nhiệm vụ chưa hoàn thành do nguyên nhân khách quan thì trừ 50% số điểm trừ của nhiệm vụ đó.

Bảng 3.10. Xếp loại mức độ hồn thành nhiệm vụ Nhiệm vụ chính Nhiệm vụ chính trị Chấp hành kỷ luật lao động và nội quy của cơ quan

Hệ số Giải thích

100 điểm 100 điểm A = 1,2

hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chấp hành tốt kỷ luật lao động và nội quy của cơ quan

80 - < 100 điểm 100 điểm B = 1,0

hoàn thành nhiệm vụ, chấp hành tốt kỷ luật lao động và nội quy của cơ quan.

50 - < 80 điểm 100 điểm C = 0,7

hoàn thành nhiệm vụ chưa tốt, chấp hành tốt kỷ luật lao động và nội quy của cơ quan.

<50 điểm Vi phạm kỷ

luật D = 0

khơng hồn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật lao động hoặc vi phạm nội quy của cơ quan.

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

+ Lợi ích của giải pháp

Bảng tiêu chí để xác định hệ số hoàn thành nhiệm vụ là cơ sở để xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của toàn thể nhân viên của Liên đoàn, là căn cứ để phân phối thu nhập một cách minh bạch, khách quan, nâng cao cảm nhận của nhân viên về sự công bằng trong phân phối thu nhập tại Liên đoàn.

+ Giám sát thực hiện giải pháp: Cán bộ bộ phận nhân sự chủ trì và giám

sát thực hiện giải pháp, báo cáo kết quả thực hiện cho Ban lãnh đạo Liên đồn.

+ Tính khả thi của giải pháp: theo kết quả thảo luận nhóm với các cán bộ

quản lý, giải pháp được đánh giá là có tính khả thi vì dễ dàng triển khai thực hiện và khơng phát sinh chi phí. Giải pháp được thực hiện thành công không chỉ là cơ sở để phân phối thu nhập một cách khách quan, cơng bằng mà cịn căn cứ để nhân viên

phấn đấu, rèn luyện, nâng cao tinh thần kỷ luật lao động của nhân viên và cơng nhân trong tồn Liên đồn.

Giải pháp: Xây dựng bảng tiêu chuẩn để làm cơ sở đề xuất tăng hệ số lương nội bộ

+ Nội dung giải pháp

Việc xây dựng và công khai các tiêu chuẩn được tăng hệ số lương nội bộ áp dụng trong tồn Liên đồn khơng chỉ giúp hoàn thiện hệ thống quản lý lương của đơn vị mà còn giúp nâng cao cảm nhận của nhân viên về tính cơng bằng trong tổ chức. Tác giả đề xuất quy trình xây dựng bảng tiêu chuẩn để làm cơ sở đề xuất tăng hệ số lương nội bộ như sau:

Bước 1: Bộ phận nhân sự của Liên đoàn xin chủ trương của Ban lãnh đạo Liên đoàn về việc xây dựng bộ các tiêu chuẩn được tăng hệ số lương nội bộ để áp dụng trong Liên đoàn. Việc tăng hệ số lương, dẫn đến tăng thu nhập tăng thêm của cán bộ viên chức tại đơn vị, sẽ ảnh hưởng đến quỹ lương của Liên đồn, do đó, cần được sự đồng ý về chủ trương của Ban lãnh đạo Liên đoàn.

Bước 2: Bộ phận nhân sự của Liên đồn chủ trì, bố trí các chuyên viên chuyên trách về lương, thưởng của đơn vị để xây dựng bộ các tiêu chuẩn được tăng hệ số lương nội bộ.

Tác giả đề xuất một số tiêu chuẩn được tăng hệ số lương nội bộ được trình bày tại Bảng 3.11.

Bước 3: Trình Ban lãnh đạo Liên đồn thơng qua và ban hành thành văn bản.

+ Nguồn lực để triển khai giải pháp

Nhân sự: cán bộ bộ phận nhân sự Ngân sách thực hiện: không phát sinh

Sự hỗ trợ từ Liên đoàn: phê duyệt chủ trương và thơng qua bảng tiêu chí

+ Thời gian thực hiện: 20 ngày, xây dựng bảng tiêu chuẩn: 10 ngày; trình lãnh đạo thơng qua và ban hành thành văn bản: 10 ngày.

+ Lợi ích của giải pháp: Bảng tiêu chuẩn để xét tăng hệ số lương nội bộ là

thu nhập công bằng cho những nhân viên có đóng góp tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Bảng 3.11. Một số tiêu chuẩn được tăng hệ số lương nội bộ

STT Đối tượng/ tiêu chuẩn Mức tăng

I Nâng lương thường xuyên 1 Cán bộ kỹ thuật

Cán bộ kỹ thuật đạt mức hệ số hoàn thành nhiệm vụ hệ số A, 7 tháng/năm

0,1 hệ số lương nội bộ Chủ nhiệm dự án có dự án 3 năm liên tiếp được

hội đồng nghiệm thu cấp quản lý của Trung tâm xếp loại hoàn thành xuất sắc kế hoạch năm

0,2 hệ số lương nội bộ

Chuyên viên có đề xuất mở mới nhiệm vụ chuyên môn, đề án, dự án được phê duyệt

+ 1 dự án/ năm 0,1 hệ số lương nội bộ

+ 2 dự án/ năm 0,2 hệ số lương nội bộ

+ > 3 dự án/ năm 0,5 hệ số lương nội bộ

Cán bộ kỹ thuật có sáng kiến, cải tiến rút ngắn thời gian thi cơng cơng trình trên 1/3 thời gian theo hợp đồng

0,2 hệ số lương nội bộ

+ Về kỹ thuật 0,3 hệ số lương nội bộ

+ Về biện pháp thi công 0,1 hệ số lương nội bộ

2 Cán bộ nghiệp vụ

đạt mức hệ số hoàn thành nhiệm vụ hệ số A, 7 tháng/năm

0,1 hệ số lương nội bộ Cán bộ nghiệp vụ có sáng kiến, cải tiến rút ngắn

thời gian thực hiện công việc trên 1/3 thời gian theo định mức sản xuất

0,15 hệ số lương nội bộ

+ Giám sát thực hiện giải pháp: Cán bộ bộ phận nhân sự chủ trì và giám

sát thực hiện giải pháp, báo cáo kết quả thực hiện cho Ban lãnh đạo Liên đồn.

+ Tính khả thi của giải pháp

Việc tăng hệ số lương sẽ ảnh hưởng đến quỹ lương của Liên đồn. Do đó, sẽ có khó khăn trong việc trình bày lợi ích của giải pháp với Ban lãnh đạo Liên đồn. Vì vướng mắc về ngân sách thực hiện, nên giải pháp chỉ được đánh giá ở mức tương đối khả thi (5/10 cán bộ quản lý của Liên đoàn đánh giá là khả thi). Ngồi ra, sự cơng bằng tổ chức phụ thuộc vào nhận thức của nhân viên. Nên theo các cán bộ quản lý, về lâu dài, việc công khai các tiêu chuẩn tăng lương vẫn cần được thực hiện để nâng cao cảm nhận về sự cơng bằng trong phân phối thu nhập tại Liên đồn.

Giải pháp: Thông báo công khai khối lượng công việc của mỗi nhân viên + Nội dung giải pháp

Lãnh đạo các phòng, trung tâm, đơn vị cần thực hiện thông báo công khai khối lượng cơng việc của mỗi nhân viên tại các phịng, trung tâm, đơn vị bằng bảng thơng báo đặt tại mỗi phịng. Qua đó, mỗi nhân viên đều biết được khối lượng công việc mà mỗi thành viên khác đang thực hiện và cấp quản lý cũng nắm được tổng quát về khối lượng công việc mà mỗi thành viên đang phụ trách để đưa ra các quyết định phân phối công việc phù hợp. Mẫu thông báo khối lượng công việc được đề xuất như Bảng 3.12.

Mức độ phức tạp của công việc được chia thành 3 cấp độ (1,2; 1,0; 0,8) nhân với thời gian thực hiện trong tháng sẽ được khối lượng công việc mà mỗi nhân viên sẽ phụ trách trong tháng.

Mức độ cơng việc phức tạp, địi hỏi kỹ năng cao được xếp hệ số 1,2. Mức độ cơng việc trung bình, xếp hệ số 1,0.

Mức độ công việc không phức tạp, không cần nhiều kỹ năng xếp hệ số 0,8. Trước khi bắt đầu một dự án mới, hoặc có dạng cơng việc mới, cấp quản lý trực tiếp sẽ tổ chức họp nhân viên để thông báo cụ thể về kế hoạch thực hiện, các kỹ năng cần thiết để thực hiện. Qua đó thảo luận với các nhân viên, chọn ra những nhân viên phù hợp nhất để phân công công việc hợp lý.

Bảng 3.12. Thông báo khối lượng cơng việc Phịng Kỹ thuật Phịng Kỹ thuật

Họ và tên người phụ trách Công việc/ Dự án Mức độ phức tạp Thời gian thực hiện trong tháng Tổng khối lượng công việc Nguyễn Văn A X 1,2 100% 120% Trần Văn B 130% Y 1,0 50% 50% Z 0,8 100% 80% Nguyễn Thị C Y 1,0 50% 50%

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

+ Nguồn lực để triển khai giải pháp: cán bộ quản lý trực tiếp.

+ Lợi ích của giải pháp: việc thông báo rõ ràng, cụ thể khối lượng công việc cho nhân viên vừa giúp nâng cao cảm nhận về sự công bằng trong phân công công việc giữa các nhân viên, vừa giúp nâng cao cảm nhận về sự công bằng trong phân phối thu nhập. Khi nhân viên cảm nhận được đối xử công bằng, sẽ nỗ lực làm việc nhiều hơn và tăng sự gắn kết của họ.

+ Giám sát thực hiện giải pháp

Để đảm bảo giải pháp thực hiện thành cơng cần có sự giám sát thực hiện giải pháp của cấp quản lý trực tiếp, sự cố vấn và điều chỉnh khối lượng công việc kịp thời. Sau mỗi giai đoạn dự án hoặc mỗi tháng, cần tổ chức họp nhóm dự án, họp phịng để có sự tổng kết kết quả công việc đã thực hiện được của mỗi nhân viên và phân công công việc lại nếu cần thiết. Ngồi ra, cũng cần có sự điều chuyển vị trí cơng việc giữa các thành viên trong nhóm để mỗi nhân viên có thể học hỏi kiến thức, kỹ năng mới, tăng sự gắn kết với cơng việc và tổ chức.

+ Tính khả thi của giải pháp: Giải pháp được Ban lãnh đạo đánh giá là hoàn toàn khả thi vì Ban lãnh đạo ln khuyến khích cán bộ quản lý trự tiếp thường xuyên trao đổi, ghi nhận ý kiến của nhân viên trong q trình phân cơng cơng việc, đảm bảo phân công hợp lý, đúng người, đúng việc.

3.2.3. Giải pháp về yếu tố khen thưởng và ghi nhận

Chính sách khen thưởng là một trong những chính sách quan trọng trong mọi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền nam đến năm 2020 (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)