Thông báo khối lượng công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền nam đến năm 2020 (Trang 89 - 91)

Phòng Kỹ thuật

Họ và tên người phụ trách Công việc/ Dự án Mức độ phức tạp Thời gian thực hiện trong tháng Tổng khối lượng công việc Nguyễn Văn A X 1,2 100% 120% Trần Văn B 130% Y 1,0 50% 50% Z 0,8 100% 80% Nguyễn Thị C Y 1,0 50% 50%

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

+ Nguồn lực để triển khai giải pháp: cán bộ quản lý trực tiếp.

+ Lợi ích của giải pháp: việc thông báo rõ ràng, cụ thể khối lượng công việc cho nhân viên vừa giúp nâng cao cảm nhận về sự công bằng trong phân công công việc giữa các nhân viên, vừa giúp nâng cao cảm nhận về sự công bằng trong phân phối thu nhập. Khi nhân viên cảm nhận được đối xử công bằng, sẽ nỗ lực làm việc nhiều hơn và tăng sự gắn kết của họ.

+ Giám sát thực hiện giải pháp

Để đảm bảo giải pháp thực hiện thành cơng cần có sự giám sát thực hiện giải pháp của cấp quản lý trực tiếp, sự cố vấn và điều chỉnh khối lượng công việc kịp thời. Sau mỗi giai đoạn dự án hoặc mỗi tháng, cần tổ chức họp nhóm dự án, họp phịng để có sự tổng kết kết quả công việc đã thực hiện được của mỗi nhân viên và phân công công việc lại nếu cần thiết. Ngồi ra, cũng cần có sự điều chuyển vị trí cơng việc giữa các thành viên trong nhóm để mỗi nhân viên có thể học hỏi kiến thức, kỹ năng mới, tăng sự gắn kết với công việc và tổ chức.

+ Tính khả thi của giải pháp: Giải pháp được Ban lãnh đạo đánh giá là hoàn tồn khả thi vì Ban lãnh đạo ln khuyến khích cán bộ quản lý trự tiếp thường xuyên trao đổi, ghi nhận ý kiến của nhân viên trong q trình phân cơng cơng việc, đảm bảo phân công hợp lý, đúng người, đúng việc.

3.2.3. Giải pháp về yếu tố khen thưởng và ghi nhận

Chính sách khen thưởng là một trong những chính sách quan trọng trong mọi tổ chức. Chính sách khen thưởng hợp lý sẽ giúp nâng cao sự gắn kết của nhân viên, qua đó thúc đẩy nhân viên nâng cao kết quả công việc.

Giải pháp: Xây dựng bộ tiêu chí định lượng, cụ thể cho từng đối tượng để làm cơ sở xét duyệt khen thưởng

+ Nội dung giải pháp

Xây dựng bộ tiêu chí để xét khen thưởng có thể đo lường về mặt định lượng, là cơ sở để thực hiện việc khen thưởng vật chất một cách minh bạch và khách quan nhất. Việc xây dựng bộ tiêu chí này do bộ phận nhân sự của Liên đồn chủ trì, có lấy ý kiến của các cá nhân, tập thể và trình Ban lãnh đạo Liên đồn thơng qua trước khi ban hành. Do Liên đoàn là đơn vị sự nghiệp nên việc thi đua, khen thưởng vẫn phải tuân thủ đúng các quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013; Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013; Thông tư số 38/2011/TT-BTNMT ngày 20/10/2011 của Bộ Tài nguyên Môi trường Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành tài nguyên và mơi trường. Việc xây dựng bộ tiêu chí xét duyệt khen thưởng của Liên đồn sẽ cụ thể hóa các quy định tại các văn bản này và bổ sung thêm các tiêu chí đặc thù cho phù hợp với tình hình thực tế tại Liên đồn. Để các tiêu chí đánh giá có tính minh bạch, cần gắn các tiêu chí với mức điểm tối đa, để dễ dàng lựa chọn nhân viên được khen thưởng dựa trên điểm số từ cao đến thấp. Ngoài ra, việc đánh giá mỗi cá nhân sẽ qua 3 cấp độ là cá nhân tự đánh giá, phòng đánh giá và Ban thi đua, khen thưởng của Liên đoàn đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền nam đến năm 2020 (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)