1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động Marketing –Mix
1.3.2 Môi trường vi mô
Các nhà cung cấp: Là một trong những yếu tố tạo nên lợi thế kinh doanh lớn của doanh nghiệp. Các nhà cung cấp nguyên phụ liệu và các sản phẩm liên quan tạo nên sự hợp tác. Mối quan hệ gắn bó sẽ được bảo đẩm về nguồn hàng chất lượng ổn định, việc cung cấp liên tục khơng bị gián đoạn và có giá cả hợp lí.
Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh là yếu tố tác động trực tiếp khả năng cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp. Các đối thủ cạnh tranh, kể cả các đối thủ tiềm ẩn luôn tìm mọi cách, đề ra mọi chiến lược đối phó và cạnh tranh với nhau làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm sút. Tuy nhiên, cạnh tranh trên thị trường là tất yếu khách quan và là động lực để phát triển. Để phát triển được chiến lược và kế hoạch marketing hiệu quả, doanh nghiệp phải nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh như một căn cứ trực tiếp. Doanh nghiệp cần xác định rõ mình phải cạnh tranh với
những đối thủ nào? Từ đó, nhận dạng chính xác và nắm bắt được chiến lược, mục tiêu phát triển, nguồn lực của đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Phân tích đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp học hỏi được những kinh nghiệm của họ để vận dụng. Đồng thời so sánh điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp với đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp xác định những cơ hội, thách thức và xác định lợi thế cạnh tranh khác biệt dài hạn dùng cho chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Khách hàng: Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiêp, đây cũng chính là tài sản q nhất mà doanh nghiệp phải ln gìn giữ.
“Khách hàng là người tiêu dùng: các cá nhân, hộ gia đinh có nhu cầu mua hàng hóa phục vụ cho mục đích tiêu dùng.
“Khách hàng là các nhà bán buôn, bán lẻ: các tổ chức, cá nhân mua hàng hóa cho mục đích bán lại để kiếm lời.
Các trung gian marketing: Trung gian marketing là các tổ chức kinh doanh độc lập tham gia hỗ trợ cho doanh nghiệp trong các khâu khác nhau trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp và các trung gian này rất quan trọng. Do vậy doanh nghiệp phải biết lựa chọn các trung gian phù hợp và xây dựng mối quan hệ lâu dài với các trung gian. Các trung gian marketing bao gồm:
- Các đại lý bán buôn, bán l , đại lý độc quyền, …
- Các công ty vận chuyển: vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi cần thiết.
- Các tổ chức dịch vụ marketing: công ty nghiên cứu marketing, công ty quảng cáo, các đài, báo chí, truyền hình, họ giúp cơng ty định hướng và cung - cấp chính xác nhu cầu thị trường.
- Các tổ chức tài chính - tín dụng như Ngân hàng, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, cơng ty kiểm tốn, … hỗ trợ cơng ty đầu tư vào các thương vụ và bảo hiểm rủi ro hàng hóa,…