Từ cuộc sống lênh đênh gắn chặt với điều kiện tự nhiên mà người dân làng chài đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm về thời tiết, lịch con nước, đối tượng đánh bắt, cách khai thác và mùa vụ của chúng.
Đánh bắt hải sản phụ thuộc vào lịch con nước: Do sự vận động của trái đất quay quanh mặt trời và mặt trăng, mực nước ở bờ biển trong một ngày lên cao và xuống thấp khác nhau. Nước lên, nước xuống mặc nhiên chi phối đời sống của ngư dân, và họ đã đúc kết lên một loại lịch con nước. Một chu kỳ biến động của mực nước, từ lúc nước biển rút xuống mức tối đa cho tới lúc nước biển lên cao tới mức tối đa là 15 ngày và được gọi là một con nước. Hết chu kỳ ấy, một chu kỳ khác được lặp lại, nhưng thời gian nước lên xuống trái ngược so với chu kỳ tiếp sát trước. Như vậy, mỗi tháng có hai con nước, cá biệt có tháng có 3 con nước. Cũng như tuần trăng, thời gian nước lên hay xuống của con nước, nửa sau một tháng trái ngược với thời gian nước lên hay thời gian nước xuống của con nước nửa đầu tháng. Nhưng không trái ngược ngay, mà chuyển đổi từ từ. Sự chuyển đổi mực nước biển trong từng tháng tuân thủ quy luật trên cho nên thời gian nước lên, nước xuống không trùng nhau, từ tháng này qua tháng kia. Hàng năm âm lịch lịch con nước hồn tồn giống nhau và có 6 cặp tháng, mỗi cặp gồm hai tháng có con nước giống hệt nhau. Sau đây là 6 cặp tháng tại vùng Vịnh Hạ Long:
Bảng 2.1: Lịch con nước
Tháng (Âm lịch) Số con nước Ngày âm lịch (Ngày sinh nước)
1 ; 7 2 5 ; 19 2 ; 8 3 3 ; 17 ; 29 3 ; 9 2 13 ; 27 4 ; 10 2 11 ; 25 5 ; 11 2 9 ; 23 6 ; 12 2 7 ; 21
Lịch con nước là một tri thức dân gian quan trọng, qua lịch con nước, người ta biết được những quy luật của biển trên một khung thời gian nhất định và người ta biết trước hoặc tính được ngày “nước sinh” ngày “nước đứng” ngày “nước rịng”… Ngư dân ln theo dõi con nước để đánh bắt hải sản một cách hiệu quả . Cứ như vậy qua thời gian họ đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hiểu biết về nghề biển. Cơ sở tích luỹ con nước là dựa vào tuần trăng, ngày nước sinh là các mốc chuẩn được tính.
Theo quan niệm của ngư dân, ngày nước sinh rất quan trọng, họ cho rằng đây là ngày thiên nhiên có nhiều biến đổi. Vì vậy, trong những ngày này việc đánh bắt rất khó khăn, năng suất khơng cao. Bên cạnh lịch con nước, ngư dân cịn có căn cứ vào thời tiết để dự báo. Người ta quan sát bầu trời, mặt nước, gió và con sóng, dịng chảy thậm chí cả trên đất liền trong những ngày này và từ đó quyết định phương thức và kỹ thuật đánh bắt thuỷ sản.
Ngư dân căn cứ vào dịng chảy để tính độ lưới trơi khi bng lưới hay dựa vào gió để quyết định gối bao nhiêu lớp sóng để đến đúng nơi đã định xa hàng chục ki-lơ-mét... Khi đang đánh cá nếu có cua nổi ở tầng nước mặt thì sắp có mưa… Đây là những kinh nghiệm quý báu của ngư dân đã được đúc kết từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó quyết định đến sự tồn sinh của họ.
Đánh bắt thủy sản của ngư dân phụ thuộc vào mùa vụ. Cá cũng như các lồi thủy sản khác, ln ln có sự thay đổi chỗ ở, sự di cư của chúng chủ yếu là chúng đi tìm các địa điểm thích hợp cho sự sinh trưởng đồng thời kiếm ăn và sinh sản. Nhằm đánh bắt từng loại hải sản nhất định qua các mùa vụ khác nhau, ngư dân ở đây có sự hiểu biết phong phú về sự di chuyển của từng loại cá, mùa nào, thời tiết thế nào thì sẽ xuất hiện số lượng loài nhiều nhất. Mùa vụ cá và đặc điểm di chuyển phân bố được ngư dân nắm vững để có kế hoạch đánh bắt tốt nhất:
Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là mùa mực Từ tháng 5 đến tháng 10 năm sau là mùa cá mòi
Từ tháng 4 đến tháng 7; 8 là mùa cá chim; cá nhâm Tháng 2; 3; 4 là mùa cá ngừ đi theo đôi
Tháng 3; 4; 5 là mùa cá nổi theo đàn Tháng 6; 7; 8 là mùa khơng có cá đàn
Từ tháng 2 đến tháng 7; 8 là mùa cá để tháng 8; 9 phải ra khơi xa đánh bắt các loại cá lớn như song; ngừ mó; tơm hùm.
Đánh bắt thủy sản của ngư dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dân gian. Trải qua nhiều đời sinh sống trên vịnh, ngư dân đã đúc kết được các kinh nghiệm đánh bắt hải sản như: cá mực khi nước kém thì ăn nổi; nước thường thì ăn chìm; mực thường đánh về chiều và đêm; tơm he cá tráp ăn chìm, cá chim, cá nục ăn nổi, cá mó cá song chuyên bám vào các cồn, cá nhụ từ tháng 10 đến tháng 1 mới có. Vào mùa rét cá đi sát đáy; trời đang mưa mà hửng nắng cá vào sát các cồn nơi nước cạn. Khi đi đánh bắt một người nhiều kinh nghiệm được cử trèo lên đỉnh cột buồm quan sát nếu phát hiện một đám nước mầu đen, ngẩng nhìn lên trời khơng có đám mây nào thì đó ắt là đàn cá. Người ta sẽ không vội vàng đánh bắt ngay mà từ từ quan sát để xác định loại cá, quy luật di chuyển của đàn cá đi từ đâu đến đâu, hướng gió, và dịng chảy để xác định dùng loại lưới nào rồi nhẹ nhàng vịng thuyền chặn đường đi của đàn cá để bng lưới.
Bên cạnh cá là đối tượng đánh bắt chính, ở vùng biển Hạ Long cịn có nhiều loại hải sản đặc trưng khác có năng suất và giá trị cao như ngán, sá sùng, tu hài… Mỗi lồi có những đặc tính và mơi trường sinh sống khác nhau. Vì vậy để khai thác có hiệu quả ngư dân đã sử dụng những công cụ đánh bắt riêng: mai để đào sá sùng theo những vết bò của chúng trên cát. Còn với ngán chỉ sống cố định ở các bãi sú nhiều bùn thì khi nước triều rút cạn ngư dân dùng xỉa, xỉa nhẹ xuống bùn, nếu chạm con ngán thì khoanh trịn chỗ bùn đó và dùng tay móc lên. Để khai thác con hà, một loài hải sản bổ dưỡng sống ở ven chân các đảo đá, ngư dân dùng một chiếc búa nhỏ để tách nó ra khỏi vách
đá. Tất cả những phương thức đánh bắt này đều rất đơn giản, phụ nữ và người già cũng có thể làm được.
Đánh bắt thủy sản của ngư dân cũng phụ thuộc vào các ngư cụ. Ngồi thuyền là phương tiện khơng thể thiếu trong đánh bắt, thì ngư cụ đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong khai thác thủy sản, nghề đánh lưới đã có từ lâu đời. Có nhiều loại lưới đánh bắt các loại cá, mỗi loại lưới được sử dụng riêng cho từng loài hải sản và đặc thù địa hình trên biển. Thơng thường dân chài dùng 7, 8 loại lưới, lưới nhỏ dùng để đánh cá đục, cá dưng, cá ót, lưới đơi (lưới thân đơi có 2 màn) đánh cá măng, ngừ, cháp... Một số loại lưới tiêu biểu điển hình mà bà con thường dùng đó là lưới đối, lưới nhụ, lưới bổ, lưới tôm, lưới mực...
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy bà con vùng biển Hạ Long nói chung chủ yếu đánh các loại lưới trong lộng, gần bờ như lưới nhụ, lưới giam cồn, lưới chã, lưới mực, vó đèn... Trong đó hình thức đánh lưới Giam cồn là hình thức đánh bắt khá đặc trưng của vùng biển Hạ Long. Lợi dụng đặc điểm địa hình Hạ Long nhiều cồn rạn, đảo đá ngư dân đã sáng tạo ra loại lưới chuyên đánh quây xung quanh chân cồn, đảo đá.
Bên cạnh ngư cụ lưới thì một loại phương tiện mà ngư dân dùng phổ biến ở đây là câu, câu có 3 hình thức là câu tay, câu chằng và câu quay. Mỗi loại câu là một ngư cụ khác nhau về cấu tạo, cách sử dụng và mục đích câu. Tuỳ vào vị trí địa hình, đối tượng khai thác, thời gian…mà họ đã vận dụng linh hoạt những kinh nghiệm sơng nước để sử dụng hình thức câu phù hợp. Đơn giản có câu tay với kỹ thuật làm thủ cơng bằng thép, cước và tre. Quy trình câu tay khá đơn giản, người ta có thể dùng thuyền, mủng đi câu, dây câu được làm bằng cước ni lông, dùng một ống tre để cuốn dây câu, một đầu dây buộc vào ống tre, một đầu buộc chì lưỡi câu. Người ta thả mồi tơm xuống nước, khi cá cắn mồi, giật nhanh dây câu lên, cá sẽ mắc vào lưỡi câu. Câu tay có thể câu được nhiều loại cá, tùy thuộc vào đặc điểm từng loại cá về sinh sản, bắt mồi, di chuyển, môi trường sống, bà con ngư dân làng chài có phương pháp kỹ
thuật câu cho hiệu quả. Câu tay là nghề rất phổ biến của ngư dân vùng vịnh Hạ Long, một trong nhiều hình thức khai thác biển truyền thống của ngư dân thuỷ cư từ xa xưa đến nay, ngư dân có thể làm nghề quanh năm khi thời tiết cho phép, nhưng thời vụ cao điểm nhất là mùa xn và mùa hè. Nghề này có tính chất gia đình, nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế khơng cao nhưng dễ làm, phù hợp với người già và trẻ em. Làm một bộ câu tay đơn giản, gọn nhẹ, tiện dụng, ai cũng có thể làm được nên hiện nay câu tay vẫn được người dân làng chài sử dụng để đánh bắt thủy sản phổ biến.
Sự cảm nhận thời tiết nhậy bén, nắm bắt sự phân bố từng loại cá là ưu điểm của dân chài thuỷ cư. Điều đó cũng xuất phát từ nhu cầu thực tế sản xuất của họ. Việc đánh bắt hải sản từ trước đến nay của ngư dân hoàn toàn tiến hành theo phương pháp thủ cơng, dựa vào sức người là chính. Mọi cơng việc từ trong khai thác hầu như khơng có một loại cơng cụ, máy móc cơ giới nào, chỉ duy nhất có thuyền là các hộ hầu như đã gắn động cơ. Họ khơng thể tiến ra khơi xa vì khơng đủ phương tiện như thuyền lớn, kỹ thuật đánh bắt hiện đại. Do truyền thống đánh bắt mà nguồn tài nguyên gần bờ đã dần cạn kiệt cả về chất lượng và số lượng. Hiệu quả đánh bắt ít đi đã dẫn đến cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn, mọi chi phí sinh hoạt gia đình chỉ trơng vào sản lượng đánh bắt trong ngày.
Khác với người nông dân trong sản xuất nông nghiệp mang nặng tính tự cấp tự túc, ở ngư dân gần như toàn bộ hải sản đánh bắt thu được đều trở thành hàng hố, khơng chỉ để tiêu dùng trong gia đình. Lương thực thực phẩm, những nhu yếu phẩm khác cũng như tư liệu sản xuất và công cụ đánh bắt đều phải mua sắm do tiền thu được từ các sản phẩm đánh bắt ni trồng mà có. Ngư dân khơng có lương thực, thực phẩm dự trữ dài ngày như người nông dân. Chính vì vậy, người dân làng chài thường rơi vào tình trạng “giầu đầu hơm, khó sớm mai”. Cũng do thiếu dự trữ các điều kiện vật chất sinh sống nên đời sống của họ thường bấp bênh, nhất là những gia đình thiếu sức lao động
và nghèo túng. Vào những mùa vụ đánh bắt kém, sản lượng thấp, ngư dân thường rơi vào cảnh thiếu đói.
Đánh bắt thủy sản là nghề truyền thống và là nguồn sống chủ yếu của ngư dân làng chài thuỷ cư trên Vịnh Hạ Long. Phải thừa nhận rằng, người dân làng chài sống trên biển bạc, sống dựa vào biển nhưng cho đến nay vẫn là những con người nghèo khó, vất vả bậc nhất. Mặc dù biển Hạ Long chứa đựng một nguồn tài nguyên thiên nhiên hải sản vô cùng phong phú, nhưng thực tế việc khai thác biển vận còn giới hạn. Về xu hướng lịch sử, người Việt ln hướng về phía biển, mở ra hướng biển, nhưng thực chất, từ tổ tiên chúng ta cho đến nay vẫn chỉ dừng lại ở ven bờ... với trình độ, bản chất, văn hóa (chinh phục) và bản lĩnh mạo hiểm hầu như không thay đổi.