Trong những năm gần đây, đời sống của người dân làng chài đã có những bước phát triển mới, ngư dân làng chài có cơ hội làm quen, tiếp xúc với kiến thức khoa học hiện đại. Bên cạnh nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là chủ
đạo, ngư dân ở đây còn làm nhiều nghề phụ khác như làm dịch vụ thuỷ sản, buôn bán lương thực, thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, dịch vụ sửa chữa tàu thuyền, cung cấp nhiên liệu…Đặc biệt là các thơn gần bờ có nhu cầu đi lại rất lớn nên dịch vụ chở đò cũng tương đối phát triển, chở đị đưa đón những người từ chợ xuống các thuyền để mua cá, tôm đem bán hay chở những người từ thuyền lên bờ. Có gia đình chỉ chun làm nghề chở đị, cũng có gia đình có 1 đến 2 chiếc mủng khi đi đánh bắt thì nó là phương tiện, khi về bến thì nó lại trở thành chiếc đò để tăng thêm thu nhập.
Nhiều ngư dân đứng ra làm dịch vụ thuỷ sản, họ mua gom cá từ các thuyền để bán lại cho những người từ trên bờ xuống. Họ trở thành người trung gian giữa những người dân làng chài với những người buôn bán thủy sản trên bờ, đáp ứng nhu cầu rất lớn về kinh doanh thủy, hải sản của người dân thành phố Hạ Long và khách du lịch trong và ngồi nước. Ngược lại, có những làng chài cách bờ khá xa, nếu đi thuyền máy thì cũng phải mất 2 đến 3 tiếng nên họ không thể thường xuyên vào đất liền để mua lương thực, thực phẩm. Để đáp ứng nhu cầu của bà con ngư dân, nhiều hộ đã làm dịch vụ kinh doanh lương thực, thực phẩm, xăng dầu... đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho ngư dân.
Trong những năm gần đây, người dân làng chài còn tham gia làm việc cho các doanh nghiệp kinh doanh một số hoạt động trên biển như dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, hiện có hơn 40 lao động đang làm việc cho Cơng ty liên doanh Ngọc trai Việt - Nhật. Nhiều tuor du lịch đã khảo sát và đánh giá làng chài trên vịnh Hạ Long là một trong những ngồn tài nguyên không thể thiếu trong các tuor du lịch sinh thái trên vịnh. Công ty cổ phần Du thuyền Đông Dương đã lựa chọn làng chài Vung Viêng và làng chài Cống Đầm làm các dịch vụ tham quan làng chài bằng thuyền nan, cho khách du lịch đánh cá và biểu diễn hò biển cùng ngư dân. Các dịch vụ trên đã tạo được việc làm cho gần hàng trăm ngư dân làng chài, xây dựng thức bảo vệ môi trường, khôi
phục những điệu hát hò biển, trang phục truyền thống và phát triển kinh tế cho bà con ngư dân. Đây thực sự là một nghề mới, mang lại thu nhập cho bà con ngư dân, tác động tới ý thức, trách nhiệm của bà con ngư dân với việc bảo vệ môi trường, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa trong cộng đồng.
Có thể nói, một số nghề mới đem lại thu nhập cho người dân làng chài như nghề nuôi cá lồng với các loại hải sản có giá trị kinh tế cao; dịch vụ mua bán hải sản; dịch vụ chèo đò; dịch vụ bán đồ lưu niệm làm từ vỏ ốc, sò… và đồ trang sức làm từ ngọc trai trên các ghe, thuyền; dịch vụ cho khách cùng ăn, cùng làm, cùng ở theo hình thức Homstay... Nhờ có các nghề mới này, đời sống của người dân làng chài được nâng lên rõ dệt. Các hoạt động kinh tế đã đem lại thu nhập, góp phần nâng cao đời sống cho người dân làng chài. Theo khảo sát thực tế, thu nhập bình quân theo hộ dân làng chài phụ thuộc vào mỗi khu vực trên vịnh Hạ Long, nhìn chung các điểm dân cư có các tuyến du lịch thường xuyên đi qua thường có thu nhập cao hơn những điểm khơng có tuyến du lịch thường xuyên đi qua. Thu nhập bình quân của các hộ dân thuộc các điểm Ba Hang, Hoa Cương, Bồ Nâu, Cửa Vạn đạt trung bình 3 triệu đồng/hộ/tháng vào năm 2010. Các hộ dân thuộc các điểm Cống Tàu, Vung Viêng, Cặp La, Cống Đầm, Vạn Gió, Cống Đơng thu nhập trung bình năm 2010 đạt khoảng 2,3 triệu đồng/hộ/tháng. Theo các cán bộ của UBND phường Hùng Thắng phụ trách khu vực làng chài: đến nay, có 80% số hộ có cuộc sống ổn định. Đời sống văn hóa tinh thần có những bước cải thiện hơn nhiều so với trước đây.