Đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của người dân làng chà

Một phần của tài liệu Văn hóa làng chài THủY cư trên vịnh hạ long tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 106 - 107)

truyền thống của người dân làng chài

Đẩy mạnh công tác điều tra, sưu tầm, nghiên cứu di sản văn hoá phi vật thể. Mặt khác giảm dần vai trò can thiệp trực tiếp của các nhà quản lý vào lễ hội dân gian, làm thay cơng tác bảo tồn cho chính cộng đồng ngư dân.

Trong giai đoạn hiện nay, các di sản văn hoá là nguồn dữ liệu khơng thơi chưa đủ, vì thế, chúng ta cần phải có những nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát huy chúng trong đời sống đương đại, đưa các di sản văn hoá từ là tiềm năng trở thành nguồn lực chính cho sự phát triển kinh tế. Muốn làm được như vậy chúng ta cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu đánh giá được giá trị, tìm ra đặc trưng di sản, vận dụng những quan điểm về quản lý di sản và đưa ra một số chính sách về quy hoạch tổng thể văn hố làng chài nhằm mục đích để người dân tự bảo tồn và phát huy di sản của họ. Muốn thực hiện được điều đó cần phải xác định:

Làng chài là nơi bảo tồn, giới thiệu các giá trị văn hóa, khơng chỉ là văn hóa truyền thống mà cả văn hóa đương đại, khơng chỉ là văn hóa điển hình mà cả văn hóa đời thường.

Làng chài là nơi tuyên truyền, quảng bá, giáo dục cộng đồng ngư dân và du khách giữ gìn cảnh quan mơi trường, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của ngư dân làng chài.

Làng chài là nơi giao lưu văn hóa giữa các ngư dân làng chài Cửa Vạn với các làng chài khác trong khu vực, với cộng đồng dân cư và với du khách.

Làng chài là nơi thu hút học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu đến tham quan, học tập, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm.

Làng chài là nơi trưng bày, trình diễn các loại hình văn hóa bản địa cho du khách. Làng chài là nơi tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập nâng cao đời sống kinh tế, xã hội cho ngư dân vạn chài.

Đây, là một hướng nghiên cứu rất mới của ngành văn hóa được áp dụng. Đó là, giới thiệu văn hóa đương đại. Văn hóa đương đại, nói theo PGS. TS Nguyễn Văn Huy - nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, một trong những nhà nghiên cứu tâm huyết trong ngành thì đó là “những câu chuyện rất đời thường”. Những câu chuyện này đã được nghiên cứu, ghi chép, được hỗ trợ bởi các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và giới thiệu một cách rất cụ thể, thông qua các thủ pháp trưng bày sống động. Cái đương đại là cái mà đã có từ truyền thống, nhưng nó lại hiện diện ở trong cái hiện đại. Những gì mà hơm nay chúng ta ghi chép, nghiên cứu thì có thể 5, 10, hoặc 100... năm sau là những tài liệu lịch sử, những ghi chép dân tộc học hết sức q giá. Tất nhiên, khơng phải tất cả cái đương đại nào cũng đều nghiên cứu mà có sự chọn lọc nhất định.

Một phần của tài liệu Văn hóa làng chài THủY cư trên vịnh hạ long tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 106 - 107)