VĂN HỌC DÂN GIAN

Một phần của tài liệu Văn hóa làng chài THủY cư trên vịnh hạ long tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 60 - 61)

Với đặc trưng cơ bản con thuyền vừa là nhà ở, vừa là phương tiện đi lại, vừa là phương tiện làm ăn kiếm sống của ngư dân làng chài thuỷ cư, “Ngôi nhà” của họ, thường lênh đênh nay đây mai đó ra khơi vào lộng tùy từng hình thức đánh bắt, theo con nước, mùa vụ. Lúc buồn vui giận dỗi, khi giao lưu sớm tối, kết bạn, lấy vợ gả chồng và cả khi tổ chức lễ tết, hội hè… chính là nguồn gốc ra đời của những làn điệu, câu hát giao duyên, thường gọi là: hò biển, hát đúm, hát chèo đường, hát đám cưới….

Hát Giao duyên là lối hát đối đáp giữa nam và nữ, nó gắn liền với sinh hoạt của cả cộng đồng, là chiếc cầu nối tình cảm giữa các chàng trai cơ gái… Lối hát này có ở nhiều cộng đồng người, nhiều vùng miền của đất nước. Các dân tộc ít người thì có hát Sli; hát Lượn của nhóm Tày, Nùng; hát Soóng-cọ của người Sán Chỉ; hát Sộng-cơ của người Sán Dìu; hát Sán-cố của người Hoa; hát Pạy-y của người Dao… Xuôi xuống vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng thì ta gặp hát Quan họ ở Bắc Ninh, hát Ví, hát Ghẹo ở ở đất Tổ Vĩnh Phú. Vào miền Trung có hát Ví Dặm đến phía Nam có hị Đi cấy, hị Giã gạo…

Hiện tại chưa có tài liệu nào khẳng định thời điểm ra đời của sinh hoạt hát giao duyên, chỉ biết rằng hát giao duyên có từ rất lâu đời. Một số nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian cho rằng hát giao duyên ra đời sau hát xoan (lối hát nghi lễ, hát thờ - hình thức sinh hoạt văn hố âm nhạc dân gian rất cổ của người Việt).

Hát giao duyên của cư dân làng chài thuỷ cư nói chung gần gũi với cách hát của người Việt ở vùng châu thổ sông Hồng, song trong bối cảnh địa văn biển đảo Quảng Ninh mà cũng có những nét khác biệt đặc trưng ở các làng chài khác khơng có.

Hát Giao dun cịn được gọi là hát ghẹo, hát đúm và người dân chài ở Hạ Long gọi bằng một cái tên dân dã: “hát giai gái”. Đó là lối hát được thực hiện giữa hai nhóm nam và nữ. Hát giao duyên thường được diễn ra vào những lúc nghỉ ngơi, buông neo đợi nước, hay những đêm trăng sáng đồng bào không đi đánh cá được. Lúc đó các thuyền neo đậu lại với nhau thành từng nhóm, các cụ ơng ngồi vui với nhau bên ấm trà câu chuyện, các cụ bà chong đèn vá lưới cịn các nhóm trai gái bắt đầu cất tiếng hát tìm bạn.

Một phần của tài liệu Văn hóa làng chài THủY cư trên vịnh hạ long tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 60 - 61)