Định hướng của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Văn hóa làng chài THủY cư trên vịnh hạ long tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 100 - 104)

Đảng và Nhà nước ta khẳng định văn hóa là nhân tố quan trọng , liên quan trực tiếp đến sự phát triển, là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển. Thực tế cho chúng ta thấy, nhiều năm qua, nhất là từ khi bước vào giai đoạn đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển văn hóa.

Đảng ta xác định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là

động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội”, mọi hoạt động

kinh tế phải đặt con người ở vị trí trung tâm của sự phát triển, vừa phải chú ý đến hiệu quả kinh tế, vừa phải chú ý đến hiệu quả văn hố, xã hội. Vì vậy, Đảng ta nhấn mạnh tới vai trị của việc “Xây dựng nền văn hố tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc” là rất đúng đắn. Văn hóa muốn phát triển địi hỏi phải

tiếp nhận những tinh hoa của dân tộc và nhân loại. Văn hố bao gồm tồn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần mà con người sáng tạo ra nhằm mục tiêu phục vụ con người. Bản sắc dân tộc của văn hoá là các giá trị đặc trưng tiêu biểu phản ánh diện mạo, cốt cách, phẩm chất và bản lĩnh của mỗi nền văn hoá, là dấu hiệu cơ bản để phân biệt nền văn hoá dân tộc này với văn hoá dân tộc khác. Bản sắc dân tộc của văn hoá được thể hiện tập trung trong truyền thống văn hoá dân tộc.

Đó là lịng u nước nồng nàn, ý chí tự lự, tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc. Lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… [27, tr.112].

Bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam là cơ sở để liên kết xã hội và liên

kết các thế hệ tạo nên sức mạnh tinh thần dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc vừa được coi là bộ "căn cước" vừa được coi là "bộ gien" di truyền của văn hoá dân tộc. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá làng chài thủy cư là yêu cầu khách quan, là mục tiêu của việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam.

Làm cho văn hoá thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hồn thiện giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hố của lồi người, tăng sức đề kháng chống văn hố đồi truỵ, độc hại. Nâng cao tính văn hố trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân [27, tr.112].

Đặc biệt là thế hệ trẻ biết kế thừa và phát triển trên cơ sở chọn lọc những tinh hoa truyền thống dân tộc và văn hóa nhân loại. Bởi lẽ, kế thừa là một quy luật hoạt động của văn hoá xuất phát từ quy luật biện chứng của triết học.

Xây dựng, bảo vệ nền văn hoá tiên tiến, đậm đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề cần được khảo sát kỹ, tính kỹ, phải xuất phát từ thực tiễn, từ yêu cầu cuộc sống của quảng đại quần chúng để trân trọng ghi nhận, chọn lọc, tận dụng, để gìn giữ kế thừa và phát triển những yếu tố phù hợp và loại thải dần những yếu tố khơng cịn phù hợp với thực tại cuộc sống. Để cho các giá trị văn hóa làng chài thủy cư được kế thừa, phát triển những nhân tố tích cực mang giá trị nhân văn truyền thống của gia đình, dịng họ, làng xã... góp phần tích cực vào cơng cuộc đổi mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực làng chài, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cần đưa vào chương trình

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và có chế độ bắt buộc trong việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ kể từ những bài hát, điệu hò, trang phục, ẩm thực, phong tục tập quán … để họ tự tôn, luôn nhớ những giá trị truyền thống của quê hương mình. Đánh thức q khứ để khơi dậy ý chí, lịng tự trọng, tự hào dân tộc, tình u quê hương, đất nước phục vụ vào việc xây dựng tương lai.

Vấn đề bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá đã được đưa vào nội dung của khái niệm phát triển xã hội. Theo chúng tôi, điều này bao gồm hai ý nghĩa: Thứ nhất, bản sắc văn hoá được hiểu như là một động lực của sự phát triển, đó là nhân tố nội lực của sự phát triển. Thứ hai, bản sắc được coi như là mục đích của sự phát triển. Theo Tuyên bố thiên niên kỷ của Liên hợp quốc năm 2000, một xã hội phát triển cần phải được thể hiện trên ba phương diện, đó là :

- Tăng trưởng kinh tế bền vững

- Chất lượng sống của con người được đảm bảo và nâng cao - Bản sắc văn hoá dân tộc được bảo tồn, làm giàu và phát huy

Như vậy, cần phải phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo tồn bản sắc văn hóa của người dân làng chài, tạo điều kiện cho họ làm giàu trên chính những giá trị văn hóa truyền thống của họ. Mặt khác, cần quan tâm, nâng cao chất lượng sống của người dân làng chài vì con người là một nhân tố quan trọng trong quan niệm xã hội phát triển, nó thể hiện trên các phương diện, như chăm sóc y tế, sức khoẻ của cơng dân, giáo dục, trình độ dân trí, an sinh xã hội, nhân quyền, sự tiện lợi trong các dịch vụ đời sống, bình đẳng giới...

Giữa văn hóa và giáo dục có sự gắn kết mật thiết với nhau. Văn hóa và giáo dục như hình với bóng, có hình là có bóng và ngược lại. Cái này sinh ra cái kia, hỗ trợ và bổ sung cho nhau tạo nên sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người. Văn hóa có nghĩa là “văn trị và giáo hóa”. Mọi người hành động

để xây dựng một đời sống tốt đẹp trên cơ sở sự giáo hóa của cộng đồng, hướng đến chân, thiện, mỹ. Chúng ta cũng biết rằng xã hội nào thì văn hóa đó và thường thì trong xã hội có giai cấp, văn hóa được chỉ đạo bởi giai cấp thống trị. Bởi vậy, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành cần quan tâm đến công tác giáo dục cho bà con làng chài, coi đây là việc làm cần thiết để nâng cao đời sống, kinh tế cho bà con, đó chính là mục tiêu đào tạo của từng bậc học, cấp học, … thể hiện ngay trong chương trình, nội dung dạy học cho phù hợp với điều kiện của bà con làng chài, đáp ứng được Mục tiêu giáo dục của Đảng ta đã đề ra là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, trí tuệ, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

Kết hợp du lịch với văn hoá tạo thành du lịch văn hoá theo đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng ta là:

- Phát triển một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

- Bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Việt Nam - Kế thừa tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại.

Gần đây, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có chủ trương cho phép Ban Quản lý Vịnh Hạ Long nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển du lịch Hạ Long cộng đồng tại làng chài Cửa Vạn - làng chài lớn nhất trên Vịnh Hạ Long. Mục đích của dự án là nhằm khơi phục, gìn giữ những giá trị văn hố nhân văn truyền thống; giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể đặc trưng tiêu biểu của cộng đồng ngư dân bản địa trong khu vực di sản đối với khách tham quan du lịch, góp phần bảo tồn, khai thác bền vững các giá trị di sản Vịnh Hạ Long; tạo sản phẩm du lịch mới hấp dẫn; hỗ trợ thêm sinh kế ổn định cho ngư dân địa phương. Để mơ hình du lịch Hạ Long có thể phát triển, trên tinh thần tham gia tự nguyện của cộng đồng ngư dân vạn chài, Ban Quản lý

Một phần của tài liệu Văn hóa làng chài THủY cư trên vịnh hạ long tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 100 - 104)