Đẩy mạnh phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhằm xây dựng lối ứng xử văn hóa trong cộng đồng ngư dân

Một phần của tài liệu Văn hóa làng chài THủY cư trên vịnh hạ long tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 107 - 110)

văn hóa” nhằm xây dựng lối ứng xử văn hóa trong cộng đồng ngư dân làng chài

Phong trào Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa của tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua đã đạt một số kết quả nhất định, đó là: số gia đình văn hố đạt chuẩn văn hóa, những làng, khu phố văn hố được công nhận ngày càng nhiều... Các tiêu chuẩn công nhận quy định tại Quyết định số 3303 /2009/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh Về việc ban hành Quy chế công nhận và khen thưởng danh hiệu “Gia đình văn hố”, “Làng văn hố”, “Khu phố văn hố” tỉnh Quảng Ninh có thể vận dụng phù hợp vào làng chài. Vì vậy trong chương trình xây dựng kế hoạch khai thác, bảo tồn và phát triển tổng thể các làng chài trên vịnh Hạ Long cũng có thể áp dụng mơ hình này.

Phát động một chương trình xây dựng lối ứng xử văn hoá trong cộng đồng cư dân khu vực làng chài, xây dựng làng chài thực hiện tốt cơng tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, cơng tác vệ sinh mơi trường, khơng có tệ nạn xã hội, giảm hộ nghèo... Đối tượng tham gia chương trình gồm tất cả những tổ chức, cá nhân, cộng đồng cư dân đang cư trú sinh sống trong khu vực Hạ Long.

Thời gian chương trình được đưa ra từng tháng, từng quý, từng năm có tổng kết, khen thưởng, xử phạt nghiêm minh.

Chương trình có thể khuyến khích, động viên với cư dân đang sinh sống ở các làng chài. Bởi đây là lực lượng có hành vi tiếp xúc với mơi trường thiên nhiên vịnh Hạ Long 24/24 giờ trong ngày. Khi họ nhận thức và hiểu rõ được mục đích ý nghĩa của chương trình, cũng như nguồn lợi và những tác hại của mình gây ra, thì họ chính là một nhân tố tích cực trong việc xây dựng một lối ứng xử có văn hố với mơi trường thiên nhiên một cách hiệu quả nhất.

Bên cạnh việc thi đua, xây dựng lối ứng xử văn hố cần có một chính sách riêng, xây dựng các thiết chế văn hóa phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội với cư dân làng chài. Đây là những làng, chủ yếu sống trong làng là anh em, dịng họ của một gia đình cư trú từ lâu - ít nhất cũng có từ 4 - 5 đời mà hiện nay họ cịn nhớ được. Vì thế việc giáo dục, tuyên truyền cũng như xây dựng một lối sống có văn hố là một việc làm có thể thực hiện được. Thông qua trưởng thôn là người chịu trách nhiệm, đôn đốc, nhắc nhở và quán xuyến những công việc trong làng. Những biện pháp có thể thực hiện như sau:

- Xây dựng thùng rác ở mỗi thuyền từng gia đình

- Thành lập tổ thu gom rác ở mỗi làng chài sau mỗi ngày - Qui định khu vệ sinh của làng, khu chơn cất người chết - Vận động mỗi gia đình chỉ nên có 1 đến hai con

- Thường xuyên tổ chức sinh hoạt, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước, những văn bản pháp qui về kinh tế xã hội có liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của cư dân. Từng bước nâng cao nhận thức hiểu biết và trình độ dân trí cho người dân.

UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND thành phố Hạ Long xác định cư dân sống trên Vịnh là một trong những chủ nhân quan trọng của Di sản, đã thường xuyên tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng. Xây dựng Hương ước mới gắn liền với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Trong q trình tham gia bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể, việc kế thừa năng lực tự quản, tinh thần dân chủ, sự đoàn kết cộng đồng truyền thống là hết sức có ý nghĩa. Hương ước có một vai trị rất quan trọng trong đời sống văn hoá của cư dân làng chài, vì vậy, khi hoạch định những chính sách chiến lược để bảo tồn và phát huy di sản, chúng ta nên tập trung xây dựng chính sách nhằm phát huy cao độ vai trò quy ước, hương ước. Hương ước sẽ phát huy vai trò tự quản của cộng đồng, vai trị của người có uy tín trong cộng đồng, vai trị gia đình, dịng họ trong việc bảo tồn, phát huy văn hố truyền thống.

Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn có thể coi là một thiết chế văn hóa tương đối hồn chỉnh, là nơi bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của người dân làng chài, phục vụ chính đời sống của ngư dân. Vì vậy, vai trị, trách nhiệm, quyền lợi của ngư dân làng chài đối với Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn, là rất quan trọng.

Về vai trò: Với vai trò là chủ nhân của di sản thế giới Vịnh Hạ Long nói

chung, Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn nói riêng; Ngư dân làng chài là những chủ thể, người sáng tạo ra các giá trị văn hóa bản địa, có quyền lợi và nghĩa vụ rất quan trọng đối với văn hóa làng chài.

Về trách nhiệm: Ngư dân làng chài sẽ là những người trực tiếp quản lý,

phục vụ tại Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn, có trách nhiệm bảo tồn, tham gia trình diễn những giá trị văn hóa làng chài, tham gia quản lý những hoạt động tại Trung tâm.

Về quyền lợi: Ngư dân làng chài được quyền giao lưu, trao đổi kinh

nghiệm trong cuộc sống với nhau; được thưởng thức, tham gia các hoạt động du lịch dịch vụ tại Trung tâm, tăng nguồn thu nhập cải thiện đời sống. Họ có

quyền được hưởng những lợi nhuận mà dự án Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn đem lại.

Hiện nay, làng chài Cửa Vạn cũng như các làng chài đang cư trú sinh sống trên Vịnh Hạ Long trực thuộc UBND phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long. Ngoài việc chịu sự quản lý nhà nước của UBND phường Hùng Thắng theo luật định hiện hành của Nhà nước Việt Nam, các làng chài cịn có các qui ước riêng của các tổ chức đoàn thể nhằm đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của một công dân như trên đất liền. Bên cạnh bà con ngư dân cịn trực tiếp tham gia vào cơng tác quản lý, bảo tồn phát huy bền vững di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long với danh nghĩa là một chủ nhân thực thụ của Di sản.

Một phần của tài liệu Văn hóa làng chài THủY cư trên vịnh hạ long tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 107 - 110)