sóc sức khỏe, nâng cao trình độ dân trí cho bà con làng chài.
Cũng giống như làm nông nghiệp, việc đánh bắt thủy hải sản của ngư dân mang tính thời vụ rất cao, nên nhu cầu về lao động rất lớn. Khai thác hải sản trên biển còn thường xuyên phải đối mặt với những rủi ro về con người trước biến động bất thường của thiên nhiên, nhất là trong mùa giông bão. Bởi thế, một trong những đặc điểm nổi bật nhất của ngư dân là khát vọng có nhiều con, để có nhân lực đánh bắt. Đẻ nhiều cịn để “dự phịng” những rủi ro trong q trình đi biển. Đặc biệt, khát vọng có con trai của ngư dân có lẽ lớn hơn tất cả các cộng đồng cư dân khác (nơng nghiệp, thủ cơng nghiệp và bn bán), khơng chỉ vì quan niệm có con để nối dõi tơng đường - vốn là quan niệm chung của người Việt, mà cịn vì có con trai mới đi đi biển được, thậm chí phải nhiều con trai mới hợp sức đánh bắt ngoài biển xa, cả những khi sóng to gió lớn cũng như khi gặp ngư trường thuận lợi và quan trọng hơn hết là phải có con trai mới có nơi nương tựa về già. Chính vì vậy cần phải có chính sách về dân số, y tế, giáo dục cho bà con ngư dân. Xây dựng tổ y tế, hướng dẫn bà con thực hiện kế hoạch hố gia đình, sơ cứu và những tai nạn rủi ro xảy ra đột xuất. Xây dựng lớp học xoá mù chữ, tổ chức các lớp bổ túc văn hóa để các em có điều kiện học ở trình độ cao hơn.
KẾT LUẬN
1. Cộng đồng cư dân các làng chài thủy cư đã, đang và sẽ là bộ phận không thể thiếu trong việc tạo ra sức sống, sức hấp dẫn của di sản Hạ Long. Kho tàng văn hóa của cộng đồng cư dân thủy cư với những kinh nghiệm, bí quyết nghề nghiệp trong lao động sản xuất, đời sống văn hóa, tâm linh, kho tàng văn nghệ dân gian, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, văn hóa cư trú, văn hóa ẩm thực... thực sự là một vốn quý cần được sự quan tâm bảo tồn và phát triển.
2. Kinh tế - xã hội phát triển đang làm thay đổi quan niệm và cách thức tư duy của người dân làng chài thủy cư trên vịnh Hạ Long. Lao động đánh bắt hiện đại cùng nhiều cách thức sản xuất mới, nhất là nuôi trồng thủy hải sản và du lịch đang giúp cho bà con ổn định cuộc sống, xố đói giảm nghèo, chuyển cư trú từ con thuyền chật hẹp sang những ngôi nhà bè khang trang, chuyển nếp sống nay đây mai đó sang việc định cư ổn định trên các làng chài. Các loại hình kinh tế mới khơng chỉ phát huy tác dụng trong việc nâng cao thu nhập mà cịn tạo ra các giá trị văn hóa mới trong đời sống người dân làng chài trong tập quán cư trú, y tế, giáo dục, thơng tin truyền thơng.... Đó là những giá trị cơ bản làm nên diện mạo đa dạng và sức hấp dẫn của văn hóa làng chài thủy cư đối với các nhà nghiên cứu văn hóa, với sự phát triển các loại hình du lịch, phục vụ cho sự phát triển bền vững.
3. Phong trào ”toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua đã phần nào tác động đến đời sống văn hóa của người dân làng chài. Tuy nhiên trình độ nhận thức, nếp sống, nếp nghĩ và cách sinh hoạt đã ăn sâu vào tiềm thức của ngư dân nên việc thay đổi không thể một sớm, một chiều. Để cải thiện được vấn đề này, cần phải phát động một chương trình xây dựng lối ứng xử văn hố trong cộng đồng cư dân khu vực làng chài, xây dựng làng chài thực hiện tốt cơng tác dân số, kế hoạch hóa
gia đình, cơng tác vệ sinh mơi trường, khơng có tệ nạn xã hội, giảm hộ nghèo... Bên cạnh việc thi đua, xây dựng lối ứng xử văn hố cần có một chính sách riêng, xây dựng các thiết chế văn hóa phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội với cư dân làng chài.
4. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương trong tỉnh Quảng Ninh cũng đã có những động thái tích cực hỗ trợ cho cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng chài. Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam, các tổ chức quốc tế, các ban, ngành trong tỉnh ... đã ủng hộ, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính, xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, đáp ứng điều kiện, tình hình thực tế đặt ra. Nhiều văn bản quan trọng trên các lĩnh vực: văn hóa, mơi trường, dân cư, nhà bè, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch được ban hành, làm cơ sở cho công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong cuộc sống đương đại, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh cũng như góp phần nâng cao đời sống cho chính những người dân đang sống trong làng chài.
Tuy nhiên, Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long đến năm 2020, trong đó có bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng chài đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tiến độ triển khai thực hiện Quy hoạch còn chậm. Nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương về công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng chài chưa đầy đủ. Cơng tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ di sản tuy được triển khai và đẩy mạnh song chưa thực sự sâu rộng, sự chuyển biến về nhận thức của người dân làng chài còn hạn chế.
Trước những thay đổi của cuộc sống đương đại, văn hóa truyền thống của làng chài đang phải đối mặt với nhiều thách thức, có nguy cơ bị mai một và nhiều yếu tố văn hóa vật thể, phi vật thể của làng chài đang dần mất đi
hoặc thay đổi. Nhiều phong tục tập qn, văn hóa dân gian cũng khơng cịn được duy trì. Vì vậy, muốn bảo tồn di sản văn hố làng chài thủy cư trên vịnh Hạ Long phải trên cơ sở kế thừa, giữ lại duy trì lại và truyền lại những yếu tố hợp lý, tích cực làm cơ sở, điều kiện cho sự ra đời và phát triển của cái mới, cái tiến bộ. Kết hợp phát triển du lịch với phát triển văn hố, thơng qua du lịch như tham quan, cùng ăn, cùng ở với người dân làng chài để giới thiệu
“những câu chuyện rất đời thường” tới cộng đồng thì mới có thể phát huy
được hết tiềm năng của di sản này.
5. Nghiên cứu văn hóa làng chài thuỷ cư trên vịnh Hạ Long khơng chỉ làm rõ quá trình tụ cư, các đặc điểm kinh tế - xã hội, các giá trị văn hóa truyền thống của các cộng đồng cư dân mà mục đích chính là định hướng, tạo cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa làng chài. Giúp cho người dân làng chài phần nào hiểu rằng cuộc sống của họ, các phong tục, tập quán, văn hóa của họ từ xa xưa tới nay và “ngôi nhà” của họ đã trở thành một giá trị không thể thiếu của di sản thế giới vịnh Hạ Long, qua đó họ có ý thức hơn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của mình.
Nhiều kiến cho rằng, cần phải chuyển cư dân làng chài lên bờ, vì khơng thể để một làng chài “nhếch nhác” tồn tại trong lòng một di sản thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên cho đến nay, sự tồn tại của các làng chài giữa vịnh Hạ Long dù muốn hay không vẫn là một thực tế, để làng chài tồn tại như là một nét điểm xuyết cho bức tranh đẹp của vịnh Hạ Long đến nay là một hiện thực. Để đáp ứng được các u cầu cho sự phát triển bền vững thì đó phải là một làng chài mà cư dân có cuộc sống vật chất ổn định, trình độ học vấn, dân trí phải được nâng lên để ngư dân có thể làm chủ phương tiện, kỹ thuật đánh bắt, hoặc nắm bắt được các kỹ thuật ni trồng thủy sản và có những nhận thức, hành động đúng trong việc chấp hành pháp luật, bảo vệ mơi trường. Nét điểm xuyết đó cịn phải tính đến việc giữ gìn và phát huy được những đức tính truyền thống tốt đẹp của cư dân làng chài là tính căn cơ, chịu khó, sự đồn kết đùm bọc theo cộng đồng dòng họ.
Hiện nay, việc khai thác những tiềm năng kinh tế của ngư dân làng chài nhất thiết phải đi đơi với việc gìn giữ, bảo tồn và tái tạo, đảm bảo sự phát triển bền vững. Đó cũng chính là việc phải xây dựng nét ứng xử văn hoá của bà con với môi trường sống và cộng đồng.
Chúng ta nhận thức rằng, ứng xử văn hoá trong bảo tồn những giá trị văn hóa làng chài nói riêng và DSTG vịnh Hạ Long nói chung khơng thể chỉ giành cho một cá nhân, một cơ quan đơn vị tổ chức nào mà phải được cả cộng đồng nhận thức với sự sáng tạo. Trước hết là sự nhận thức của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý từ Trung ương xuống địa phương, đặc biệt là bà con ngư dân làng chài. Phải có sự phối kết hợp các cấp, các ngành các cơ quan đơn vị, mọi người kể cả với những du khách từ khắp nơi trên thế giới khi tới đây. Làm thay đổi cách ứng xử có văn hóa của bà con đối với những giá trị văn hóa của chính nơi mình sinh sống. Điều này cũng minh chứng rằng, người dân địa phương chính là những người quyết định sự tồn tại và phát triển của di sản văn hoá phi vật thể. Nhưng trước hết, muốn bảo tồn và phát huy di sản văn hóa làng chài, cần thiết phải có những quy hoạch mang tính chất tổng thể, tạo ra những điều kiện về y tế, văn hóa, giáo dục, định hướng phát triển kinh tế cho ngư dân làng chài.
Văn hóa làng chài thủy cư trên vịnh Hạ Long là một vấn đề địi hỏi sự nghiên cứu cơng phu, kiên trì, nghiêm túc. Kết quả của luận văn là sự kế thừa số lượng ít ỏi các tài liệu có trước và những tìm hiểu, đánh giá ban đầu của tác giả. Chắc chắn sẽ cịn nhiều thiếu sót, xin được bổ sung trong các nghiên cứu tiếp theo và hy vọng luận văn sẽ là một trong những tài liệu có ích cho việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa các làng chài thủy cư trên vịnh Hạ Long cũng như mang lại những thơng tin bổ ích cho những ai quan tâm đến vấn đề này.